VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 15/12/2024
Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Tran Quang Phat, 38 tuổi, Quận 8, TP.HCM

Cháu nhà em là bé trai, 6 tuổi, cao 1,04 m, nặng 19 kg. Vậy có suy dinh dưỡng không? Bé lười ăn và không chịu uống sữa. Có thể bổ sung canxi, chất bổ cho bé được không? Liều lượng và thời gian bổ sung bao lâu thì dừng và cho uống trở lại được. Em nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé nhà sáu tuổi mà chiều cao 1,04 m là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Ở độ tuổi của bé cần 400-500 ml sữa mỗi ngày, nếu bé lười uống sữa có thể thay thế bằng các sản phẩm khác từ sữa như phô mai, sữa chua... bé sẽ dễ chấp nhận hơn.

Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, bé còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Bên cạnh đó, chế độ vận động phù hợp khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, ít nhất năm ngày mỗi tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đáng giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Bé cũng cần được xây dựng thực đơn và chế độ tập luyện hợp lý để hỗ trợ tăng chiều cao và cân nặng tối đa.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Ngô Thị Thanh Thảo, 35 tuổi, Đường số 2, KDC Ven Sông, Quận 7

Em có bé gái sinh ngày 4/9/2019, cân nặng lúc mới sinh 1,4 kg, dài 45 cm, cháu sinh vào tuần thai 35,5. Hiện cháu gần được ba uổi, nặng 14 kg và dài 93 cm. Bác sĩ cho em hỏi hai tháng nay cháu không tăng cân, mỗi bữa ăn cháu ăn lưng chén cơm, một chén canh, và thịt, cá..., bé ăn rất ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Trước tiên xin chúc mừng bạn vì con bạn đang phát triển chiều cao và cân nặng trong giới hạn bình thường, tuy nhiên bé có hơi thấp hơn so với các bé cùng tuổi cùng giới. Đối với tình trạng của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Mẹ nên đưa bé đến khám sớm để cải thiện thể trạng cho bé.

Cảm ơn bạn.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Nguyễn Bích Ngà, 37 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội

Bác sĩ cho em hỏi về dinh dưỡng người truyền hoá chất ung thư vú ạ.

BSCK I Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Người mắc bệnh ung thư cần duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất trong chế độ ăn hàng ngày.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: nạp đủ calo mỗi ngày.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm đạm, đường, béo.

Đối với những bệnh nhân hóa trị, khẩu vị của họ có thể không tốt hoặc thường xuyên cảm thấy chán ăn, vì vậy tư vấn dinh dưỡng là một bước cần thiết trong quá trình chăm sóc cho người bệnh. Tư vấn dinh dưỡng có thể giúp những người bị ung thư bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như protein, vitamin và khoáng chất, từ đó giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh hơn.

- Chia nhỏ các bữa ăn để bệnh nhân dễ hấp thụ dưỡng chất. Những người đang điều trị ung thư cũng nên chịu khó vận động cơ thể, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ quá nhiều sẽ giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả cao.

- Bổ sung loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin và khoáng chất mà cơ thể chưa nhận đủ.

- Bổ sung các chất lỏng và đồ ăn nhẹ với nhiều chất dinh dưỡng. Chọn thực phẩm phù hợp với cơ thể.

Ngoài ra, quá trình điều trị ung thư thường gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, lở miệng và thay đổi vị giác. Những tác dụng phụ này có thể gây khó khăn khi ăn hoặc uống. Thực hiện theo các mẹo sau để giúp cải thiện khẩu vị ăn cũng như bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:

- Súc miệng trước khi ăn. Bổ sung các loại chất lỏng thông qua thực phẩm và đồ uống như súp, dưa hấu, uống trà, sữa. Nếu miệng của bạn bị đau, cần chọn thực phẩm không axit và không cay cho đến khi vết thương lành.

- Ăn 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn để cung cấp đầy đủ lượng calo cần thiết trong ngày.

- Ăn đa dạng các loại thực phẩm phù hợp với cơ thể.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng - vận động cho người bệnh ung thư, hãy đến với Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome. Các chuyên gia Nutrihome sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng - chế độ vận động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây. Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hung Nguyen, 38 tuổi, Hà Nội

Con tôi lên lớp 2 nhưng cháu cao 1,3 m, nặng 17 kg. Khi sinh cháu có bị tắc ruột bẩm sinh và đã được phẫu thuật ngay. Hiện tại, cháu ăn tốt nhưng cơ thể vẫn còi hơn so với các bạn cùng lớp. Xin các bác sĩ tư vấn làm thế nào để cải thiện được tình trạng trên, muốn xét nghiệm về ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Đối với tình trạng của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Chế độ vận động phù hợp khoảng 30 - 60 phút trong ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Mẹ nên đưa bé đến khám càng sớm càng tốt.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
xuanyen102, 30 tuổi, Nhà Bè, TPHCM

Con em năm nay 6 tuổi, chiều cao 134 cm, nặng 34 kg, thường xuyên đổ mồ hôi trộm rất nhiều, bé không ăn rau và cá xin nhờ các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng như thế nào bé đỡ đổ mồ hôi trộm và cân lưu ý những gì?

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Ra mồ hôi trộm là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như bệnh tim bẩm sinh, cường giao cảm, thiếu vitamin D... Muốn biết chính xác, bác sĩ cần thăm khám các dấu hiệu đi kèm rồi mới chẩn đoán được.

Cá là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có hàm lượng đạm có giá trị sinh học cao, giàu các chất béo không bão hòa; rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng như cung cấp chất xơ. Đây là những nguyên liệu quan trọng trong việc hình thành, tăng trưởng và phát triển cơ thể. Việc chỉ ăn một vài loại thực phẩm sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu hụt vi chất, về lâu dài không tốt cho sự tăng trưởng của trẻ.

Nutrihome có đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao cũng như các máy móc hiện đại hỗ trợ khám và phát hiện các vấn đề của bé. Vì vậy, bạn nên đưa con đi khám sớm để được tư vấn và thăm khám đầy đủ và toàn diện.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Ngọc Diệu, 38 tuổi, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Con của em 10 tháng, nặng 8 kg, khi uống sữa xong vận động nhẹ thôi cũng ọc ra ngoài hết. Cho em xin ý kiến ạ.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Ở trẻ dượi 18 tháng tuổi, cơ thắt tâm vị hoạt động chưa tốt nên nếu bé bú quá no thì phần sữa trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa, dễ trào ngược lên miệng gây ọc ói. Do đó, mẹ nên giới hạn lượng sữa không quá 160 ml một cữ bú, lưu ý cho con bú đúng cách để bé không nuốt nhiều hơi. Sau mỗi cữ bú của con, mẹ có thể ôm con ở tư thế đầu cổ thân người thẳng đứng, để con ợ hơi khoảng 30 phút trước khi đặt nằm. Không rung lắc, đu đưa bé vì sẽ gây ọc nhiều hơn.

Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome là địa chỉ tin cậy của các bà mẹ quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con. Tại đây, bé sẽ được khám bởi các bác sĩ dinh dưỡng để tầm soát các nguyên nhân của tình trạng hay ọc ói. Bé cũng được xây dựng chế độ ăn, các bài tập vận động phù hợp nhất cho sự phát triển tối ưu về thể chất và trí não. Do đó, mẹ nên đưa bé đến Nutrihome sớm để chấm dứt tình trạng ọc ói của trẻ.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Trần Thanh Hằng, 30 tuổi, Nguyễn Chánh Sắt

Tôi muốn tư vấn về thực đơn dinh dưỡng cho người béo phì.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Để điều chỉnh cân nặng ở người béo phì là quá trình đòi hỏi sự hợp tác của cả bác sĩ và bệnh nhân. Đây là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Để có thể giảm cân, năng lượng ăn vào phải bé hơn năng lượng tiêu hao. Năng lượng tiêu hao bao gồm năng lượng chuyển hóa cơ bản (các hoạt động tiêu hóa thức ăn, hít thở, tuần hoàn máu, sự sống của các tế bao...), năng lượng cho các hoạt động hàng ngày (làm việc, học tập, vận động, chơi thể thao...), ngoài ra còn năng lượng cho bệnh lý (sốt, bỏng...).

Các giá trị này bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các chỉ số cân nặng chiều cao, tỷ lệ cơ, mỡ... tình trạng bệnh lý, mức độ hoạt động. Với năng lượng ăn vào, bác sĩ cần xem xét khẩu phần ăn uống thông thường của bạn. Tổng hợp các dữ kiện trên mới ra được con số năng lượng phù hợp cho bạn.

Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng sức khỏe hiện tại để có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể. Nếu cần, bạn phải xét nghiệm các thông số của máu để đánh giá tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn và khả năng thích nghi với chế độ giảm cân.

Thông thường, bạn cần phải tuân thủ chế độ ăn cân đối các thành phần đạm đường béo theo đúng tỷ lệ dành cho người thừa cân - béo phì. Ăn đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước. Sau khi đã hiểu được chế độ ăn, bạn phải được thiết kế một chương trình vận động phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của bạn, đi kèm với chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý. Tất cả các yếu tố trên từ phía bác sĩ kết hợp với sự tuân thủ điều trị và sự quyết tâm từ người béo phì mới cho ra kết quả tốt được.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Ngọc Châu, 45 tuổi, Thiên Phước, Tân Bình, TP.HCM

Tôi là phụ nữ, 45 tuổi. Bệnh gan nhiễm mỡ, đường hơi cao, rối loạn nhịp tim, thường hay choáng váng. Xét nghiệm máu nói tôi thiếu Kali do chế độ ăn. Thường rất hay muốn ói, và choáng váng, không bị dạ dày. Xin hỏi tôi phải ăn uống hàng ngày như thế nào để bổ sung Kali. Xin cám ơn

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Các thức phẩm chứa nhiều kali bao gồm:

- Trái cây tươi: cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi...

- Trái cây sấy khô: mận khô, nho khô và chà là...

- Nước ép trái cây: cam, cà chua, dưa hấu, mận, nước dừa, quả mơ và bưởi...

- Rau: Rau lá xanh, măng tây, rau chân vịt và bông cải xanh luộc...

- Củ quả: Dưa leo tươi và khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngô chế biến...

- Các sản phẩm từ sữa

- Cá và hải sản

- Các loại đậu

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng - vận động cho người bệnh gan nhiễm mỡ có thể đến với Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome. Các chuyên gia Nutrihome sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng - chế độ vận động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Cảm ơn bạn.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Duong Ngo, 29 tuổi, Hà Nội

Em nam giới, 29 tuổi, cao 1,69 m, nặng 65 kg. Em hay bị nhiệt miệng lưỡi, mỗi lần bị kéo dài một tuần. Hồi đâu thì các các vết nhiệt nhìn bình thường, nhưng về sau này một số vết loét nhìn rất xấu, như kiểu hoại tử. Em không ăn nóng nhiều nên lo sợ vấn đề ung thư lưỡi. Mong các bác ...

BS CK I Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Nhiệt miệng rất thường gặp và dân gian thường gọi là do nóng trong người. Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone hoặc do áp lực.

Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh. Tùy theo nguyên nhân nghi ngờ mà bác sĩ sẽ có hướng xử trí thích hợp. Quan trọng và dễ điều trị nhất là các nguyên nhân dinh dưỡng. Ung thư cũng có thể là một nguyên nhân. Đặc trưng của các vết loét do ung thư là thường rất khó lành, có khi kéo dài nhiều tháng. Nếu lo ngại, bạn có thể đi khám chuyên khoa ung bướu để đánh giá vết loét và có hướng xử trí phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Hiếu Phạm, 30 tuổi, Hải Phòng

Tôi có nên uống vitamin tổng hợp thường xuyên trong thời gian dài để hỗ trợ và bù đắp lượng vitamin thiếu hụt không? Do lối sống bận rộn và ít có điều kiện ăn các loại trái cây đa dạng, tôi băn khoăn về vấn đề này. Cảm ơn bác sĩ.

BS CK I Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Tốt nhất, bạn nên duy trì chế độ ăn cân đối các nhóm thực phẩm. Các vitamin và khoáng chất trong tự nhiên là nguồn cung cấp và hấp thu tốt nhất. Đồng thời, cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống cho hợp lý hơn. Tuy nhiên, có một số loại vitamin và khoáng chất không thể cung cấp đủ từ thực phẩm thì chúng ta vẫn phải nạp từ bên ngoài. Bạn vẫn có thể bổ sung nhưng phải chọn loại có uy tín và hàm lượng phù hợp với nhu cầu cơ thể. Bởi vì, việc bổ sung thừa vitamin lâu dài cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Thu Hiền, 28 tuổi, Bắc Ninh

Bé nhà em được 12 tháng tuổi, lúc mới sinh nặng 3,3 kg, cao 53 cm. Hai tháng gần đây em thấy bé không tăng cân, hiện tại bé 9 kg. Một tuần nay, bé bị táo bón, đêm hay quấy khóc đòi bú mẹ nhiều. Em muốn hỏi bé nhà em có bị thiếu cân và cần bác sĩ tư vấn giúp em chế ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Bạn chưa cung cấp thông tin giới tính và chiều cao hiện tại của bé nên bác sĩ không đánh giá toàn diện cho bé được. Cân nặng hiện tại của bé nếu là bé gái đã cao hơn mức trung bình của các bạn cùng tuổi cùng giới, nếu là bé trai thì vẫn trong mức bình thường so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ.

Về tình trạng bé táo bón, hay quấy khóc, bác sĩ có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trần Đăng Tiến, 35 tuổi, Đường 30/4, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Tôi có cháu nhỏ, hiện nay ba tuổi, cân nặng 12 kg, cao một m. Lúc mới sinh nặng 2,8 kg sinh thường. Bác sĩ cho tôi hỏi với chiều cao, cân nặng của bé hiện nay có thuộc dạng suy dinh dưỡng không? Vì so với các trẻ khác cùng tuổi tôi thấy các bé khác có cân nặng và chiều cao hơn so ...

PGS.TS.NTƯT Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,

Chiều cao của bé nhà bạn đã vượt trội so với trung bình của các bé cùng tuổi, tuy nhiên cân nặng hiện tại của bé hơi thấp, chưa cân đối so với chiều cao. Để tăng cân, bé cần được cung cấp đủ khẩu phần ăn và cách chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, cần giáo dục về tâm lý cho trẻ và cả người nuôi dưỡng để tập cho bé ăn uống tốt hơn. Ngoài ra, còn phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Nguyễn Thu Thuỷ, 36 tuổi, Hà Nội

Tôi 36 tuổi, cao 1,59 m, nặng 54 kg. Cho tôi hỏi thực đơn dinh dưỡng về bệnh suy giáp có kèm theo viêm giáp hashimoto ạ. Tôi đang uống thuốc của bệnh viện.

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Trước hết, để tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung rau quả, đặc biệt là nước trái cây tươi - nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và những chất chống oxy hóa cho cơ thể, từ đó, tuyến giáp cũng hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn những loại gia vị kích thích trao đổi chất trong bữa ăn thường ngày như tiêu, ớt, quế, gừng... Đồng thời, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu axit béo như cá, hạt hướng dương...

Một trong những điểm quan trọng nhất trong chế độ ăn của người bị suy giáp là tăng cường i-ốt bằng việc dùng muối có chứa i-ốt hàng ngày hoặc ăn hải sản, rong biển.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Phạm Tuấn Anh, 34 tuổi, Hà Tĩnh

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 34 tuổi, chiều cao 1,63 m, cân nặng 54 kg. Cho tôi hỏi là muốn tăng cân thì cần chế độ dinh dưỡng như thế nào. Có phải mập hay gầy do cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hay không tốt phải không?

BS CK I Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Với các thông tin bạn vừa cung cấp cho thấy cân nặng hiện tại của bạn nằm trong giới hạn hoàn toàn bình thường, thậm chí y khoa chúng tôi đánh giá là rất tốt bởi chỉ số BMI của bạn là 20,3. Tôi nghĩ bạn không cần đặt ra mục tiêu tăng cân. Tuy nhiên, chỉ số BMI là bình thường nhưng có một yếu tố khác cần phải khảo sát, đó là vấn đề tỷ lệ khối cơ và tỷ lệ mỡ trong cơ thể có tương ứng có ở giới hạn bình thường hay không. Điều này mới cần được quan tâm.

Để biết được chính xác cơ cấu cơ thể của bạn như lượng cơ có nhiều và tốt so với lượng mỡ, lượng mỡ dư thừa quá nhiều và lượng cơ bị thiếu hụt thì cần phải có một phương tiện để đo và khảo sát, đó là máy đo chỉ số cơ thể Inbody.

Chỉ số  cơ thể
 
 
Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Nguyễn Thanh Bình, 41 tuổi, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Tôi năm nay 41 tuổi, cân nặng 75 kg, chiều cao 1,64 m. Nhờ chuyên gia tư vấn cách giảm cân tại nhà. Nhờ chuyên gia tư vấn giùm có thuốc nào dùng cho chế độ giảm cân không?

BS CK I Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Theo các thông tin cung cấp, bạn đã ở mắc béo phì vì BMI của bạn là 27,9 (tính theo tiêu chuẩn của khu vực châu Á Thái Bình Dương). Nguyên nhân béo phì là do năng lượng chúng ta ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao hàng ngày. Năng lượng dư thừa này sẽ tích lũy thành mỡ trắng.

Đối với nam giới, mỡ thường tích lũy ở bụng vì đây là khu vực lỏng lẻo nhất. Tình trạng béo phì ở bụng nam giới thường được ví von là béo phì hình quả táo. Còn phụ nữ (đang ở giai đoạn có kinh nguyệt) thường bị béo phì hình quả lê do tác động của các yếu tố nội tiết tố quyết định lượng mỡ dư thừa sẽ tích lũy ở vùng đùi và mông.

Căn nguyên chính của béo phì là năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng mà cơ thể tiêu hao hàng ngày. Năng lượng cơ thể tiêu hao hàng ngày bao gồm ba yếu tố. Thứ nhất, đó là năng lượng phục vụ cho chuyển hóa cơ bản. Thứ hai là năng lượng phục vụ cho tiêu hóa thức ăn. Thứ ba, năng lượng phục vụ cho các hoạt động vận động của cơ thể, kể cả làm việc. Do đó, nguyên tắc để điều trị béo phì tốt nhất là:

- Thứ nhất, thực hiện chế độ dinh dưỡng sao cho năng lượng đưa vào từ thức ăn nhỏ hơn năng lượng tiêu hao hàng ngày.

- Thứ 2, cần gia tăng vận động vì khi vận động cơ thể sẽ đốt mỡ dư thừa, từ đó giúp giảm cân.

- Thứ 3, để giúp quá trình tiêu hao năng lượng một cách tốt nhất, có thể kết hợp sử dụng một số các sản phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng sản phẩm hiệu quả cũng như chế độ vận động tốt nhất giúp giảm cân nhanh chóng, an toàn, bạn có thể đến thăm khám bác sĩ dinh dưỡng, vận động.

Chế độ giảm cân tại nhà
 
 
Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Phạm Thái Ngọc, 30 tuổi, Hà Nội

Con gái em sinh lúc 40 tuần, 3,1 kg, hiện đã 38 tuần và chiều cao cân nặng bình thường (70 cm; 8,1 kg). Em bổ sung vitamin D từ lúc mới sinh đến nay. Về vận động bé đã trườn tốt, ăn BLW tạm ổn (sử dụng thạo bàn tay và ngón tay). Tuy nhiên từ lúc sinh bé ít ngủ hơn thông thường ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Con của bạn đã được 38 tuần tuổi, nghĩa là khoảng chín tháng tuổi. Chiều dài và cân nặng chuẩn của trẻ gái chín tháng tuổi là 70,1 cm và 8,2 kg. Chiều dài con bạn đang phát triển rất bình thường. Cân nặng cũng đang trong khoảng bình thường. Ở tuổi này, bé đã có thể trườn tốt là đúng chuẩn, ăn BLW tốt cũng rất đáng khen.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý BLW chỉ có tác dụng giới thiệu món ăn và tập ăn cho trẻ trong giai đoạn này. Nếu bé ăn không đủ lượng và chất, bạn vẫn cần bổ sung cho bé đủ theo kiểu truyền thống hoặc kiểu Nhật. Cần lưu ý là tuổi này cần khoảng 600-800ml sữa mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn dặm ba bữa.

Nếu con bạn uống đủ lượng sữa trên sẽ ít có nguy cơ thiếu canxi. Nói là ít nguy cơ chứ không hẳn là không có, bởi mức hấp thu canxi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chế độ dinh dưỡng kèm theo, lượng đạm ăn vào, lượng vi chất khác như vitamin D, vitamin K, magie, phospho. Bạn bổ sung vitamin D hằng ngày cho bé cũng chưa hẳn đã đủ.

Về tình trạng giấc ngủ của bé, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp EASY, có thể giúp ích được cho bé trong trường hợp này.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Phạm Xuân Trang, 33 tuổi, Tân Uyên - Bình Dương

Bé gái nhà em lúc mới sinh nặng 3 kg, dài 48,5 cm. Bây giờ, bé 17 tháng, bé nặng 11,5 kg, cao 78 cm, bé ăn ngày 3 bữa, một cử sữa mẹ và hai cử sữa công thức. Bé ngủ một giấc sáng khoảng 45 phút và giấc trưa tầm 1h30. Bé hoạt động đi lại liên tục ạ. Bác cho em hỏi ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Chiều dài và cân nặng chuẩn của bé gái 17 tháng là 79,7 cm và 10 kg. Chiều dài con bạn vẫn trong khoảng chuẩn, tuy nhiên thấp hơn trung bình một ít. Về cân nặng, con bạn đang ở ngưỡng thừa cân. Ở tuổi này, bé cần ăn ngày ba bữa, uống 600-800 ml sữa. Bữa ăn của bé cần đảm bảo cả về lượng và chất, cân đối các thành phần đạm đường béo, bổ sung đủ vi chất hỗ trợ cho sự tăng trưởng chiều cao bao gồm canxi, phospho, magie, vitamin D, vitamin K2... Sự thiếu hụt các vi chất này thường khó thấy được bằng mắt thường mà cần được đánh giá qua thăm khám của bác sĩ, nếu cần bé phải làm xét nghiệm máu mới đánh giá được.

Bên cạnh đó, bé cần có chế độ vận động phù hợp với tuổi để có thể phát triển tối đa tiềm năng chiều cao. Bé cũng cần có một giấc ngủ tốt 10-12 tiếng mỗi ngày, ngủ sớm trước 22h. Thông tin mẹ cung cấp vẫn chưa đủ để bác sĩ tư vấn kỹ hơn. Nếu có thời gian, mời mẹ đưa bé đến khám bác sĩ. Các chuyên gia sẽ thiết lập cho bé chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, hợp lý, giúp bé phát triển một cách toàn diện về thể chất và trí não.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Con Yeu, 36 tuổi, 384 Bình Giã

Cháu có hai cậu con trai. Bé lớn 7 tuổi, nặng 25 kg, cao 120 cm. Bé nhỏ 2,5 tuổi, nặng 11,2 kg. Con có hai vấn đề muốn hỏi bác sĩ là:

Thứ nhất: Các cháu khỏe mạnh, năng động, chỉ bị một vấn đề về sâu răng (bé lớn) còn bé nhỏ thì bị sâu và cụt bốn răng cửa hàm trên. ...

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Răng ở trẻ nhỏ là răng sữa, răng này sẽ được thay thế dần khi trưởng thành. Từ sáu đến tám tuổi, trẻ mọc bốn răng cửa dưới; Từ bảy đến chín tuổi, trẻ mọc bốn răng cửa trên. Nếu con bạn bị sâu các răng sẽ không tốt cho sự phát triển của bé sau này. Theo như bạn miêu tả, con bạn phải đi chữa tủy thì khả năng là sâu các răng hàm. Các răng này sẽ được thay bằng các răng vĩnh viễn về sau.

Tinh trạng sâu răng chủ yếu là do vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ không tốt, bên cạnh đó còn do thiếu hụt một số vi chất như canxi, phospho, magie, vitamin D, vitamin K2... Bạn nên đưa con đi thăm khám để đánh giá các thiếu hụt này.

Các vaccine cần cho bé ngoài các mũi cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bạn cần cho con nhắc lại mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm... Hiện không có vaccine phòng ung thư tuyền liệt tuyến. Tuy nhiên, vaccine phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái có thể phòng được sùi mào gà, viêm loét sinh dục ở trẻ trai, tiêm 9-26 tuổi.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Yến, 37 tuổi, Việt Trì Phú Thọ

Bé nhà em năm nay bốn tuổi, 25 kg. Mọi vấn đề bình thường, sức khỏe tốt, chỉ là cháu hay bị khô môi, nứt nẻ ở môi. Bác sĩ cho em hỏi làm cách nào để khác phục được ạ. Em xin cảm ơn.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Bé nhà bạn hay bị khô môi nứt nẻ ở môi, thường là do cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, nhưng cũng có thể là kết quả của sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng khác như vitamin A, kẽm... Ngoài ra, bé còn có thể bị bệnh lý da liễu ở vùng môi.

Trường hợp này, bé cần được thăm khám cụ thể để xác định chính xác nguyên nhân. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé để chỉ định bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt vi chất và có chế độ bổ sung phù hợp, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khô môi.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Văn Tuấn, 38 tuổi, Bắc Ninh

Nhà em có hai thằng con trai, cháu lớn chín tuổi được 22 kg, cao 1,25 m; cháu nhỏ tám tuổi nặng 21 kg, cao 1,2 m. Các cháu như vậy có suy dinh dưỡng nặng không ạ, mà cháu ăn cũng được mà không hấp thụ được. Xin giáo sư tư vấn giúp em.

PGS.TS.NTƯT Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,

Hai bé nhà bạn chiều cao và cân nặng vẫn trong mức bình thường chứ chưa suy dinh dưỡng nhưng đã thấp hơn so với mức trung bình của các bạn cùng tuổi cùng giới. Để đạt được chiều cao tối ưu, ngoài việc bổ sung vitamin D và canxi, bé còn cần được bổ sung lượng đạm phù hợp, các vi chất khác như kẽm, magie, phospho... Nhưng dinh dưỡng không thôi chưa đủ. Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp não tiết hormone tăng trưởng, và chế độ vận động phù hợp cũng góp phần rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Để tăng cân, bé cần được cung cấp đủ khẩu phần ăn và cách chế biến món ăn phù hợp. Bên cạnh đó, cần giáo dục về tâm lý cho trẻ và cả người nuôi dưỡng để tập cho bé ăn uống tốt hơn. Ngoài ra, còn cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm, cuối cùng là kết hợp chế độ vận động khoa học để kích thích trẻ ăn uống.

Cảm ơn bạn.