VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 24/1/2025
Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Cẩm Trang, 29 tuổi, Vĩnh Long

Bé gái nhà em 18 tháng, lúc sinh 50 cm, 3,1 kg. Hiện tại, bé nặng 9,5 kg, dài 80 cm. Bé ăn dặm tự chỉ huy, kén chọn, ăn ít (khoảng nửa chén ăn cơm tổng các thức ăn bé ăn trong một bữa), sữa 300 ml một ngày. Bé không chịu ăn tinh bột dù mẹ đã chế biến đủ mọi cách đã ...

BS Trần Thị Trà Phương

Chào bạn,

Với thông tin bạn cung cấp, hiện tại bé đang phát triển trong khoảng chuẩn bình thường, tuy nhiên thấp hơn so với trung bình của các bạn cùng tuổi cùng giới. Độ tuổi của bé nên ăn ba bữa mỗi ngày với cháo hoặc bột, mỗi bữa một bát. Trong bát cháo hoặc bột nên có thêm thịt cá, rau xanh và dầu mỡ (ăn đa dạng 5/8 nhóm thực phẩm mỗi ngày). Lượng sữa hiện tại mỗi ngày sẽ từ 400-500 ml. Lượng sữa con uống và sữa chua như vậy còn thiếu, vì vậy mẹ nên bổ sung thêm cho con đủ lượng nêu trên.

Ngoài ra, bé uống sữa thôi không thể đầy đủ vi chất mà còn phải kết hợp với việc ăn uống đầy đủ và đa dạng. Bé nên ăn cân đối, đầy đủ các nhóm chất để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Việc ăn dặm chỉ huy có ưu điểm là sẽ tìm ra những món bé thích, nhưng sẽ gây ra thiếu hụt dinh dưỡng cho bé nếu bé chỉ ăn tập trung một vài nhóm thực phẩm, bởi mỗi loại thực phẩm đều có vai trò, sự hấp thụ khác nhau trong cơ thể bé. Trong mỗi nhóm thực phẩm đều có cách chế biến và quy đổi thực phẩm; do đó ngoài thay đổi cách chế biến, mẹ có thể thay thế thức ăn cùng nhóm.

Về giấc ngủ, bé nên ngủ sâu, ngủ đủ giấc, mỗi ngày ngủ 11-14 tiếng, nhiệt độ phòng khoảng 24-26 độ, lúc ngủ không nên ủ bé quá kỹ. Trong ngày lúc gần đi ngủ, không nên cho bé chơi những trò chơi kích thích trí não, thay vào đó là các hoạt động hơi nhàm chán một chút.

Nếu bé chỉ trở mình, ọ ẹ thì bạn dỗ trẻ ngủ lại. Trong trường hợp đã làm hết tất cả những điều trên mà bé vẫn khó ngủ nên tầm soát các nguy cơ về thiếu vi chất ở trẻ. Vì thiếu một số vi chất cũng làm cho trẻ khó ngủ. Bác sĩ thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm sẽ xác định được bé có thiếu sắt, thiếu kẽm, hay thiếu vitamin D và thừa thiếu vi chất khác hay không.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Kim Oanh, 62 tuổi, TP Bến Tre

Hai tuần trước tôi bị thiếu natri, kali trong máu cấp, nay đã khỏe. Tôi muốn hỏi lượng muối khi nấu ăn như thế nào? Và chế độ ăn cho người bệnh Parkinson. Tôi bị bệnh này một năm nay.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Lượng muối tốt nhất mà một người nên nạp một ngày là dưới 5 gram. Thường với chế độ ăn mặn của người Việt mình thì hầu như lúc nào cũng trên con số này. Lượng muối 5 gram là chế độ ăn không dùng thêm nước chấm, chỉ ăn vị mặn trong các món ăn và cũng không ăn hết món nước mặn.

Người bệnh Parkinson không cần phải ăn kiêng. Tuy nhiên, thức ăn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị Parkinson. Bên cạnh đó, thức ăn giúp làm giảm các triệu chứng ngoài vận động của bệnh như táo bón và huyết áp thấp. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân Parkinson nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều trái cây và rau củ. Hai loại thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ bao gồm các loại gạo nguyên hạt (lúa mì, yến mạch, gạo lứt), các chất béo có lợi (quả bơ, dầu ô liu, dầu hạt), nhiều cá và gia cầm thay vì các loại thịt đỏ.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng - vận động cho người bệnh Parkinson , hãy đến với Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome. Các chuyên gia Nutrihome sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng - chế độ vận động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây. Cảm ơn bạn.
Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thanh, 35 tuổi, 222 ba van

Bé gái nhà em 9 tuổi, cân nặng 42 kg, chiều cao 1,32 m. Bắp đùi và tay bé to. Làm sao để tăng chiều cao, giảm béo cho bé đây ạ?

PGS.TS.NTƯT Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,

Thừa cân - béo phì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như nguy cơ dậy thì sớm, mắc các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành như tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư..., dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng, ngủ ngáy do hẹp đường thở làm thiếu oxy não khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý làm trẻ tự ti, nhút nhát.

Để giảm cân an toàn cho trẻ chín tuổi, bạn cần xác định bé thừa cân - béo phì có biến chứng hay chưa để tìm phác đồ điều trị phù hợp với bé.

Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và y học vận động cùng hệ thống máy xét nghiệm hiện đại sẽ xác định tình trạng sức khỏe của con đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng dư cân hay chưa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị về chế độ ăn cũng như chế độ luyện tập dành riêng cho con, giúp con giảm cân an toàn.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Cao Thị Thùy Dương, 28 tuổi, Hồ Tùng Mậu, Hà Nội

Con của em được 18 tháng. Cao tầm 80 cm, nặng 10,5 kg. Lúc mới sinh bé được 3,1 kg. Cách đây một tháng em có cho bé đi khám dính lưỡi thì bé có dính lưỡi nhẹ, có chỉ định cho bé làm phẫu thuật để tách dính lưỡi. Nhưng gia đình em chưa làm vì cũng còn băn khoăn nên chưa cho bé ...

PGS.TS.NTƯT Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh do dây thắng lưỡi ngắn, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Dính thắng lưỡi có nhiều mức độ. Bác sĩ cần thăm khám để biết chính xác mức độ dính, từ đó mới có thể có chỉ định phù hợp. Thường nếu có chỉ định phẫu thuật thì thời điểm phẫu thuật từ ba tháng tuổi trở lên, có thể cắt sớm hơn nếu dính thắng lưỡi nhiều làm trẻ không bú được.

Nếu không phẫu thuật đúng chỉ định, bé có thể bị các ảnh hưởng như nhai và nuốt thức ăn không đúng cách dẫn đến đầy hơi, dau dạ dày, ngủ ngáy, sâu răng và các bệnh lý nha chu, tâm lý. Mẹ cần đưa bé đến các nơi có phòng khám chuyên khoa tai mũi họng nhi để được chẩn đoán và có chỉ định phù hợp nhất.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Ung Thị Ngọc Trầm, 33 tuổi, KCN Sóng Thần, Bình Dương

Con trai của em sinh ngày 18/10/2019, nặng 3,1 kg. Hiện tại bé được 10 tháng 8 ngày, nặng 8,4 kg và 75 cm. Ban ngày bé ngủ được tầm 2-3 tiếng rồi thức đến tối 21-22-23h (tùy bữa) mới ngủ lại, trong quá trình ngủ đến sáng hay đòi bú từ 3-4-5 lần (tùy bữa) mỗi lần 10-20 ml sữa. Ban ngày ăn cháo ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Chiều cao hiện tại của bé nhà bạn đã hơi vượt trội hơn so với các bạn cùng tuổi cùng giới, tuy nhiên cân nặng so với chiều cao thì thấp hơn so với trung bình các bé có cùng chiều cao. Ở độ tuổi này, bé cần ngủ 12-16 tiếng mỗi ngày và nên tập cho bé ngủ trước 21h. Chế độ ăn của bé là ba cữ bột hoặc cháo, ba đến năm cữ sữa, tổng lượng sữa là 600-800ml một ngày và tập cai dần các cữ bú đêm lượng ít 10-20 ml như hiện tại. Việc làm này sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu, từ đó phát triển chiều cao tối đa.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Anh Phong, 30 tuổi, 180/15/6 Cao Xuân Dục, quận 6

Bé trai nhà mình 3,6 kg, dài 50 cm. Nay bé được 17 tháng, nặng 8,3 kg, cao 75 cm. Bé vận động rất nhiều, không lúc nào bé ngồi yên trừ khi bé ngủ. Bé uống 600 ml sữa một ngày. Ngày ăn ba cử chính và một cử phụ (sữa chua, váng sữa, trái cây...) nhưng bé vẫn không tăng cân nhiều.

...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé nhà bạn hiện đã suy dinh dưỡng thấp còi. Hai vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là giúp phát triển chiều cao tối ưu để bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch. Muốn vậy, bé cần ăn đủ nhu cầu năng lượng, đa dạng các nhóm thực phẩm, cùng với vận động đều đặn để kích thích ăn ngon.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp, để tối ưu chiều cao cân nặng cho bé. Mẹ nên đưa bé đến khám sớm để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ hiện tại.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
tuongvy, 28 tuổi, 140 Phan Anh, Tân Thới Hòa, Tân Phú, TP HCM

Bé trai nhà em hơn một tuổi, nặng 9,2 kg, chiều cao 71 cm. Bé sinh non 36 tuần, cân nặng và chiều cao lúc sinh là 2,6 kg và 47 cm. Bác sĩ cho em hỏi con em như vậy có phát triển chậm về chiều cao nhiều không ạ và cho em xin lời khuyên.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Chiều cao cân nặng ở các bé nhỏ được tính chính xác theo từng ngày, nên không biết con bạn được chính xác bao nhiêu tháng? Trung bình một bé trai một tuổi tròn sẽ có chiều cao 75,7 cm. Đối với tình trạng của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp nhằm tồi ưu chiều cao và cân nặng cho bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hiến, 26 tuổi, Hà Nội

Bé gái nhà em bốn tháng tuổi, cân nặng lúc sinh là 3,3 kg. Hiện tại, sau bốn tháng cân nặng của cháu mới có 5,5 kg, chiều cao của cháu là 62 cm, nhanh nhẹn, ngủ tốt ạ. Hai tháng đầu cháu bú nhiều nhưng cũng hay bị nôn. Vì thấy cân nặng cháu tặng và nôn nhiều trong tuần cuối tháng thứ hai, ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Bé nhà mình cân nặng và chiều cao đều trong mức bình thường tuy hơi nhẹ cân hơn so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Về chế độ dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong sáu tháng đầu. Một số mẹ khi thấy con chậm tăng cân có quan niệm rằng hay là tại sữa mình nóng, sữa người ta mát nên con người ta bụ bẫm thế kia... Trong y khoa không có khái niệm sữa nóng hay sữa mát. Đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm, sữa mẹ luôn tổng hòa đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể.

Về hiện tượng bé không tăng cân, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể do mẹ không đủ sữa (lượng sữa không đủ) cho bé bú hoặc mẹ cho bé bú chưa đúng cách. Nếu trẻ có ăn bổ sung, ngoài xem xét lượng sữa, mẹ cần xem lại cả chế độ ăn bổ sung có đáp ứng đủ nhu cầu của bé không.

Bạn có thể đưa bé đến khám, phân tích thành phần sữa mẹ, từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng dẫn cách cho bé bú và dinh dưỡng phù hợp cho mẹ để tăng cường sữa mẹ.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Hồng Thái, 40 tuổi

Bé nhà cháu 3 tuổi, rất biếng ăn. Mỗi lần ăn là cháu khóc, không chịu ăn. Cháu xin hỏi bác sĩ bé nhà cháu có bị bệnh gì hay không?

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome, bé sẽ được đánh giá tình trạng dinh dưỡng xem có đủ cân, đủ chiều cao không. Bé cũng sẽ được phỏng vấn khẩu phần ăn thông thường và thói quen ăn uống. Đồng thời bé có thể được đi xét nghiệm máu, siêu âm... và được qua bộ phận y học vận động để bé được hỗ trợ các bài tập giúp ăn ngon, tăng trưởng chiều cao, cân nặng tốt.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thu Hà, 38 tuổi, Hà Nội

Bé trai nhà em hiện 7 tuổi 2 tháng, cao 120 cm và nặng 22,9 kg. Cháu bị táo bón từ khi 1,5 tuổi, đến nay tình trạng táo bón không thuyên giảm (4 ngày thậm chí 6 ngày mới đi vệ sinh được). Mặc dù khẩu phần ăn của cháu bình thường ba bữa chính với năm nhóm thực phẩm, hoa quả, được bổ ...

BSCK II Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi và ở trẻ em thì càng không phải vấn đề quá xa lạ. Nếu cha mẹ không có sự quan tâm đúng mức, tình trạng táo bón có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Táo bón ở trẻ em được chia thành hai loại là táo bón chức năng (thông thường) và táo bón bệnh lý.

- Táo bón chức năng: Thường do chế độ ăn, uống và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý.

- Táo bón bệnh lý: Có thể là những biểu hiện các bệnh lý viêm đường tiêu hóa, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn... Nguyên nhân này tuy chiếm tỷ lệ không nhiều trong số trẻ mắc táo bón nhưng cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý.

Nếu không được khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời, táo bón sẽ chuyển biến theo chiều hướng không tốt, ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Hậu quả là bé có thể bị sút cân, suy dinh dưỡng, thậm chí xuất hiện các biến chứng nguy hiểm... Đây là điều mà không cha mẹ nào muốn con gặp phải.

Nếu xác định được đúng nguyên nhân triệu chứng táo bón ở trẻ em, chúng ta dễ dàng có phương hướng điều trị cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống hay vận động phù hợp cho trẻ. Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trần Thị Cẩm Uyên, 34 tuổi, KP Mỹ Hiệp, phường Thái Hòa, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Con em tháng 8 là tròn 24 tháng tuổi mà chỉ cao 80 cm, nặng 11 kg. Lúc mới sinh bé được 3 kg, dài 48 cm. So với mấy bạn cùng lứa thì bé của em thấp nhiều. Em muốn hỏi là tuổi bé em đi khám hormone tăng trưởng chiều cao được không ạ ? Chiều dài của bé phát triển như ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Rất tiếc vì bạn đã không cho biết thông tin về giới tính của con. Nếu bé là trẻ gái thì không bị suy dinh dưỡng nhưng thiếu 5,7 cm chiều cao, còn nếu là trẻ trai thì con đã bị suy dinh dưỡng. Cho nên trường hợp này, con cần được khám bởi bác sĩ dinh dưỡng ngay để tìm nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân nội tiết liên quan đến hormone tăng trưởng, và điều trị kịp thời.

Nếu bạn mong muốn bé có một chiều cao và cân nặng lý tưởng thì có thể đưa bé đến những Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động uy tín như Nutrihome để được các bác sĩ khám tư vấn và có thực đơn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bé, giúp bé sớm bắt kịp đà tăng trưởng với các trẻ cùng lứa.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Đặng Hân Di, 34 tuổi, Bình Định

Bé gái nhà tôi được được 16 tháng tuổi. Chiều cao và cân nặng hiện tại bình thường theo sơ đồ sức khỏe của tổ chức y tế thế giới. Lúc sinh bé cân nặng 3,7 kg nhưng tới giờ bé vẫn chưa đi được. Thưa bác sĩ tôi cần bổ sung thêm thực phẩm hoặc chế độ tập luyện thêm cho bé không? Trân ...

ThS.BS Nguyễn Thị Song Hà

Chào bạn,


Do bạn không cung cấp cân nặng và chiều cao của bé nên không thể đánh giá được đầy đủ tình trạng dinh dưỡng của con bạn. Về vấn đề bé chậm đi, bạn có thể đưa bé đến khám tại dinh dưỡng, vận động. Các bác sĩ y học thể thao sẽ tầm soát các bất thường về cơ xương khớp, vận động cho trẻ để có hướng điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Lê Thị Nga, 36 tuổi, Chung cư Athena Xuân Phương, tổ dân phố 3, Hòe Thị, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Con trai em nay 3,5 tháng, cháu chỉ nặng 6 kg, dài khoảng 61 cm. Lúc sinh, cháu nặng 3,1kg. Khi mới sinh, một tháng đầu cháu ăn tốt, tăng 1,1 kg; hai tuần đầu tháng thứ hai ăn rất tốt, tăng 0,7 kg; hai tuần cuối của tháng thứ hai có lẽ do cách cho ăn của bà (em vắt sữa bảo quản ngăn ...

BSCK II Trần Thị Thanh Nga

Chào bạn,

Các biểu hiện quấy khóc, ngủ không sâu giấc, ăn uống kém có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu kẽm, nhưng cũng có khi là kết quả của sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng như vitamin D, sắt... Cho nên trường hợp này, bé cần được thăm khám cụ thể.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Nếu bé thiếu nhiều, cần bổ sung liều cao thì không thể tự bổ sung khi chưa có kết quả xét nghiệm vì bé sẽ có nguy cơ ngộ độc.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
tuanquach2628, 30 tuổi, Hòa Bình

Em có hai đứa con sinh đôi, hiện tại 38 tháng tuổi. Hai bé phát triển bình thường tương đối cao, cân nặng chuẩn. Lúc hơn một tuổi, em cho hai đứa đi khám dinh dưỡng thì bị thiếu sắt và còi xương, đến bây giờ chưa đi khám lại. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ở độ tuổi từ ba đến năm, sáu ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ độ tuổi này, nguyên tắc chung là cần cân đối các nhóm thực phẩm, cung cấp đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn tốt cho sức khỏe cũng rất quan trọng. Mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu khác nhau, do đó bác sĩ cần khám trực tiếp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, trên cơ sở đó tư vấn cụ thể cho mỗi đối tượng.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp để tối ưu chiều cao cân nặng cho bé.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Nguyễn Thị Thu Hà, 50 tuổi, CMT8, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Bé gái nhà tôi năm nay 10 tuổi, nặng 34 kg, mà chỉ cao 1,34 m. Trí não phát triển bình thường, là học sinh giỏi bốn năm liền, thể chất vận động tốt, thể thao bé chơi tốt hai môn bơi và tennis. Xin tư vấn làm thế nào để chiều cao bé phát triển vì như hiện nay là bé bị lùn so ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Các số đo của con bạn vẫn đang nằm trong khoảng chuấn bình thường theo tuổi, tuy nhiên con đang có sự thiếu hụt về chiều cao so với các bạn cùng tuổi. Có hai thời điểm vàng mà chiều cao có sự tăng nhảy vọt là giai đoạn trẻ dưới hai tuổi và giai đoạn dậy thì. Sau đó, chiều cao sẽ tăng chậm lại và dừng hẳn ở tuổi 25, rất khó để tác động vào chiều cao khi giai đoạn dậy thì kết thúc, hiệu quả điều trị sẽ khó tiên lượng.

Với độ tuổi của con có lẽ con chuẩn bị hoặc vừa mới bước vào giai đoạn dậy thì. Đây là cơ hội để hỗ trợ việc gia tăng chiều cao của con bắt kịp hoặc có thể vượt các bạn cùng tuổi. Cho nên, gia đình cần đưa con đi khám tại trung tâm dinh dưỡng, để các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra các vi chất quan trọng liên quan đến tăng trưởng và phát triển chiều cao, từ đó bổ sung kịp thời nếu có sự thiếu hụt, xây dựng cho con khẩu phần ăn khoa học. Các bài tập vận động và lối sống phù hợp còn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao cho con.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Huệ, 30 tuổi, Ninh Sơn, Ninh Hòa, Khánh Hòa

Con em 11,5 tháng, nặng 11 kg nhưng bé biếng ăn từ lúc tập ăn dặm (6 tháng) cho đến bây giờ. Mỗi lần cho ăn, bé đều lắc đầu và không chịu hả miệng để lấy thức ăn. Hôm nào ăn thì bé ăn được hai thìa cà phê cơm hoặc cháo, bú mẹ cũng ít. Một ngày bé bú khoảng 500-700 ml sữa. ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Bạn không nói rõ con mình là bé trai hay bé gái. Tuy nhiên ở độ tuổi con bạn, với cân nặng như trên, bé hoàn toàn nằm trong chuẩn bình thường.

Lượng sữa trong độ tuổi của bé sẽ vào khoảng 600-800ml một ngày. Trẻ không hợp tác khi cho ăn có thể do nhiều nguyên nhân như sau mật độ thức ăn không phù hợp (trẻ 11,5 tháng có thể ăn dạng bột, cháo; chưa phù hợp để ăn cơm); cho trẻ ăn không đầy đủ, đa dạng (trẻ cần ăn đa dạng, đủ 5/8 nhóm thực phẩm; ăn ngày ba bữa bột/cháo, uống ba đến năm cữ sữa). Phụ huynh cho trẻ ăn hoặc nêm các gia vị mà người lớn ăn làm trẻ không thích những thức ăn của trẻ; không hình thành cho trẻ ý thức rõ ràng về bữa ăn (xem bữa ăn như một phần thưởng, cho trẻ ăn rong, xem tivi, điện thoại để ăn cơm).

Các bữa ăn quá gần nhau dưới hai giờ, ăn vặt, bú vặt trước bữa ăn làm cho tình trạng tăng đường máu, tăng axit amin trong máu gây ra tình trạng biếng ăn. Để cải thiện về ăn uống của bé thì cần sửa đổi những vấn đề nêu trên.

Với trường hợp của bé nhà mình, bạn nên đưa con đi khám để được đánh giá xem khẩu phần ăn của bé đã đầy đủ chưa. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra những nguyên nhân thực thể hoặc tâm lý dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho toa dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp nhất để cải thiện tình trạng. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm thực phẩm chức năng, sữa hỗ trợ cho bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Võ Thị Ngọc Hiểu, 32 tuổi, 234/7 Phạm Phú Thứ

Em cần tư vấn về việc chậm mọc răng của con ạ! Cháu sinh ngày 18/4/2018 lúc 37 tuần được 2,7 kg. Hiện tại cháu 16 tháng 10 ngày, cao 83 cm, nặng 14 kg. Cháu khoẻ mạnh năng động. Tóc và móng tay mọc đều nhanh, tuy nhiên hiện tại cháu chỉ mới mọc được một cái răng (lúc 14 tháng). Mong bác sĩ ...

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng. Đối với những trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ. Nếu trẻ em chậm mọc răng kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao, cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm... thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ chưa hợp lý.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Mẹ nên đưa bé đến khám sớm.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
vqha1975, 45 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

Con gái tôi năm nay 15 tuổi, cao 1,45, nặng 50 kg. Có cách nào để cháu tăng chiều cao không ạ? Xin cám ơn các bác sĩ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Bé gái nhà bạn 15 tuổi, thường đã qua giai đoạn dậy thì. Chiều cao sau giai đoạn dậy thì sẽ tăng rất chậm và cần nhiều sự nỗ lực mới mong cải thiện được. Trong giai đoạn này, cần cung cấp đủ các dưỡng chât cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé. Bé cũng cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm, bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách.

Chế độ vận động phù hợp khoảng 30 - 60 phút một ngày, ít nhất năm ngày một tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao. Bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tư vấn chế độ ăn uống - tập luyện giúp bé phát triển tối đa chiều cao trong giai đoạn quan trọng này.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Trọng Khôi, 35 tuổi, Hiệp Hòa - Đức Thắng

Cháu nhà em được ba tuổi mà cân nặng chỉ 10 kg. Cháu hay bị ra mồ hôi trộm, khi ngủ thì thích nằm sấp hoặc chổng mông, ăn uống đi ngoài bình thường. Nhờ bác sĩ tư vấn thêm cho em biết cháu nên bổ sung gì?

BSCK II Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Đối với tình trạng của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp, nhằm giải quyết tình trạng mồ hôi trộm, tối ưu cân nặng chiều cao cho bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thu Hòa, 28 tuổi, Phường 6, Quận 6, TPHCM

Bé trai của em lúc sinh 50 cm, 3,5 kg, nay bé 17 tháng, nặng 11 kg, cao 83. Bé đã mọc 18 răng, ăn cơm cháo và đồ ăn khác tốt. Bé khá lanh lợi. Xin tư vấn cho em một số vấn đề sau:
1. Cân nặng và chiều cao bé đạt chuẩn không? Cần bổ sung thêm những gì để bé phát ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Con bạn hiện có chiều cao và cân nặng trong mức bình thường và còn vượt trội hơn so với các bạn cùng tuổi. Chế độ vận động phù hợp (khoảng 30 - 60 phút trong ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần) cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao.

Bé 15 - 18 tháng nếu chưa thể nói được 6 từ, không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể như mắt, tai, mũi, đầu khi được hỏi, không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào (lời nói, cử chỉ...) kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn, chưa nói được các từ đơn như "mẹ", "bế" là bé đã có biểu hiện của chậm nói. Chậm nói có nhiều nguyên nhân do tai mũi họng, do thần kinh, do tâm lý... nên mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Bé hay bị mẩn ngứa da nhạy cảm có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng da, cũng có khi là bệnh lý về da liễu. Bác sĩ cần thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây. Cảm ơn bạn.