VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 17/6/2024
Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyệt Minh, 36 tuổi, Bình Định

Cháu nhà tôi tám tuổi, mấy năm trước tôi nhận thấy bàn chân cháu không có hõm nên có đưa cháu đi khám, bác sĩ phát hiện cháu bị bàn chân bẹt. Cháu đã được chữa trị nhưng giờ tôi quan sát thấy hai vai cháu không đều nhau, bác sĩ cho tôi hỏi đây có phải là di chứng của bàn chân bẹt không ...

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ hết dần, trở thành bàn chân trưởng thành (có độ lõm sinh lý) từ sáu đến tám tuổi nhờ vào việc trẻ đi đứng, chạy nhảy. Nếu bàn chân bẹt vẫn còn sau độ tuổi đó sẽ có thể ảnh hưởng dần từ bàn chân lên khớp gối, lên trên thân mình. Từ đó, tình trạng này có thể gây vai nghiêng và vẹo cột sống chức năng. Nếu bạn vẫn còn lo lắng về tình trạng của cháu mình, bạn nên cho cháu đi khám với bác sĩ.

Cảm ơn bạn.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
MINH TÂM, 41 tuổi, HCM

Tôi vừa đi khám bệnh và được phát hiện mắc đái tháo đường giai đoạn đầu, mặc dù bác sĩ bảo tình trạng chưa nghiêm trọng, chưa cần điều trị bằng thuốc nhưng tôi lo lắm vì mình là trụ cột chính trong gia đình. Qua tìm hiểu trên mạng tôi nghe nói việc thực hiện ăn uống và vận động tốt có thể giúp ...

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào anh/chị,

Bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu cần được điều trị chủ yếu bằng các biện pháp không dùng thuốc, vì các yếu tố nguy cơ là ăn uống chưa hợp lý, ít vận động, béo phì, tiền sử gia đình, cao, HA. Ba yếu tố đầu luôn phải được chú ý, theo dõi và hướng dẫn đầy đủ, đúng cách.

Bạn có thể đến thăm khám với các chuyên gia dinh dưỡng để được chẩn đoán tình trạng bệnh, sau đó tư vấn cho anh/chị một thực đơn hợp lý. Các chuyên gia y học vận động, xây dựng cho anh/chị các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Cảm ơn anh/chị.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Hoàng Hà, 35 tuổi, TP.HCM

Ba của em bị thoát vị đĩa địa cột sống thắt lưng, mỗi lần đứng lên ngồi xuống hoặc mang vác nặng một chút rất khó khăn và đau. Đã hai năm nay điều trị nhưng vẫn không cải thiện được, em ở Đông Anh (Hà Nội) em muốn ba em đi khám sức khỏe dinh dưỡng bổ sung thêm chất kèm theo đó là ...

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến với những cơn đau ở lưng, đôi khi cơn đau đi kèm với cảm giác tê và lan dọc xuống một hoặc cả hai chân nhất là khi mang vật nặng. Các nghiên cứu sinh cơ học (Biomechanics) cho thấy, lực tác động vào cột sống thắt lưng tăng lên khi nghiêng ra trước hay khi mang vật nặng ở người 62,8 kg từ 38 kg khi ngồi lên 235 kg khi đứng nghiêng trước 300 xách nặng chỉ 8 kg. Những động tác đó làm tăng lực chịu trên đĩa đệm, từ đó sự chén ép vào cột sống và các dây thần kinh. Với lực tác động như vậy không phải ai cũng bị đau hay bị thoát vị đĩa đệm nếu sức khỏe tốt, sinh hoạt điều độ, các cơ lưng và cột sống vững chắc.

Do đó bạn cần đến khám ở Nutrihome - Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động cho trẻ em và người lớn, nơi quy tụ các chuyên gia về dinh dưỡng và y học vận động có chuyên môn cao sẽ tư vấn và điều trị cho bạn.

Cảm ơn bạn và chúc bạn sớm cải thiện bệnh lý.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Thanh Hà, 34 tuổi, TP.HCM

Chồng tôi 40 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm cột sống và đang theo chữa đông y. Tuy nhiên chữa khỏi chỗ này lại bị đau chỗ khác. Bác sĩ có thể tư vấn về điều trị, chế độ tập luyện và dinh dưỡng cho người mắc bệnh này không ạ?

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến với những cơn đau ở lưng, đôi khi cơn đau đi kèm với cảm giác tê và lan dọc xuống một hoặc cả hai chân. Tại Mỹ, hàng năm có khoảng hai triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ USD. Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động 20 - 55.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vòng sợi của đĩa đệm, chèn ép vào tủy sống hay các rễ thần kinh. Triệu chứng bệnh thay đổi theo vùng và giai đoạn tổn thương. Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động, tập thể dục không đúng cách, tai nạn, các chấn thương cột sống hay do béo phì hoặc bệnh lý bẩm sinh. Do đó, điều trị cần theo nguyên nhân và giai đoạn tổn thương thì mới dứt điểm được bệnh.

- Về vận động, cần giữ vệ sinh cột sống: tránh cúi khom lưng, tránh khiêng vác nặng, nằm nghỉ khi mỏi lưng.

- Về dinh dưỡng, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, cần bổ sung đạm, sinh tố D, K, A, B tổng hợp, nhất là sinh tố C cũng như thức ăn giàu canxi.

Nếu bạn còn băn khoăn về chế độ ăn uống - vận động cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy cùng chồng bạn đến với Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome. Các chuyên gia về Y học vận động có chuyên môn cao sẽ tư vấn và điều trị cho chồng bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Lê Thị Thương, 25 tuổi, Phường Tam Phú, quận Thủ Đức

Con của em là bé gái, nay được 3,5 tháng. Lúc sinh được 3,2 kg. Nay được 7,5 kg. Em có một số vấn đề cần được tư vấn như sau ạ:
1. Bé em đã chích ngừa phòng lao rồi nhưng kg thấy xuất hiện sưng hay mủ vậy có cần chích lại không ạ?
2. Khoảng một tháng nay bé nhà em ngủ ...

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Rất mừng khi bé của bạn phát triển rất tối ưu, bạn cần theo dõi thêm chiều dài của bé để việc đánh giá dinh dưỡng được toàn diện hơn nhé.Về việc tiêm vaccine BCG để phòng lao thông thường sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng lao BCG, từ hai tuần đến một tháng sẽ xuất hiện dấu hiệu mưng mủ tại vết tiêm và sau vài tuần sẽ tạo sẹo khoảng 5 mm. Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ mà phản ứng này có thể xuất hiện sau vài tuần thậm chí tới 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng mà trẻ vẫn không có dấu hiệu mưng mủ và để lại sẹo thì cần đưa trẻ đi làm phản ứng Mantoux (phản ứng da tuberculin). Tùy vào kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định có tiêm lại vắc xin phòng lao cho trẻ hay không.

Trường hợp bé hay lắc đầu từ bên này qua bên kia, đầu tiên bạn cần loại trừ những nguyên nhân từ việc vệ sinh tai. Bạn cần vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ, kiểm tra xem tai có chảy mủ hôi hay không. Nếu không có vấn đề về vệ sinh và nhiễm trùng ở tai thì có đây là hiện tượng bình thường, bởi trong quá trình lớn lên của trẻ, hệ thống giúp trẻ giữ thăng bằng nằm ở ống tai trong phát triển, nhiều lúc làm cho bé có cảm giác ù tai nên bé hay lắc đầu. Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ vào lỗ tai ngoài, giúp trẻ bớt ù tai. Nếu tình trạng không đỡ bạn có thể đưa bé đi khám nhé.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Thu Hoài, 46 tuổi, TP.HCM

Em vừa được chẩn đoán mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính. Theo thông tin em tìm hiểu được thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, ung thư đại tràng... Có cách nào để phòng ngừa biến chứng của bệnh không thưa bác sĩ? Chế độ dinh dưỡng của người viêm đại tràng mạn tính có điểm ...

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Trước tiên, chúng ta sẽ nói về những phương pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính. Qua đó, bạn cần:

- Có chế độ ăn đảm bảo vệ sinh ăn uống lành mạnh (ăn chín uống sôi; đa dạng rau, củ, quả).

- Thực hiện sổ giun định kỳ 6 tháng một lần.

- Hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng các men tiêu hóa sống.

- Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cần đi khám sớm, để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong viêm đại tràng mạn là đảm bảo được đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như:

- Chất đạm (protein): 1 gram/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương...

- Năng lượng: 30-35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân.

- Chất béo: ăn hạn chế không quá 15 gram/ngày.

- Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Bên cạnh đó, người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn sau:

- Gạo, khoai tây.

- Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.

- Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.

- Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải... nên nhặt phần rau non để ăn.

- Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.

Không nên ăn, uống các loại thực phẩm sau:

- Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.

- Các loại thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy. Vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, nên nếu ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

- Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng... vì sẽ ảnh hưởng xấu đến vết loét.

Lưu ý, khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về chế độ dinh dưỡng cho người viêm đại tràng mạn tính, bạn có thể đến Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Huyền, 29 tuổi, Bà Rịa, Vũng Tàu

Con em 6,5 tháng. Bé nặng 7 kg, bé bú bình sữa mẹ vắt ra chứ không bú mẹ. Dạo gần đây bé bỏ không chịu bú bình, bé chỉ thích ăn dặm, nhưng độ tuổi này của bé thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho mé. Vậy cho em hỏi là có cách nào cải thiện chứng biếng ăn sữa của bé ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Bé 6,5 tháng tuổi là độ tuổi tập ăn dặm, tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yêu trong giai đoạn này. Để đảm bảo phát triển cho bé thì bé nên uống 600-800 ml sữa mỗi ngày, ăn một bữa bột một ngày. Một số lý do khiến trẻ bỏ bú sữa có thể như sau: quá trình ăn dặm mẹ chế biến không phù hợp, có thể cho trẻ ăn mật độ thức ăn không phù hợp, khởi đầu thì nên ăn dạng lỏng giống sữa mẹ, sau đó đặc dần. Không thêm gia vị vào trong món ăn chế biến để tránh việc bé thích sử dụng các loại thức ăn có gia vị rồi sẽ không thích vị nhạt của sữa mẹ. Trẻ ăn các loại trái cây rau củ có vị ngọt nhiều làm cho trẻ thích những vị này hơn so với sữa mẹ, giờ ăn giữa các bữa gần nhau dưới hai giờ làm trẻ chưa đói để có cảm giác muốn bú. Để tập lại cho trẻ bú sữa bằng bình mẹ cần kiên trì, có thể đổi người cho ăn, hoặc nếu trẻ thực sự không hợp tác với bú bình thì có thể đút muỗng, hoặc thìa cho bé.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Châu, 16 tuổi, Xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Con tôi năm nay 16 tuổi, cao 1,55 cm, cân nặng 50 kg, cháu ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe bình thường, gia đình có cho cháu uống sữa từ nhỏ, năm 14, 15 tôi có bổ sung thêm sản phẩm chức năng nhưng chưa cải thiện được chiều cao. Tôi muốn các bác sĩ tư vấn cho việc phát triển chiều cao của cháu. ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bạn không cung cấp thêm là giới tính của bé nên tôi xin tư vấn như sau: Nếu con bạn là con gái thì chiều cao của bé vẫn nằm trong giới hạn bình thường nhưng thiếu 7.5 cm,và cân nặng hiện tại thì phù hợp với chiều cao của bé. Nếu con bạn là con trai thì chiều cao của bé đang ở mức suy dinh dưỡng gầy còm vừa thiếu 17,9 cm so với bạn cùng tuổi cùng giới, và cân nặng hiện tại thì phù hợp với chiều cao của bé.

Bé nhà bạn 16 tuổi, thường là đã qua giai đoạn dậy thì. Chiều cao sau giai đoạn dậy thì sẽ tăng rất chậm và cần nhiều sự nổ lực mới mong cải thiện được. Trong giai đoạn này, cần cung cấp đủ các dưỡng chât cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé. Cũng cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Chế độ vận động phù hợp khoảng 30 - 60 phútmột ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao. Bạn có thể đưa bé đến Nutrihome để được thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tư vấn chế độ ăn uống - tập luyện giúp bé phát triển tối đa chiều cao trong giai đoạn quan trọng này.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Tiến Minh, 41 tuổi, TP.HCM

Tôi bị viêm dạ dày đã nhiều năm nay điều trị không khỏi, gần đây mỗi lần ăn sữa chua lại có cảm giác khá khó chịu. Theo tôi được biết sữa chua là loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa vậy tại sao khi ăn tôi lại có hiện tượng này. Tôi có cần đặc biệt kiêng một số loại thực phẩm gì không ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào anh,

Sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa giúp và giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Người bị viêm dạ dày nên sử dụng sữa chua mỗi ngày. Tuy nhiên, có khả năng anh ăn vào lúc đói vì thế sẽ gây kích thích dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu.

Những thực phẩm bạn nên kiêng là sản phẩm thịt nguội được chế biến sẵn gồm có dăm bông, lạp xưởng, xúc xích,...; thức uống có gas, bia rượu...; trái cây có vị chua như chanh, cóc, xoài, sấu...; trà, cà phê, thức uống có chất kích thích...; gia vị cay, nóng như tiêu, tỏi, ớt,...; các thực phẩm muối chua như cà muối, dưa muối... Không được hút thuốc lá bởi thói quen hút thuốc sẽ làm trầm trọng thêm viêm dạ dày.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Đinh Văn Phúc, 42 tuổi, Hà Nội

Bé gái sinh 2013, lười ăn, không thích ăn, nặng 20,5 kg, mọi hoạt động, sinh hoạt bình thường. Xin tư vấn để cháu ăn được, tăng cân... Cảm ơn chương trình.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Hiện thông tin bạn cung cấp chưa được đầy đủ nên chưa thể đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của bé. Bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về chiều cao, cụ thể ngày tháng năm sinh, cũng như tình trạng về dậy thì của bé để đánh giá được toàn diện và chính xác hơn. Tuy nhiên cân nặng so với chiều cao trung bình trong độ tuổi cháu nên có là 22 kg. Vì vậy trẻ đang có tình trạng thấp hơn so với cân nặng trung bình. Điều này có thể là từ nguyên nhân ăn ít của bé.

Giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì là giai đoạn vàng trong sự tăng tốc phát triển của trẻ vì vậy việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vận động hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa chiều cao cho bé. Để giúp trẻ ăn ngon cần sự phối hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, cần xác định bé có bệnh lý đi kèm không. Tiếp theo, kiểm tra xem khẩu phần ăn của trẻ cũng như cách chế biến món ăn cho trẻ đã hợp lý chưa. Tiếp đến, cần đánh giá xem với khẩu phần ăn hiện tại, cơ thể bé có thiếu vi chất nào không. Ngoài ra tìm nguyên nhân của các bệnh lý đi kèm gây trẻ lười ăn. Bạn có thể đến với Trung tâm dinh dưỡng và Y học vận động Nutrihome để được đánh giá toàn diện, chính xác, khoa học để điều trị được hiệu quả cao nhất.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Tâm, 29 tuổi, Nghệ An

Em có bé trai sinh ngày 8/2/2016, cân nặng lúc sinh 3,4 kg. Dưới một tuổi bé phát triển rất tốt, mập ú. Tuy nhiên suốt thời gian dài bé biếng ăn, nên tới bây giờ 4, 5 tuổi bé mới được 14,5 kg, chiều cao dưới một mét. Mẹ đã bổ sung các vitamin, men vi sinh, có cả thuốc kích thích ăn ngon ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Rất tiếc bạn không cung cấp chính xác chiều cao của bé nên không thể đánh giá đầy đủ tình trạng của bé. Cân nặng 14,5 kg vẫn trong giới hạn bình thường nhưng thiếu 2,8 kg so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Về chế độ dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc chung là cần cân đối các nhóm thực phẩm, cung cấp đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn tốt cho sức khỏe cũng rất quan trọng. Mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu khác nhau, do đó cần được tư vấn trực tiếp trên mỗi đối tượng.

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Quỳnh Khánh Uyên, 15 tuổi, Ngõ 87, Nguyễn Khang

Con tôi 15 tuổi nặng 46 kg, cao 1,55 m thì có cách nào để tăng chiều cao không? Mong bác sĩ tư vấn.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Có hai giai đoạn vàng cho sự tăng trưởng về chiều cao là dưới hai tuổi và tuổi dậy thì. Sau khi giai đoạn dậy thì kết thúc, sự tăng chiều cao sẽ diễn ra rất chậm. Rất tiếc bạn chưa cung cấp thông tin về giới tính và tình trạng dậy thì của con nên bác sĩ chưa thể tư vấn kỹ hơn về hướng điều trị cho con được.

Tuy nhiên, nguyên tắc là nếu con không có biến chứng của tình trạng thừa cân, béo phì và giai đoạn dậy thì chưa hoàn tất, bác sĩ sẽ không giảm cân mà ưu tiên phát triển chiều cao. Việc này đòi hỏi sự kết hợp của dinh dưỡng, vận động và lối sống điều độ lành mạnh. Gia đình nên đưa con gia đình cần đưa con đi khám tại cơ sở dinh dưỡng, để các bác sĩ thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết đánh gía tình trạng thừa cân béo phì và các biến chứng của tình trạng này và từ đó có cách điều trị phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Trang, 35 tuổi, Vĩnh Hoà, Nha Trang, Khánh Hoà

Con gái tôi năm nay tám tuổi, cân nặng 24 kg, chiều cao 120 cm, như vậy có phải bé quá thấp so với chuẩn không? Có biện pháp gì giúp bé tăng chiều cao không ạ. Tôi cảm ơn.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Với chiều cao và cân nặng hiện tại, con bạn vẫn trong giới hạn bình thường nhưng chiều cao thiếu khoảng 6,6 cm so với bạn cùng tuổi cùng giới nên với cân nặng hiện tại nhìn con bạn có vẻ cân đối. Để tăng chiều cao cho bé, ngoài vấn đề về gen còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, vận động và ngủ nghỉ, sinh hoạt. Quan trọng nhất là phải cân đối các tỷ lệ vitamin và khoáng chất cho bé, cũng như cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.

Nếu bạn mong muốn bé có một chiều cao và cân nặng lý tưởng thì có thể đưa bé đến những Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động uy tín như Nutrihome để được các bác sĩ khám tư vấn và có thực đơn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bé.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Hoàng Hằng, 31 tuổi, TP.HCM

Tôi năm nay 45 tuổi, có lượng cholesterol trong máu cao, béo bụng. Đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa. Vậy hội chứng chuyển hóa có nguy hiểm không ạ? Có thể trị khỏi không thưa bác sĩ?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Hội chứng chuyển hóa là tập hợp của nhiều bệnh lý tại cùng một thời điểm trên cùng một cơ thể người bệnh như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hội chứng chuyển hóa dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương võng mạc, tổn thương thận và bệnh lý thần kinh ngoại vi...

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Nếu là giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ ưu tiên bằng các phương pháp không dùng thuốc, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng là chế độ dinh dưỡng, vận động và kiểm soát stress.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Phan Thu Hà, 34 tuổi, Chung cư Ecogreen city, Nguyễn Xiển

Cháu có hai bạn, bạn nhỏ 21 tháng và bạn lớn 5 tuổi 4 tháng. Cháu có câu hỏi như sau ạ.

A. Bé trai 21 tháng, cân nặng và chiều cao lúc sinh lần lượt là 3,4 kg và 51 cm (chiều cao không nhớ chính xác). Tình trạng của bé hiện tại 21 tháng cân nặng là 11,5 kg và chiều cao chỉ ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Với bé 21 tháng, bé nhà bạn chiều cao đã suy dinh dưỡng thể thấp còi. Ở độ tuổi này, bé cần ăn ba cử bột hoặc cháo, ba đến năm cử sữa, tổng lượng sữa 600-800 ml một ngày, ăn đa dạng tám nhóm thực phẩm. Để đạt được chiều cao tối ưu, ngoài việc bổ sung vitamin D và canxi, bé còn cần được bổ sung lượng đạm phù hợp, các vi chất khác như kẽm, magie, phospho... Nhưng dinh dưỡng không thôi chưa đủ. Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp não tiết hormone tăng trưởng và chế độ vận động phù hợp cũng góp phần rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánH giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Với bé năm tuổi bốn tháng, hiện chiều cao và cân nặng của bé ở mức bình thường so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Để tăng chiều cao cần phối hợp ba yếu tố gồm dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp thể chất và sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ. Dinh dưỡng của bé ngoài sữa con phải chú ý cân đối lượng canxi, phospho, vitamin và chất đạm. Chơi tất cả các môn thể thao đều có lợi nhưng cần ưu tiên những môn yêu cầu sức rướn như bóng chuyền, bóng rổ...

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Thu Loan, 33 tuổi, Hà Nội

Bé nhà em hiện tám tuổi, cao 1,30 m, nặng 30 kg. Em muốn xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và vận động cho bé để bé phát triển tốt về chiều cao và cân nặng. Em cảm ơn các bác sĩ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Không biết là con bạn là bé trai hay bé gái. Hiện với chiều cao và cân nặng hiện tại con bạn đều phát triển trong khoảng bình thường. So với điểm chuẩn, con bạn dư khoảng 3,5 kg so với bạn cùng tuổi cùng giới. Về chế độ dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc chung là cần cân đối các nhóm thực phẩm, cung cấp đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn tốt cho sức khỏe cũng rất quan trọng. Mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu khác nhau, do đó cần được tư vấn trực tiếp trên mỗi đối tượng.

Chế độ ăn cho bé gồm ba cử chính, sữa trung bình khoảng 400-500 ml sữa một ngày. Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Bên cạnh đó, chế độ vận động phù hợp khoảng 30-60 phút một ngày, ít nhất năm ngày một tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Le Dang Khoi Nguyen, 3 tuổi, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Con nhà tôi 39 tháng, mọi phát triển về vận động, trí óc, ngôn ngữ... cháu đều phát triển bình thường. Cháu rất ít khi ốm vặt, ăn uống tốt, tiêu hóa bình thường nhưng về chiều cao, cân nặng của cháu đều thấp hơn các bạn cùng lứa. Hiện tại cháu cao 93,5 cm, nặng 13 kg. Lúc sinh cháu nặng 2,8 kg. Cháu ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé nhà mình chiều cao và cân nặng vẫn đang trong mức bình thường tuy nhiên hơi thấp hơn so với các bạn cùng tuổi. Ở độ tuổi này, bé cần ăn ba bữa chính, ba bữa bổ sung, ăn đa dạng tám nhóm thực phẩm, uống khoảng 600 ml sữa.

Để đạt được chiều cao tối ưu, ngoài việc bổ sung vitamin D và canxi, bé còn cần được bổ sung lượng đạm phù hợp, các vi chất khác như kẽm, magie, phospho... Nhưng dinh dưỡng không thôi chưa đủ, một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp não tiết hormone tăng trưởng. Chế độ vận động phù hợp cũng góp phần rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánH giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Đỗ Kim Cúc, 38 tuổi, Chung cư Depot Metro, Tham Luong, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM

Nhà em có bé tám tuổi, chiều cao 1,38 m, cân nặng tới 45 kg, cố gắng giảm ăn cho bé rồi, nhưng cân nặng vẩn không giảm, bé hay đói và thích ăn. Mong bác sĩ tư vấn ạ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Con đang có chiều cao tốt, vượt trội so với các bạn cùng tuổi, tuy nhiên với cân nặng của con thì đang gặp tình trạng thừa cân (nếu là bé gái) và béo phì (nếu là bé trai). Cân nặng dư thừa này sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sụn khớp, đặc biệt vùng sụn tăng trưởng đầu xương liên quan đến sự tăng chiều cao của con. Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì cũng tăng nguy cơ dậy thì sớm, các bệnh lý mạn tính sau này.

Ở độ tuổi, bác sĩ không khuyến cáo con ăn kiêng giảm cân vì sẽ gây xáo trộn nội tiết cũng như ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng chiều cao của con khi con dậy thì. Trong trường hợp của con, gia đình nên đưa con đi khám tại các trung tâm dinh dưỡng, để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân, xây dựng cho con khẩu phần ăn khoa học, các bài tập vận động và lối sống phù hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao cho con.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Lê Anh Khoa, 39 tuổi, Tân Mai

Con trai tôi 11 tuổi, cân nặng 52 kg và cao 1,47 m, cháu có hiện tượng thiếu canxi mặc dù uống 200 ml sữa tươi và hai hộp sữa chua hàng ngày, hay uống sữa chua nước. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp chế độ dinh dưỡng, cần bổ sung thực phẩm chức năng để tăng chiều cao. Xin cám ơn bác sĩ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Bé nhà bạn có chiều cao phát triển tốt trong giới hạn bình thường. Với BMI là 24,06, con bạn đã bị béo phì dư 15,5 kg. Con bạn đang ở vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao. Trong độ tuổi này, việc điều chỉnh cân nặng cho bé cần hết sức cẩn thận, vì bé cần dinh dưỡng tối đa để kích thích tăng chiều cao tối ưu. Nếu giảm cân không đúng cách sẽ đồng nghĩa với hạn chế tăng cao. Trong giai đoạn này, bé cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm.

Bên cạnh đó, phối hợp vận động giúp kích thích trẻ ăn uống. Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Chế độ vận động phù hợp khoảng 30-60 phút một ngày, ít nhất năm ngày một tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao. Đối với giai đoạn nhạy cảm này, bác sĩ khuyên bạn nên đưa con đến thăm khám. Các chuyên gia xây dựng chế độ dinh dưỡng - vận động phù hợp với thể trạng của bé, giúp bé phát triển chiều cao và có cân nặng hợp lý trong giai đoạn dậy thì.

Còn về tình trạng thiếu canxi máu bạn cần cho bé đi khám và làm xét nghiệm máu để đánh giá mức độ thiếu canxi hay có kèm theo bất thường các vi chất khác không để có hướng điều trị tốt nhất và phù hợp cho bé.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Nguyễn Mạnh Hoàng, 43 tuổi, Hưng Yên

Con của tôi năm nay 14 tuổi, nặng 78 kg, vậy phải làm thế nào để giảm cân cho cháu. Xin được tư vấn.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Con bạn đang ở vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao. Trong độ tuổi này, việc điều chỉnh cân nặng cho bé cần hết sức cẩn thận, vì bé cần dinh dưỡng tối đa để kích thích tăng chiều cao tối ưu. Nếu giảm cân không đúng cách sẽ đồng nghĩa với hạn chế tăng chiều cao.

Đối với giai đoạn nhạy cảm này, bác sĩ khuyên bạn nên đưa con đến khám để được các chuyên gia xây dựng chế độ dinh dưỡng - vận động phù hợp với thể trạng, giúp bé phát triển chiều cao và có cân nặng hợp lý trong giai đoạn dậy thì

Cảm ơn bạn.