VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 27/5/2024
Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
lehongthampy, 33 tuổi, Quang Trung, P.10, Gò Vấp

Em có hai bé. Bé gái nhà con nay được 4 tuổi, cao một mét, nặng 14,5 kg. Bé trai 12 kg, cao 86 cm, bé 2 tuổi. Khi sinh bé bình thường, bé hay kêu nhức chân nhức tay, không biết có sao không ạ. Ngày trước mẹ lúc nhỏ cũng hay bị như vậy có phải là di truyền không ạ. Nếu là ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé gái bốn tuổi, có cân nặng và chiều cao trong giới hạn bình thường nhưng thiếu 1,6 kg và thiếu 2,7 cm so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Bé trai hai tuổi, có cân nặng và chiều cao trong giới hạn bình thường nhưng thiếu ít (0,2 kg) và thiếu 1,8 cm so với bạn cùng tuổi cùng giới. Hiện tại, hai bé nhà bạn cần cung cấp đủ các dưỡng chât cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé, cũng cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Để tối ưu hóa chiều cao, cân nặng của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Chế độ vận động phù hợp khoảng 30 - 60 phút một ngày, ít nhất năm ngày một tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao. Bạn có thể đưa bé đến Nutrihome để được thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tư vấn chế độ ăn uống - tập luyện giúp bé phát triển tối đa chiều cao trong giai đoạn quan trọng này.

Còn về vấn đề bé hay than nhức chân và tay nhưng bé không có kèm triệu chứng toàn thân nào khác, bé vẫn vui vẻ và hoạt bát thì có thể do đau xương tăng trưởng ở trẻ em - giai đoạn này thường rõ nhất ở bé từ 3-5 tuổi. Đau xương tăng trưởng là chứng bệnh khá thường gặp và được đánh giá là lành tính, do đó cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi con mình mắc phải tình trạng này. Nhưng cần đánh giá chính xác hơn, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ có thể khám và đánh giá toàn diện để đưa ra hướng điều trị và tư vấn phù hợp với tình trạng của bé.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Đỗ Đình Hoàn, 59 tuổi, PBC, Q.Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Tôi năm nay 59 tuổi, cân nặng 56 kg, cao 1,69 m. Tôi muốn tư vấn về chế đo dinh dưỡng và vận động để làm sao tăng cân trở lại mức 59-60 kg như trước đây 4-5 tháng ạ. Xin cám ơn.

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bác,

Việc bác sụt cân trong bốn đến năm tháng vừa qua có thể là nguyên nhân của khẩu phần dinh dưỡng không phù hợp nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý thực thể.

Thế nên trước hết, bác cần đi khám tại chuyên khoa nội để tầm soát phát hiện các nguyên nhân bệnh lý có thể gây nên tình trạng sụt cân của bác. Dựa trên kết quả này, các bác sĩ dinh dưỡng sẽ xây dựng liệu trình dinh dưỡng - vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của bác, giúp bác lấy lại cân nặng đã mất trong các tháng qua.

Cảm ơn bác.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Dũng, 55 tuổi, Láng Hạ, Hà nội

Con trai tôi sinh 30/7/2008, cháu cao 1,53 m, nặng 56 kg. Cháu sức khỏe bình thường, ăn ngủ tốt. Tóc cháu dày nhưng có nhiều sợi bạc, sợi bạc từ góc đến ngọn. Xin hỏi cháu có cần đi khám về tóc hoặc có chế độ ăn uống như thế nào không? Cháu năm nay có biểu hiện của dậy thì, giọng vỡ, bố ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Về vấn đề tóc bạc sớm, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định đến thời điểm nào thì tóc bị bạc, tuy nhiên đó có thể là biểu hiện của bệnh lý da liễu vùng đầu hoặc biểu hiện của kết quả của sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng khác như vitamin B12, kẽm, sắt...Cho nên trường hợp này, bé cần được khám dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Con bạn đang ở vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao. Trong giai đoạn này cần cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời kết hợp với chế độ vận động phù hợp với thể chất con bạn. Những điều này cần cá thể hóa cho con bạn. Do đó, để đạt hiệu quả tốt nhất bác sĩ cần thăm khám về giai đoạn phát triển hiện tại của con mới có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể.

Để tăng chiều cao cần phối hợp ba yếu tố: gồmdinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp thể chất và sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ. Dinh dưỡng của bé ngoài sữa con phải chú ý cân đối lượng canxi, phospho, vitamin và chất đạm. Chơi tất cả môn thể thao đều có lợi nhưng cần ưu tiên những môn yêu cầu sức rướn như bóng chuyền, bóng rổ...

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Bùi Thị Nam Ninh, 27 tuổi, Quận 9, TP. HCM

Con gái của em được sinh thường ở tuần 39, nặng 3,4 kg, dài 50 cm. Lúc 5 tháng, từ khi sinh, đôi khi bé được dặm thêm sữa công thức nhưng tới khi 5 tháng bị tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, nên được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò, chuyển sang dùng sữa thủy phân hoàn toàn thì ngừng tiêu chảy ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Chiều cao và cân nặng của con hiện đang trong khoảng chuẩn phát triển bình thường, nhưng con đã có sự thiếu hụt 1,5 cm chiều cao và 1,2 kg cân nặng so với các bạn cùng tuổi. Có tỷ lệ dị ứng chéo giữa sữa bò và sữa dê nên nếu con có biểu hiện đầy bụng, tiêu lỏng nhầy, bác sĩ khuyên mẹ không nên tiếp tục dùng sữa dê cho con. Đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò, tốt nhất con vẫn nên sử dụng sữa thủy phân hoàn toàn, kết hợp sữa mẹ (nếu mẹ còn sữa và theo chế độ ăn kiêng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò).

Bé dị ứng đạm sữa bò thường có nguy cơ cũng dị ứng các thực phẩm khác, tuy nhiên việc xác định loại thực phẩm dị ứng con cần kiêng cần được khai thác bệnh sử kỹ lưỡng của bác sĩ kèm theo các xét nghiệm dị ứng cần thiết . Vì nếu kiêng khem quá nhiều cũng sẽ dẫn đến con không đủ các chất cần thiết từ thực phẩm gây tình trạng chậm tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của con.

Xét nghiệm dị nguyên có thể thực hiện cho trẻ dưới một tuổi, tuy nhiên kết quả xét nghiệm cần được đọc bởi các bác sĩ dị ứng, kết hợp với biểu hiện lâm sàng của con mới chính xác được. Để tìm ra giải pháp, gia đình cần đưa con đi khám tại cơ sở dinh dưỡng, để các bác sĩ dinh dưỡng - dị ứng thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết để có cách điều trị phù hợp.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Trần Công Phượng, 59 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

Giải pháp hiệu quả và đơn giản nhất cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt (48g). Xin cám ơn!

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Già làng, 60 tuổi, Mỹ Đinh 1, Nam Từ Liêm

Cháu gái tôi 2,5 tuổi, cân nặng chỉ 9 kg, biếng ăn. Khi mới sinh 2,95 kg, 48 cm. Giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là gì? Mong bác sĩ tư vấn ạ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bác,

Rất tiếc bác không cung cấp thông tin về chiều cao của bé để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên với cân nặng như trên, rất có thể em bé đã bị suy dinh dưỡng, cần đi khám ngay tại cơ sở dinh dưỡng để bác sĩ tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Tình trạng suy dinh dưỡng và biếng ăn có nhiều nguyên nhân liên quan đến khẩu phần ăn chưa hợp lý, cho ăn sai cách, sự thiếu hụt vi chất quan trọng liên quan đến tăng trưởng và cảm giác ngon miệng, chế độ sinh hoạt vận động không đúng... Việc điều trị cho tình trạng của em bé suy dinh dưỡng biếng ăn không hề đơn giản và nhanh chóng. Bên cạnh toa thuốc của bác sĩ, còn cần có sự kiên nhẫn phối hợp của gia đình.

Với trường hợp của bé nhà mình, bác có thể đưa con đi khám ở Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome để được đánh giá xem khẩu phần ăn của bé đã đầy đủ chưa. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra những nguyên nhân thực thể hoặc tâm lý dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho toa dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp nhất để cải thiện tình trạng. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm thực phẩm chức năng, sữa hỗ trợ cho bé.

Cảm ơn bác.
Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Hoàng Hạc, 40 tuổi, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Tôi đang bị thừa cân, được biết Nutrihome có dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao theo yêu cầu. Tôi rất muốn tìm hiểu về dịch vụ này, xin bác sĩ tư vẫn cho tôi cách đăng ký tham gia dịch vụ như thế nào, chi phí ra sao, có cần phải khám dinh dưỡng lại trước khi tham gia dịch vụ này hay ...

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Tất cả khách hàng khi đến với Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động cho Trẻ em và Người lớn Nutrihome đều được trải nghiệm dịch vụ khám, tư vấn, điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cao cấp, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn trên thế giới.

1. Khách hàng lấy số thứ tự, đăng ký thông tin và nộp tiền khám tại quầy lễ tân.

2. Khách hàng cũng có thể đặt lịch khám và nhập thông tin trước qua website Nutrihome.vn, qua app Nutrihome. Đến phòng sàng lọc dinh dưỡng - phân tích thành phần cơ thể.

3. Khách hàng sẽ đến phòng khám bác sĩ (dinh dưỡng).

4. Khách hàng đến quầy thu ngân: nộp tiền siêu âm, xét nghiệm - chẩn đoán cận lâm sàng.

5. Khách hàng đến phòng khám y học vận động: khám với bác sĩ y học thể thao - vận động.

6. Khách hàng đến phòng hướng dẫn tập luyện: hướng dẫn vận động - tập luyện

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem tại đây.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Thanh Vy, 37 tuổi, Bến Tre

Con tôi năm nay 10 tuổi bé ước mơ làm cầu thủ đá bóng, tuy nhiên năm 9 tuổi bé từng bị ngã gãy chân, dù vết thương đã lành nhưng tôi vẫn lo lắng không biết vết thương có để lại di chứng gì không. Làm cách nào để biết mức độ hồi phục của chân bé và làm sao để vết thương hồi ...

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Gãy xương ở trẻ em, nhất là ở thân xương thường ít để lại di chứng. Nếu bé bị gãy ở đầu xương gần khớp thì cần được theo dõi các biến chứng do xương tăng trưởng, nhất là khi bé sắp vào giai đoạn dậy thì là lúc cơ xương khớp tăng nhanh nhất. Bạn nên đưa bé đi khám ở Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome. Tại đây có đủ các máy móc, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ y học vận động giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám cho bé, sớm phát hiện bất thường cơ xương khớp và có hướng điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng về sau.

Cảm ơn bạn.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Thủy Tiên, 37 tuổi, TP.HCM

Bé trai nhà tôi năm nay 8 tuổi, dạo gần đây bé hay than đau nhức xương nhất là vào buổi tối. Vị trí đau là mặt trước của đùi và đau trong bắp chân. Xin bác sĩ cho hỏi con trai tôi bị gì, và tôi nên đưa con đến đâu để kiểm tra?

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Nếu tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em chỉ xảy ra vào ban đêm, mà ban ngày các em vẫn hoạt động, vui chơi và học hành bình thường thì đa số trường hợp đau là do tăng trưởng. Đau thường xảy ra ở trẻ 5-10 tuổi, gái nhiều hơn trai, cơ địa thường có sức khoẻ kém. Đặc biệt, tình trạng này thường hay gặp trong những gia đình mà cha mẹ hay cải vã trước mặt con cái. Hướng xử trí cho trường hợp này là: giảm chạy nhảy, thuốc bổ, giảm đau, vận động nhẹ, cơn đau sẽ dần hết.

Ngoài ra, bạn nên cho cháu đến những Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome để được chẩn đoán và điều trị đầy đủ. Nutrihome là nơi khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc Dinh dưỡng - Y học Vận động cho tất cả các đối tượng khách hàng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tuổi học đường, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người muốn nâng cao sức khỏe, giữ gìn nhan sắc, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm đến người mắc các bệnh lý cần hỗ trợ dinh dưỡng - vận động như trường hợp của cháu nhà bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Khải Hoàng, 34 tuổi, Bình Dương

Ở Nutrihome có tầm soát loãng xương cho trẻ em dưới 7 tuổi không ạ?

BS CKII Trần Thị Thanh Nga

Chào bạn,
Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tình trạng loãng xương, là cơ sở khoa học giúp các chuyên gia đưa ra giải pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Quỹ Loãng xương Quốc gia Mỹ (National Osteoporosis Foundation) khuyến cáo, những đối tượng cần đo mật độ xương gồm:

Người có tiền sử gãy xương sau 30 tuổi; có người thân (cha mẹ ruột, anh chị em ruột) từng bị gãy xương; hút thuốc lá; cân nặng thấp (dưới 56 kg)... Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên; phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh; phụ nữ từng được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian dài (trên 10 năm); nam giới từ 70 tuổi trở lên; nam giới có các yếu tố nguy cơ: giảm năng tuyến sinh dục nam hypogonadism, tăng glucocorticoid, nghiện thuốc lá và rượu, suy thận...

Trường hợp con bạn mới bảy tuổi nên chưa có chỉ định để tầm đo mật độ xương. Tuy nhiên bạn có thể đưa con đi khám dinh dưỡng để sớm phát hiện những dấu hiệu còi xương hay thiếu vi chất, giúp xương chắc khỏe nhằm điều trị sớm và kịp thời giúp bé phát triển tối ưu chiều cao cân nặng và phòng tránh loãng xương về sau.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Ninh, 40 tuổi, Quận 3, TP.HCM

Chân vòng kiềng có phải là bất thường về cơ xương khớp không ạ. Con em từ nhỏ đã bị vòng, em có nắn chân cho bé nhưng hình như không ăn thua. Bé giờ được tám tháng rồi mà chân vẫn cong nên em rất lo ngại về thẩm mỹ và việc đi của bé sau này. Không biết với trường hợp con em ...

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Khi mới sinh, trẻ bình thường luôn có gối quẹo trong do tư thế nằm tròn trong bụng mẹ. Sau đó, sự phát triển cơ xương và khớp giúp cho bé biết bò, trườn, ngồi lên và đứng lên đi lúc 11 - 12 tháng tuổi. Các cơ duỗi phát triển mạnh dần làm tay và chân thẳng ra dần. Gối thẳng ra lúc 18 - 19 tháng tuổi và quẹo ra ngoài từ từ lúc 3,5 đến 4 tuổi rồi lấy lại dộ thẳng bình thường lúc 6 - 7 tuổi. Đó là diễn tiến tự nhiên của khớp gối, không cần điều trị, chỉ cần theo dõi sát sao.

Nếu chưa yên tâm về sự phát triển cơ, xương, khớp của bé, bạn nên đưa bé đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome ngay để các bác sĩ thăm khám, chấn đoán, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nếu phát hiện thấy bất thường.

Cảm ơn bạn.

Mẹ bầu: Thực đơn cho mẹ bầu/Tăng cân cho mẹ bầu/Thể thao cho mẹ bầu
Kim Quyên, 29 tuổi, Cần Thơ

Chị gái mình sinh được bốn tháng rồi mà sữa không đủ cho bé bú, nhìn xót lắm phải bú thêm sữa ngoài là chính. Bà nội bà ngoại ngoài lo lắng thì cũng trách móc nữa, cho em hỏi là cách nào cải thiện cho sữa của chị em nhiều hơn không ạ?

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tại cháu của bạn bốn tháng tuổi, dinh dưỡng hoàn toàn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức bổ sung. Không có sữa mẹ xấu mà chỉ lo mẹ không đủ sữa hoặc sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng khiến bé không thể phát triển tối ưu.

Vì vậy, đầu tiên để cho lượng sữa mẹ cải thiện, mẹ cần có chế độ ăn hợp lý đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức, uống đủ nước hàng ngày và uống thêm lượng nước cung cấp cho việc tạo sữa. Mẹ có thể cho bé bú trực tiếp theo nhu cầu của trẻ, mỗi cử bú kéo dài 15-20 phút, bú mỗi ba tiếng một lần. Nếu đã áp dụng các cách trên mà không hiệu quả, mẹ nên làm xét nghiệm phân tích sữa mẹ. Việc phân tích thành phần sữa mẹ là cơ sở khoa học để các chuyên gia thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ, đảm bảo sữa mẹ đầy đủ các chất đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho bé một khởi đầu toàn diện.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Văn Thị Thúy, 34 tuổi, Hà Nội

Bé nhà em bé trai hiện tại là 14 tháng, nặng 12,5 kg chiều cao 75 cm, hiện tại em thấy bé thấp hơn so với tiêu chuẩn em sợ trong tương lai bé sẽ thấp lùn nên đang cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé phát triển đúng tiêu chuẩn. Lúc sinh bé nặng 3,2 kg, còn chiều dài thì ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Với chiều cao và cân nặng hiện tại, con bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường nhưng thiếu 3 cm và vượt 2,4 kg so với bạn cùng tuổi cùng giới. Khi so cân nặng trên chiều cao hiện tại, con bạn dư 3 kg nên nhìn con bạn dư ký so với chiều cao hiện tại. Vấn đề của bé là tăng chiều cao để giúp bé phát triển cân đối giữa cân nặng và chiều cao.

Để tăng chiều cao cho bé, ngoài vấn đề về gen còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, vận động và ngủ nghỉ, sinh hoạt. Quan trọng nhất là phải cân đối các tỷ lệ vitamin và khoáng chất cho bé, cũng như cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.

Nếu bạn mong muốn bé có một chiều cao và cân nặng lý tưởng thì có thể đưa bé thăm khám bác sĩ để đượ tư vấn, có thực đơn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bé.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Mai Khanh, 38 tuổi, Hải Hậu, Nam Định

Tôi cơ địa huyết áp thấp, cân nặng 48 kg. Mỗi ngày tôi uống tầm 1-1,5 lít nước. Tuy nhiên, vào mùa đông thường đi tiểu tiện rất nhiều lần, tầm 8-10 lần trong ngày, 1-2 lần trong đêm. Kết quả siêu âm thận và niệu quản không có gì bất thường. Do sợ nguy cơ bị bệnh thận (đi tiểu tiện nhiều) nên tôi ...

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Về vấn đề đi tiểu nhiều chưa hẳn là bệnh lý cần đánh giá thêm nhiều thứ mới có thể xác định được. Khi thời tiết lạnh cũng sẽ làm cho bạn đi tiểu nhiều lần, để hạn chế tiểu đêm, bạn nên uống ít nước sau 20h.

Để đánh giá tình trạng của thận chúng ta sẽ dựa vào các xét nghiệm chứ không dựa vào triệu chứng của đi tiểu nhiều. Nếu tiểu lắt nhắt có thể đó là bệnh của đường tiết niệu như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu, viêm bàng quan, bàng quang thần kinh... Bạn nên đi kiểm tra lại. Nếu đã được kết luận là hệ thận niệu bình thường thì bạn có thể yên tâm. Về chế độ ăn, mặn nhạt cần dựa vào khẩu phần của bạn và huyết áp cụ thể của bạn mới có thể đưa ra lời khuyên được.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Phạm Thị Bích, 36 tuổi, Chung cư Quân khu 7, Quận 12

Cháu nhà em được 22 tháng, lúc mới sinh cháu bị hở thành bụng. Sinh mổ lúc thai 36 tuần 5 ngày, (cháu nặng 2,4 kg khi sinh) khi mổ xong cháu nhập viện nhi đồng thành phố chữa đến nay sức khỏe ổn định, cháu khỏe mạnh nhanh nhẹn, không bị ốm vặt. Ăn uống được nhưng sao cháu không tăng ký dù đã ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về chiều cao và giới tính của bé để việc đánh giá dinh dưỡng được chính xác hơn. Tuy nhiên cân nặng theo tuổi của trẻ dù là trai hay gái thì vẫn đang phát triển trong khoảng chuẩn bình thường tuy nhiên bé đang nhẹ cân hơn so với các bạn cùng tuổi, cùng giới. Trẻ ăn uống nhiều nhưng không tăng cân có thể do tình trạng nhiễm giun của cháu. Vì vậy, gia đình nên cho cháu tẩy giun định kỳ mỗi sáu tháng.

Ngoài ra việc cháu ăn được tuy nhiên chưa hẳn đã đảm bảo về mặt nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ vì cần khảo sát khẩu phần ăn uống thông thường của trẻ để ước tính ra được mức năng lượng và dinh dưỡng cung cấp hàng ngày. Ở độ tổi của bé mỗi ngày trẻ sẽ ăn ba bữa cháo hoặc bột; uống 600-800 ml sữa mỗi ngày. Chế độ ăn của bé cần đa dạng trong tám nhóm thực phẩm, năng lượng cho trẻ cần được tính toán đủ cho việc hoạt động cũng như phát triển và tăng cân.

ì vậy, gia đình có thể đưa bé đến trung tâm dinh dưỡng và Y học vận động Nutrihome để được khám và điều trị một cách toàn diện, khoa học và hiệu quả nhất. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyen Le Ha An, 4 tuổi, Bình Dương

Bé gái nhà tôi nặng 12 kg, 3,5 tuổi. Ở trường bé ăn uống bình thường nhưng về nhà bé không thích ăn cơm, sữa tươi bé rất thích uống, nói cung về sữa loại nào bé cũng uống được. Vậy mình có can thiệp gì không thưa bác sĩ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về chiều cao của con để bác sĩ đánh giá được chính xác hơn nhé. Hiện mức cân nặng của con đang phát triển trong khoảng bình thường tuy nhiên thấp hơn so với trung bình của những bạn cùng tuổi, cùng giới. Ở độ tuổi, bé sẽ ăn từ ba bữa cơm và thức ăn, hai đến ba bữa sữa, sữa chua và thức ăn nhẹ như trái cây hoặc bánh, sữa nên uống 400-600 ml mỗi ngày.

Việc ở trường ăn uống bình thường nhưng ở nhà bé không thích ăn cơm có thể là do nguyên nhân tâm lý. Vì vậy lúc ở nhà khi cho ăn, bố mẹ ăn cùng bé để bé có thể cảm nhận không khí thoải mái, ấm áp trong bữa ăn, không bắt ép ăn hay quát mắng trẻ. Ngoài ra, gia đình cũng nên tìm hiểu thêm về việc ăn uống ở trên trường của bé để nắm thêm thông tin cần thiết về dinh dưỡng, mức năng lượng, các thực phẩm con thích ăn.

Trước bữa ăn tối ở nhà không nên cho trẻ ăn vặt. Nếu bé không thích ăn cơm có thể tìm cách chế biến các món ăn thay thế trong cùng nhóm thức ăn, ví dụ cơm, khoai, mì, phở thì đều là nhóm tinh bột, có thể chuyển đổi qua về các nhóm này với nhau.

Mẹ bầu: Thực đơn cho mẹ bầu/Tăng cân cho mẹ bầu/Thể thao cho mẹ bầu
Lê Thị Thuỳ Dung, 27 tuổi, Tân Bình, Đồng Xoài, Bình Phước

Hiện nay em 27 tuổi, cao 1,55 m nặng 43 kg. Em muốn tăng cân nhưng không được. Em cũng xuyên bị khó ngủ. Sắp tới em chuẩn bị mang bầu, bác sĩ tư vấn cho em chế độ ăn uống tập luyện để tăng cân trong thời giang mang thai với ạ. Em xin cảm ơn.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Cân nặng hiện tại của bạn so với chiều cao thì nhẹ hơn mức bình thường, bạn đang ở tình trạng thiếu năng lượng trường diễn mức độ 1. Bạn cần phải tăng ít nhất là từ hai kg trở lên. Bạn đã muốn tăng cân chứng tỏ bạn đã quan tâm đến sức khỏe của mình. Nhưng để tăng cân thì việc đầu tiên cần xem xét là tại sao mình nhẹ cân và muốn tăng cân nhưng không tăng được.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này, bởi vì sức khỏe con người là tổng hòa của các yếu tố về thể xác, tinh thần và môi trường xã hội. Khó ngủ, lo lắng cũng là một nguyên nhân chứ không phải là tất cả. Công việc tìm nguyên nhân cần đòi hỏi sự xem xét, khám và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng tổng thể, tình trạng bệnh lý, đặc biệt là tình trạng dinh dưỡng và sinh hoạt làm việc vận động của bạn. Khi cần thiết bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm, các phân tích các vi chất, các thành phần bên trong cơ thể của bạn để tìm kiếm nguyên nhân, từ đó mới giúp bạn tăng cân hợp lý.

Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn của bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng chẩn đoán và xử lý đúng cách với chế độ ăn uống cụ thể, với mức năng lượng phù hợp sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể. Đồng thời bác sĩ y học vận động sẽ đưa ra chế độ sinh hoạt và vận động đúng với tình trạng của bạn.

Bạn cần đến Trung tâm dinh dưỡng và y học vận động NutriHome để được khám và xử trí một cách tốt nhất, giúp bạn tăng cân phù hợp và có một sức khỏe tốt, giúp cho việc chuẩn bị mang thai và sinh nở tốt đẹp.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trần Thanh Lan, 34 tuổi, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

Bé nhà em sinh ra nặng 2,7 kg, chiều dài 48 cm, sinh đủ tháng. Tuy nhiên, đến giờ cháu tròn 4 tuổi mới cân nặng 11,5 kg, cao khoảng 91 cm. Cháu ăn mỗi bữa được nửa bát cơm mỗi bữa, ba bữa một ngày, thêm thức ăn và rau, ngày uống khoảng 120 ml sữa, ngoài ra có ăn thêm hoa quả hoặc ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Với chiều cao và cân nặng hiện tại thì con bạn đang ở mức suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu cân. Nếu là bé gái thiếu 4,6 kg và thiếu 11,7 cm so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Cỏn nếu con bạn là bé trai thi thiếu 4,8 kg và thiếu 12,3 cm so với bạn cùng tuổi cùng giới. Với chế độ ăn hiện tại thì chưa đủ nhu cầu với bé. Ở độ tuổi này bé cần ăn 3 bữa chính, 3 bữa bổ sung, ăn đa dạng 8 nhóm thực phẩm, uống khoảng 500 ml sữa. Đồng thời là một chế độ vận động phù hợp để kích thích con ăn uống. Để có thể hiểu rõ về khẩu phần ăn của bé sao cho hợp lý bạn nên đưa con đến bác sĩ dinh dưỡng. Ngoài thăm khám bác sĩ còn có thể cho con làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Nếu bạn mong muốn bé có một chiều cao và cân nặng lý tưởng thì có thể đưa bé đến những Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động uy tín như Nutrihome để được các bác sĩ khám tư vấn và có thực đơn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bé. Về vấn đề nghiến răng của trẻ thì có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là do bé bị kích thích ban ngày nhiều quá nên ban đêm căng thẳng thần kinh. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng này. Một nguyên nhân nữa là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ... Nếu tất cả nguyên nhân trên đều không đúng thì có thể đó là do thói quen sinh lý của trẻ, khi lớn tuổi bé sẽ hết tình trạng này.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hùng Hoàng, 35 tuổi, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Các bất thường cơ xương khớp bẩm sinh phổ biến ở trẻ em hiện nay là gì? Tác hại của chúng đối với trẻ ra sao nếu không được can thiệp sớm? Như con em bị lưng gù, có phải là bất thường xương khớp không ạ, em lo quá, làm sao giúp con em với? Em xin cảm ơn.

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Cột sống của trẻ lúc mới sinh có hình chữ C, sau đó thay đổi dần độ cong khi đứa bé bắt đầu ngồi, đứng lên rồi chạy nhảy tạo ra các độ cong ở 4 chỗ: cổ, ngực, lưng và mông chậu. Cột sống lưng cong với bề lồi ra sau thường 20-40 độ, nếu lớn hơn 40 độ xem như bị gù.

Gù có nhiều nguyên nhân, gù do tư thế có thể cải thiện bằng cách đứng thẳng lưng. Ngoài ra, gù còn có gù bẩm sinh, bệnh gù Scheuermann, cột sống gù quá mức sau phẫu thuật hay do viêm cột sống.

Tóm lại, bạn nên đưa cháu đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome để được các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, y học vận động thăm khám, đánh giá và điều trị hiệu quả.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hùng, 40 tuổi, Quảng Nam

Tôi có một bé trai năm nay bảy tuổi. Kết thúc năm học lớp một, bé có dấu hiệu vẹo cột sống do tư thế ngồi học không đúng suốt một năm trời. Cho tôi hỏi liệu bây giờ tôi đưa bé đi chữa trị có còn kịp không, và có cơ sở nào uy tín giúp bé khắc phục tình trạng này ạ?

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Vẹo cột sống ở trẻ em có hai loại: vẹo cột sốngchức năng (tư thế sai, hai chân không bằng nhau, đau lưng co rút cơ, bàn chân bẹt) và vẹo cột sống cấu trúc (bệnh về thần kinh cơ bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ, bẩm sinh và không rõ nguyên nhân (90%). Cần khám chuyên khoa mới biết bé nhà bạn bị vẹo cột sống có phải do tư thế hay do nguyên nhân khác.

Bạn nên đưa bé đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome ngay để các bác sĩ đánh giá mức độ vẹo cột sống của trẻ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cảm ơn bạn.