VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 3/7/2024
Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Hoàng Lê, 26 tuổi, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Em là Hoàng 26 tuổi, em mắc nhiều bệnh mãn tính. Thận mãn tính, viêm bàng quang thành dày mãn, viêm dây thần kinh chùm đuôi ngựa. Bác sĩ có thể tư vẫn giúp em một thực đơn cụ thể được không ạ? Em cám ơn bác sĩ.

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Đối với trường hợp mắc nhiều bệnh mãn tính như bạn, bác sĩ cần thăm khám mới có thể đánh giá được. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời nhé!

Cảm ơn bạn.

Xét nghiệm: Sữa mẹ/Vi chất dinh dưỡng/Vitamin A, D, E, B...
Hồng, 19 tuổi, Hải phòng

Cho em xin địa chỉ khám Nutrihome ở TP HCM ạ. Cảm ơn bác sĩ.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Địa chỉ Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome ở TP HCM là 198 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận. Rất cảm ơn bạn và gia đình đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tại Trung tâm.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Nguyễn Việt Anh, 43 tuổi, Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp

Khoảng bốn tháng nay em hay bị tỉnh giấc ban đêm. Khoảng hai giờ sáng tỉnh giấc và một tiếng sau mới ngủ lại được. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì và nên thăm khám ở đâu? Năm nay em 43 tuổi ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều!

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Trường hợp của bạn trước hết nên điều chỉnh các vấn đề căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tập thói quen ngủ sớm đúng giờ, tránh dùng chất kích thích như rượu, bia, cafe thuốc lá trước khi đi ngủ; tạo môi trường ngủ thoải mái. Sau khi kiểm tra hết các vấn đề này thì mới nghỉ đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, bệnh thận... Nếu vẫn không có bệnh lý thực thể thì bạn sẽ đi khám các chuyên khoa về mất ngủ do nguyên nhân tâm thần kinh. Tùy thuộc vào triệu chứng của bạn mà sẽ có những tư vấn khác nhau. Bạn có thể khám khoa nội tổng quát, khoa tâm lý, tâm thần.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Công Đan, 35 tuổi, Bắc Ninh

Con của em năm nay 5 tuổi, cháu cân nặng 17 kg, chiều cao 107 cm. Cháu hoạt bát năng động, chạy nhảy suốt ngày, ăn uống tốt mà không thấy cháu tăng cân và chiều cao ạ. Xin hỏi bác sĩ chế độ ăn cho cháu để tăng chiều cao cũng như cân nặng.

TS BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Với số đo như trên, con đã có sự thiếu hụt về cân nặng và chiều cao so với các bé cùng tuổi, cùng giới. Tuy nhiên, do bạn chưa cung cấp thông tin về giới tính và số tháng tuổi của con nên bác sĩ chưa thể kết luận chính xác mức độ của sự thiếu hụt này. Con ăn uống chạy nhảy tốt mà vẫn thiếu cân, thiếu cao có thể do chế độ ăn của con chưa cân đối gây sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D. Ngoài ra, có thể do giấc ngủ của con chưa hiệu quả,chưa xổ giun... Trường hợp này, gia đình nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế dinh dưỡng để bác sĩ khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Đinh Thị Minh Nguyệt, 46 tuổi, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức

Con trai tôi 17 tuổi, cao 1,76 m, nặng 83 kg. Bé tập gym một giờ trong ngày, tập võ 1,5 giờ trong ngày. Vậy cân nặng này có dư không, chế độ ăn như thế nào là hợp lý. Hiện nay bé ăn ít tinh bột, nhiều rau và trái cây, đạm động vật, ít mỡ, uống sữa tươi không đường. Chế độ ăn ...

BS Trần Thị Trà Phương

Chào bạn,

Theo tông tin bạn đưa ra thì con bạn đang trong tình trạng thừa cân. Để giảm cân an toàn và hiệu quả, chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất cũng như là chế độ luyện tập phù hợp với cơ thể cùng với việc ngủ đủ giấc. Thường thì 6-8 tiếng một ngày và tránh ngủ quá khuya. Trong trường hợp bạn muốn cho con tăng cơ giảm mỡ hoặc đạt được thể trạng như mong muốn có thể đến Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome để được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, từ đó thiết lập thực đơn cá thể hóa và chương trình tập luyện khoa học. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Bùi Minh Thắng, 32 tuổi, Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hoà

Bé trai nhà em hôm nay được một tháng 23 ngày tuổi; chiều cao là 57 cm, cân nặng 4,7 kg, vòng đầu 37 cm. Bé chuẩn bị tiêm 6.1, phế cầu và uống rota. Bác sĩ cho em hỏi có nên tiêm và uống cùng lúc không hay phải chia ra nhiều ngày ạ. Cảm ơn bác sĩ.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Hiện nay, các bằng chứng khoa học đã đủ để chứng minh tiêm nhiều mũi vaccine có lợi cho trẻ. VNVC đã hoạt động từ năm 2017, cung cấp hàng triệu mũi vaccine và luôn áp dụng chính sách tiêm nhiều mũi vaccine một lần chính là minh chứng rõ nhất cho sự an toàn này. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiêm một lúc nhiều mũi cho bé, nhưng cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thu Ánh, 28 tuổi, P.16, Q.8, TP.HCM

Em có hai bé gái. Bé đầu 26 tháng. Lúc mới sinh, chiều dài bé là 50 cm, 3 kg; nay bé 90 cm, 13 kg. Em cho bé uống sữa tươi từ một tuổi. Em nghe mọi người nói nhiều loại sữa giúp bé tăng chiều cao. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Bà ngoại thì lại muốn bé uống sữa để mập ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé đầu của bạn có chiều cao vượt trội so với tuổi. Do đó, cân nặng theo tuổi của con dù lớn nhưng so với chiều cao như vậy là bình thường. Các lọai sữa tăng chiều cao và cân nặng thường được chỉ định cho các bé suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu chiều cao. Do con đang phát triển tối ưu nên việc sử dụng các sữa cho con tại thời điểm này là chưa cần thiết. Cân nặng hiện tại đã phù hợp với chiều cao của con và con không nên tăng thêm, vì lượng cân nặng dư thừa sẽ tác đông xấu lên sụn, khớp, đặc biệt là sụn tiếp hợp đầu xương là phần sụn giúp phát triển chiều cao của con, đồng thời tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, dậy thì sớm và các bệnh mãn tính khi con lớn. Các dòng sữa thông thường trên thị trường là phù hợp với con, nếu con không có vấn đề về dị ứng sữa.

Bé thứ hai của bạn đang phát triển trong khoảng chuẩn nhưng có sự thiếu hụt về chiều cao so với tuổi. việc tăng chiều dài hơi chậm có thể do bé chưa được bổ sung vitamin D, hoặc do lượng canxi trong sữa mẹ không đủ cho bé nếu bé đang bú mẹ. Gia đình có thể đưa con đi khám để các bs dinh dưỡng khám, làm xét nghiệm kiểm tra vitamin D, kẽm, canxi... và đánh giá chất lượng sữa mẹ, từ đó tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Bình, 44 tuổi, TP. HCM

Tôi có đứa con trai 15 tuổi, cao 1,60 m, nặng 42 kg. Lúc còn nhỏ, cháu rất mập mạp, nhưng từ năm chín tuổi cháu mổ cắt bỏ ruột thừa; nên tôi thấy con mình lại khó tăng cân và khó hấp thu dù tôi luôn cho con ăn uống rất đầy đủ. Tôi muốn được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn cho ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Chiều cao và cân nặng con bạn đang trong mức bình thường tuy nhiên đã thấp hơn so với mức trung bình của các bạn cùng tuổi cùng giới. Con bạn đang ở vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao. Trong giai đoạn này, con cần cung cấp đủ các dưỡng chât cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời kết hợp với chế độ vận động phù hợp với thể chất. Những điều này cần cá thể hóa cho con. Do đó để đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ cần thăm khám về giai đoạn phát triển hiện tại của con mới có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể.

Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với quá trình tăng trưởng của trẻ: nguy cơ thấp còi giảm 47% và nguy cơ thiếu cân giảm tới 74%. Thế nhưng, không phải cứ ăn nhiều trứng là tốt, thậm chí còn gây tác dụng ngược, hại cho sức khỏe trẻ. Ở trẻ em, do hệ tiêu hóa chưa phát triển do đó lượng trứng ăn vào thay đổi tùy theo lứa tuổi, cụ thể:

- Trẻ 6-7 tháng tuổi: 1/2 lòng đỏ trứng gà mỗi bữa, 2-3 lần mỗi tuần.

- Trẻ 8-12 tháng tuổi: một lòng đỏ mỗi bữa, 3-4 lần mỗi tuần.

- Trẻ 1-2 tuổi: 3-4 quả trứng mỗi tuần hoặc một lòng đỏ mỗi ngày.

- Trẻ trên 2 tuổi: một quả một ngày.

Cách chế biến trứng cũng rất quan trọng, tốt nhất là luộc đến khi vừa chín tới sẽ giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng của trứng. Nếu định chiên hoặc xào, hãy chọn dầu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương... (vốn là nguồn chất béo tốt) thay vì mỡ động vật (nếu chiên lần nữa sẽ thành nguồn chất béo không có lợi).

Ngũ cốc là thực phẩm tốt giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Hạnh nhân, đậu phộng (lạc), vừng, ngũ cốc... là các loại hạt rất giàu các axit béo không no giúp trẻ phát triển trí não và các khoáng chất như canxi giúp bé cao khỏe. Tuy nhiên cần cân đối các nhóm thực phẩm, cung cấp đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm hàng ngày. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đáng giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hương Đặng, 36 tuổi, Trần Não, Q. 2

Con trai tôi sáu tuổi, cân nặng 18 kg, 1,33 m. Theo chuẩn chiều cao và cân nặng của WHO, thì bé đang bị thiếu chiều cao và cân nặng. Bé thường hay có thân nhiệt cao (trong khoảng 37-38 độ C), biếng ăn, hấp thu không tốt, thể chất yếu. Nhờ bác sĩ tư vấn để cải thiện chiều cao cân nặng và sức ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Xét nghiệm: Sữa mẹ/Vi chất dinh dưỡng/Vitamin A, D, E, B...
Tùng, 26 tuổi, HCM

Em mới sinh bé thứ hai được bốn tháng, bé đầu sữa về ít nhưng bé vẫn tăng cân đều, lần này sữa có phần nhiều hơn hẳn nhưng bé lại không tăng cân, chỉ phát triển chiều dài nên em sợ bé thiếu chất. Cho em hỏi với dịch vụ phân tích thành phần sữa mẹ sẽ phân tích được bao nhiêu thành phần ...

BSCK II Trần Thị Thanh Nga

Chào bạn,

Tại Nutrihome có dịch vụ phân tích thành phần sữa mẹ, sẽ cho chị hiểu rõ về chất lượng sữa của mình. Máy sẽ cho ra kết quả về nồng độ các chất sinh năng lượng là đạm đường, béo; nồng độ các chất khoáng bao gồm canxi, sắt, kẽm, năng lượng, tỷ trọng và lượng nước. Từ kết quả đó, bác sĩ có thể tư vấn và hướng dẫn cho bạn một chế độ ăn phù hợp để cải thiện chất lượng sữa mẹ nếu cần.

Bạn không cần chuẩn bị gì, chỉ cần tới trung tâm là sẽ được chỉ định đi lấy mẫu. Các bạn tư vấn hướng dẫn cho bạn cụ thể. Thời gian xét nghiệm tầm một tiếng. Bạn sẽ lấy 15 ml sữa để có thể có kết quả tốt nhất. Giá xét nghiệm và tư vấn kết quả hiện ở trung tâm là 250.000 đồng. Tuy nhiên, bạn có thể mua gói khám tư vấn và các dịch vụ cộng thêm là đo thành phần cơ thể, khảo sát khẩu phần, thiết kế thực đơn với tổng chi phí là 450.000 đồng. Ngoài ra, bạn nên đưa bé đi cùng, nếu các bác sĩ cảm thấy cần thiết thì sẽ chỉ định thăm khám cho bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thành Trung, 18 tuổi, Hoàng Liên, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai

Cháu năm nay 18 tuổi và đã dậy thì xong, nhưng chiều cao cháu mới đạt 1,63 m, khá thấp so với các bạn đồng trang lứa. Cháu muốn được tư vấn của bác sĩ để có thể cải thiện chiều cao ạ. Cháu xin cảm ơn!

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Khi quá trình dậy thì hoàn tất, thiều chiều cao sẽ tăng rất chậm trước khi dừng hẳn vào năm 25 tuổi. Do bạn đã dậy thì xong, việc tăng thêm chiều cao cho bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với trước giai đoạn dậy thì, và sự thành công của các phương pháp điều trị sẽ không thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, sự khác biệt về chiều cao của bạn so với các bạn cùng trang lứa vẫn có thể giảm được nếu bạn tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Bạn nên đi khám tại trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ khám toàn diện, làm xét nghiệm tổng quát đánh giá về sự thiếu hụt vi chất cần thiết cho sự tăng chiều cao như vitamin D, canxi, kẽm... Tại đây, các bác sĩ sẽ thiết kế cho bạn khẩu phần dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao, cũng như hướng dẫn các bài tập vận động, lối sống phù hợp để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Hoàng Xuân Nam, 30 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

Cháu năm nay 30 tuổi cao 160 cm cân nặng 49 kg, công việc ngồi máy tính văn phòng. Cháu làm công việc nhàn nhã, thể thao đều đặn mỗi ngày, ăn uống đầy đủ mà mãi không thấy tăng cân. Cổ tay, cổ chân cháu cũng hơi nhỏ và còn nhô xương nữa ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân vì sao cháu ...

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Để tăng cân, bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động. Năng lượng ăn vào phải lớn hơn năng lượng tiêu hao. Cân đối tỉ lệ đường:đạm:béo là 60%:15%:25%. Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần phối hợp vận động phù hợp với cơ thể để kích thích ăn uống. Bạn cần được tư vấn kỹ hơn với bác sĩ dinh dưỡng để đánh giá khẩu phần, xây dựng thực đơn đồng thời kiểm tra đánh giá các tình trạng gây cản trở việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cần làm các xét nghiệm đánh giá sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng cần được hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp với cơ thể để kích thích cảm giác ăn uống. Bạn cũng cần phối hợp với chế độ ngủ nghỉ, sinh hoạt làm việc hợp lý.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Cung Truong, 58 tuổi, Long An

Cháu tôi bốn tuổi, kén ăn. Gia đình đã thử đủ cách từ ép ăn đến dụ ăn. Cháu không thiếu ăn, ăn uống có khoa học, nhưng vẫn chỉ có 12-13 kg. Xin bác sĩ hãy tư vấn giúp tôi thế nào để cháu có thể tăng cân, tăng chiều cao. Cháu rất khỏe mạnh, hầu như quanh năm không bị bệnh gì trừ ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trúc Ly, 33 tuổi, TP. HCM

Con của em vừa tròn năm tuổi (sinh năm 2015), chỉ nặng 16 kg; cao 1,1 m. So với các bạn học lớp Lá chung bé ốm lắm ạ. Bé ăn cũng nhiều. Cha bé cũng ốm từ nhỏ, tới giờ 35 tuổi; cao 1,7 m mà nặng có 53 kg. Em xin hỏi bé vậy là do di truyền hay sao ạ? Em xin ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Cân nặng chiều cao của bé hiện đang phát triển trong khoảng bình thường, tuy nhiên cân nặng theo chiều cao của bé thấp hơn so với mức chuẩn trung bình của các bạn bè cùng tuổi và cùng giới. Để phát triển cân nặng của bé cần có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Bé ăn rất nhiều nhưng có thể thành phần dinh dưỡng chưa cân đối chưa đầy đủ các chất dinh dưỡng, bên cạnh đó còn có thể có các bệnh mãn tính tiềm ẩn mà em chưa được biết.

Mẹ nên đưa bé đến Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome, các bác sĩ dinh dưỡng đầu ngành và xét nghiệm chuyên sâu giúp điều trị bệnh lý của bé được chính xác nhất. Từ đó, sẽ tìm hiểu được nguyên nhân vì sao mà bé gầy; từ đó sẽ có thực đơn cụ thể, có lộ trình để em tăng cân tốt hơn. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
, 1 tuổi, Quảng Nam

Cháu nhà tôi hiện tại 10 tháng tuổi, cân nặng 8,5 kg, chỉ mới lật chứ chưa ngồi, bò được. Khi sinh, cháu sinh non 34 tuần, cân nặng 1,8 kg. Vợ em rất ít sữa, nên cháu uống sữa công thức từ lúc sinh đến giờ. Hiện cháu đang ăn dặm nhưng ăn rất ít. Vợ em đổi món liên tục, nhưng cháu chỉ ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Rất tiếc bạn chưa cung cấp thông tin về chiều cao của con nên bác sĩ chưa thể đưa ra kết luận về tình trạng dinh dưỡng của con được. Thời gian ăn dặm cho trẻ nên bắt đầu lúc sáu tháng tuổi, nếu để đến sau tám tháng mới bắt đầu ăn dặm thì việc ăn dặm sẽ rất khó khăn do con đã hình thành ý thức kén chọn với thức ăn. Khi cho con ăn dặm, bạn nên kiên nhẫn giới thiệu thức ăn mới cho con 15-20 lần, từng chút một để con làm quen dần, chứ không nên thấy con không ăn vài lần là thay đổi món mới liên tục.

Việc con biếng ăn có nhiều nguyên nhân như biếng ăn sinh lý nếu con vừa mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm , chế biến thức ăn không phù hợp với giai đoạn ăn dặm của con, con bị thiếu vi chất liên quan đến sự ngon miệng,... Để tìm ra giải pháp, gia đình cần đưa con đi khám tại cơ sở dinh dưỡng, để các bác sĩ khám đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con, tư vấn các vấn đề của giai đoạn ăn dặm con và gia đình đang gặp phải, đồng thời làm một số xét nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt vi chất và từ đó có cách điều trị phù hợp.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Hoàng Hồng, 40 tuổi, TP. Trà Vinh

Bác vui lòng cho em hỏi những loại thực phẩm cho người bị viêm khớp dạng thấp và mỡ máu cao? Trong trường hợp này, nên ăn theo chế độ nào? Cách vận động ra sao để duy trì sức khỏe? Nếu chỉ ăn đồ luộc và hấp liệu có cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể không?

PGS.TS.BS. NTƯT. Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,
Trường hợp này bạn nên ăn nhiều rau tươi, trái cây và ngũ cốc, chọn các nguồn protein ít chất béo như thịt gà, thịt nạc, cá và đậu, các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Bạn nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo và muối, những loại cá giàu axit béo hệ omega-3 gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Bên cạnh đó, dầu cá có thể loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng và làm giảm số lần đau khớp ở những bệnh nhân viêm khớp mạn tính.

Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương-khớp. Vitamin E như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương có tác dụng giảm đau chống viêm. Một thực phẩm khác là cà chua tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoid chống oxy hóa.

Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn. Ngoài ra, một vài nhánh tỏi ăn sống hoặc chế biến cùng thức ăn cũng rất tốt cho khớp. Đối với chế độ vận động, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ y học vận động mới có thể đánh giá để đưa ra lời khuyên phù hợp được. Về vấn đề đồ hấp và đồ luộc chỉ nói về cách chế biến, thực tế là bạn cần ăn đa dạng thực phẩm, còn chế biến hấp và luộc là những phương pháp tốt cho sức khỏe nhất.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Dương Phạm Văn, 36 tuổi, Long Biên, Hà Nội

Bé gái nhà em sinh 1/1/2018, nay đã được 8 kg. Cháu đã đi khám dinh dưỡng vào tháng 10/2018. Các bác cho thuốc về uống mà vẫn không tăng cân. Cho em hỏi, làm sao để giúp bé tăng cân và phát triển bình thường? Bé nhà em ăn uống bình thường. Khi sinh bé bị uống nước ối, nên phải tiêm kháng sinh. ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Con bạn là bé gái, hiện đã hai tuổi tám tháng, với mức cân nặng này thì được xếp loại là suy dinh dưỡng thiếu cân nặng. Suy dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân lớn nhất thường khiến trẻ mắc phải chính là sai lầm trong cách nuôi dưỡng của người lớn. Theo đó, những bữa ăn không đảm bảo cân đối bóm nhóm chất cơ bản gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất về lâu về dài khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng.

Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu không được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy... tái đi tái lại nhiều lần. Khi bệnh, trẻ có hiện tượng biếng ăn hoặc phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể có những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý mạn tính, cần thăm khám kỹ càng mới phát hiện ra được. Hậu quả của tình trạng thiếu năng lượng trường diễn kéo dài có thể gây mệt mỏi, giảm khả năng học tập và nhận thức, hệ miễn dịch kém cũng những hậu quả lâu dài về sau.

Nếu bạn đã đi khám dinh dưỡng áp dụng đúng thực đơn, vận động hợp lý cũng như sử dụng các thuốc và thực phẩm bổ sung đầy đủ mà vẫn không hiệu quả thì nên quay trở lại tái khám để các bác sĩ tìm nguyên nhân thực sự là gì.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Bùi Thị Diệu, 30 tuổi, Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương

Bé nhà em bốn tháng tuổi, uống sữa ngoài hoàn toàn, bé mỗi tháng lên ký rất ít chỉ được năm lạng. Em có cho bé uống nước không ạ? Em đi bốn bác sĩ thì hai bác bảo cho uống, hai bác bảo không cho. Em hoang mang quá.

PGS.TS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Với bé dưới sáu tháng, lượng nước trong sữa là đã đủ nhu cầu nước của con nên không cần cho con uống thêm nước. Trong ba tháng đầu con sẽ lên cân nhanh khoảng 1-1,2 kg mỗi tháng, ba tháng sau sẽ lên cân chậm hơn khoảng 0,5-0,6 kg mỗi tháng. Do bạn chưa cung cấp thông tin cân nặng, chiều cao và giới tính của con nên bác sĩ chưa thể kết luận về tình trạng dinh dưỡng của con được. Trong trường hợp này, gia đình nên đưa con đi khám tại cơ sở dinh dưỡng uy tín để bác sĩ dinh dưỡng đánh giá tình trạng dinh dưỡng, mức độ tăng cân của con. Nếu con thiếu chiều cao, cân nặng hoặc chậm tăng cân, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Nguyễn Châu Giang, 30 tuổi, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Bố cháu bị ung thư thực quản, đã đi xạ trị và hóa trị. Giờ ở giai đoạn muộn, bố cháu lúc nào cũng bị đau. Bác sĩ vui lòng tư vấn cho cháu làm thế nào để bố cháu đỡ đau và sử dụng thuốc thế nào cho đúng? Cũng cho cháu hỏi về chế độ dinh dưỡng thế nào cho phù hợp ạ. ...

BS Trần Thị Trà Phương

Chào bạn,

Để ổn định sức khỏe bạn cần có chế độ ăn cân đối tỷ lệ đường:đạm:béo 60%:15%:25%. Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất. Bạn cần được tư vấn kỹ hơn với bác sĩ dinh dưỡng để đánh giá khẩu phần, xây dựng thực đơn đồng thời kiểm tra đánh giá các tình trạng gây cản trở việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó bạn cần làm các xét nghiệm đánh giá sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất trong một thời gian dài. Về vấn đề đau và sử dụng thuốc, bạn cần được thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa ung thư.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Khánh Tùng, 5 tuổi, Trần Khắc Chung, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định

Con trai tôi năm nay năm tuổi. Lúc mới sinh, cháu nặng 3,8 kg. Tháng đầu tiên, cháu lên 800 gram, sang tháng thứ hai cháu bị lây cúm nên không lên cân nào. Từ đó đến nay, cháu rất lười ăn và lười uống sữa, năm tuổi mà cháu cân nặng chỉ có 16 kg. Xin bác sĩ tư vấn ạ!

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Do bạn không cung cấp đủ chiều cao nên không thể đánh giá tình trạng con bạn đầy đủ được. Nếu con bạn đúng năm tuổi, cân nặng vẫn trong giới hạn chuẩn bình thường, nhưng nhẹ cân so với các bạn cùng tuổi cùng giới (chính xác hơn bạn cần cung cấp năm tuổi mấy tháng). Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn. Mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt vì nếu trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi, ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ trong tương lai.