Chế độ ăn của người suy thận tôi thấy rối quá, không biết loại thực phẩm nào có nhiều kali, canxi, phôt pho.. nên tôi chỉ tập trung ăn lạt, ít muối. Vì sợ thiếu dinh dưỡng nên có uống bổ sung sữa. Xin hỏi bác sĩ như vây có ổn không?
Chào bạn,
Chế độ ăn của người bệnh thận rất khó thiết lập, kể cả với bác sĩ không thuộc chuyên khoa tiết niệu và dinh dưỡng. Tuy nhiên chế độ ăn sai sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng bệnh lý của người bệnh thận. Vì vậy bạn nên đi khám ở bệnh viện cho chuyên khoa tiết niệu và có bác sĩ dinh dưỡng để hỗ trợ bạn việc thiết lập chế độ ăn phù hợp cho bạn. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ biết được bạn có phù hợp với chế độ ăn đã tư vấn hay chưa để tiếp tục điều chình cho bạn. Tình trạng ổn khi chế độ dinh dưỡng giúp bạn đủ năng lượng và dưỡng chất để làm việc và sống khỏe, xét nghiệm theo dõi chức năng thận và chức năng khác ổn định.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Con em năm nay 5 tuổi. Cháu bị hẹp khúc nối bể thận trái từ lúc còn trong bụng mẹ. Con đã mổ lúc được 11 tháng tuổi, mổ xong thì từ ứ nước độ 4 xuống còn độ 2. Cứ 3 - 6 tháng là lại đi siêu âm thôi, bác sĩ không bắt xét nghiệm máu gì cả. Gần đây con em ...
Tôi bị tiểu đêm nhiều lần, nhìn thấy nước muốn đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị bệnh thận?
Chào bà,
Vấn đề tiểu đêm ở người 76 tuổi có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân góp phần gây tiểu đêm ở người lớn tuổi là rối loạn giấc ngủ, thậm chí có những vấn đề về rối loạn tâm lý, rối loạn trầm cảm, lo lắng... Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm hoặc do hệ thống cơ bàng quang hoạt động không ổn định, bị kích thích nhiều vào ban đêm.
Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống chưa phù hợp, chiều tối ăn nhiều canh, uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây ra việc đi tiểu đêm. Tóm lại vấn đề của bà có thể do nhiêu nguyên nhân nên để xác định lại được nguyên nhân cụ thể, chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả, chúng tôi khuyên bà nên đến khoa Tiết niệu của bệnh viện thăm khám để bác sĩ phát hiện ra được nguyên nhân của bà và điều trị thích hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bà và gia đình có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bác sĩ, hơn mười năm trước em có đi khám thì bác sỹ siêu âm bảo thận phải có nang nước. Thỉnh thoảng em vẫn cảm thấy hơi đau tức vùng lưng bên phải. Lâu rồi em không đi khám lại. Vậy bác sỹ cho hỏi tình trạng của em có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe không ạ?
Chào bạn!
Phần lớn các nang thận đều là lành tính. Tôi cũng chưa biết rõ kích thước nang của bạn là bao nhiêu và nang là lành tính hay ác tính. Vì thế, tôi chưa thể đưa ra lời tư vấn phù hợp cho tình trạng của bạn.
Hiện nang thận của bạn vẫn chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết trong nang, nhiễm trùng nang… Vì thế, bác sĩ vẫn chưa cần phải can thiệp xử lý nang. Tuy nhiên, nếu nang thường xuyên gây đau, bác sĩ có thể phải can thiệp xử lý nang để giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh. Do đó, bạn cần theo dõi thêm tình trạng của mình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Chào bạn,
Theo mô tả bạn bị trào ngược niệu quản do bệnh lý bàng quang hỗn loạn thần kinh, đã mở bàng quang ra da được 7 năm. Bàng quang hỗn loạn thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang (mềm hoặc co cứng) do tốn thương thần kinh. Các nguyên nhân thường liên quan đến hệ thần kinh trung ương như não, tuỷ sống như đột quỵ, chấn thương cột sống, thoát vị màng tủy...; liên quan đến hệ thần kinh ngoại vi như đái tháo đường, nghiện rượu, thoát vị đĩa đệm, tổn thương do phẫu thuật vùng chậu hoặc cả hai nguyên nhân như bệnh Parkinson, đa xơ cứng, giang mai...
Có 3 dạng bàng quang hỗn loạn thần kinh là thể giảm trương lực, thể tăng trương lực và thể hỗn hợp. Hiện tại, để hạn chế những biến chứng do bàng quang hỗn loạn thần kinh gây ra như suy thận, nhiễm trùng niệu..., bác sĩ sẽ mở bàng quang ra da như trường hợp của bạn. Việc phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột thay cho bàng quang mất chức năng của bạn hiện nay chưa được thực hiện. Hy vọng trong tương lai sẽ có phương pháp mới giúp bạn không còn khổ sở vì bệnh lý này nữa.
Chúc bạn luôn khỏe.
Trân trọng!
Cha tôi đã 85 tuổi, bị cao huyết áp và đã khám ở bệnh viện, bác sĩ cho uống thuốc điều trị lâu dài. Quá trình uống thuốc gần 2 tháng, cha tôi bị phù chân từ mắt cá trở xuống do tác dụng phụ của thuốc cao huyết áp. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn cho dùng thuốc cũ. Vậy sưng mắt cá chân lâu ...
Chào bạn!
Một số thuốc hạ huyết áp có thể gây phù chân. Phù chân trong trường hợp này không gây suy thận, nhưng gây cảm giác khó chịu, phiền toái lo lắng. Nếu được, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyển nhóm thuốc khác, ít gây phù chân hơn.
Về chuyện đi tiểu đêm nhiều, có thể bác bị bướu tiền liệt tuyến, phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Bướu tiền liệt tuyến đa số lành, uống thuốc một thời gian là ổn nhưng cũng cần tầm soát chức năng thận vì gần 30% suy thận mạn là do tăng huyết áp. Gia đình nên cho bác khám tầm soát chức năng thận. Chúc bác thật nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Chào bạn!
Nếu bạn đã được xác định nguyên nhân suy thận do tăng huyết áp, việc quan trọng giờ và phải ổn định huyết áp. Điều trị bao gồm 2 biện pháp gồm dùng thuốc và không dùng thuốc.
Nếu không dùng thuốc, bạn cần lưu ý:
- Ăn lạt, lượng muối hàng ngày chỉ vào khoảng 2-3 gram (tương đương muỗng ăn yaourt) và nhớ là trong thực phẩm đã có sẵn muối, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Suy thận mạn giai đoạn 3, cơ bản bạn vẫn ăn được thịt cá với lượng như người bình thường nhưng nên bỏ da, ruột. Trứng nên ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ.
- Lượng nước nhập hàng ngày = 500 ml+ lượng nước tương đương lượng nước tiểu trong 24h vừa qua + lương nước mất kg xác định (mồ hôi, chiếm khoảng 200-300 ml nếu trời không quá nóng + ói nếu có), bao gồm cả nước uống, canh, nước phở/hủ tíu (nếu có dùng).
- Vận động vừa phải, không gắng sức quá, nhưng cũng không vì bệnh mà lại không dám vận động. Nếu có quá cân nặng, nên đưa cân nặng về mức cho phép BMI khoảng 21-23 (cân nặng/bình phương của chiều cao).
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá.
Dùng thuốc: các bác sĩ sẽ cho thuốc hạ huyết áp, tuỳ mức độ mà cho bao nhiêu loại, bao nhiêu viên. Mặt khác, do bạn được chẩn đoán viêm cầu thận mạn. Tôi không biết bạn có kèm “tiểu đạm” không. Nếu có, bác sĩ sẽ chọn loại thuốc vừa có tác dụng hạ HA, vừa giảm đạm niệu, ổn định chức năng thận cho bạn
Bạn cần khám định kỳ, uống thuốc đều. Bác sĩ sẽ cho bạn uống thêm các loại thuốc khác như hạ mỡ máu (nếu có), bổ xung sắt, canxi.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bác sĩ, tôi được chẩn đoán sỏi thận 6.5mm, khuyên tôi nên mổ sớm, nhưng vì ngại mổ nên tôi chưa đi. Xin hỏi bác sĩ, sỏi như vậy có cần phải mổ không? Xin cảm ơn
Chào bạn,
Ngoài thông tin sỏi thận kích thước 6.5mm, bạn cũng không cung cấp gì thêm về các triệu chứng như đau, tức ở vùng nào nhưng thường những viên sỏi nhỏ như thế sẽ xuất hiện âm thầm và không gây ra triệu chứng. Nếu sỏi không nằm ở các vị trí gây tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho thận ứ nước thì bạn có thể chung sống một thời gian với viên sỏi này.
Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để làm siêu âm mỗi 3 tháng, 6 tháng để các bác sĩ theo dõi tình trạng sỏi. Nếu phát hiện kích thước sỏi tăng dần hoặc có triệu chứng đau tức vùng hông lưng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp nhẹ nhàng nhất là tán sỏi ngoài cơ thể để làm vỡ, tan sỏi.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Chào bạn!
Theo như bạn chia sẻ, con của bạn 4,5 tháng và nặng 8,5 kg. Điều này chứng tỏ bé đang ăn uống, phát triển tương đối tốt. Theo lý thuyết, bé sẽ phải đi tiểu rất tốt. Vì thế, bạn nên xem lại những ngày mà bỉm vẫn khô sau 3 tiếng thay. Ngày hôm đó, bạn đã cho con bú đầy đủ hay chưa. Đây có thể là nguyên nhân khiến bé tiểu ít.
Về bệnh giãn đài bể thận, chỉ khi mức độ giãn rất lớn mới gây ảnh hưởng đến lượng nước tiểu của người bệnh. Khi bị tổn thương do giãn đài bể thận, người bệnh phải tiểu nhiều trước xong mới đến tiểu ít.
Do đó, trường hợp con của bạn chỉ bị giãn đài bể thận một bên thì bên thận còn lại vẫn hoạt động tốt, thường không gây ảnh hưởng sớm đến lượng nước tiểu. Tôi khuyên bạn nên đưa bé đi thăm khám sớm để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp.
Trân trọng!
Chào chị!
Theo như chị chia sẻ, con của chị bị sưng húp. Thực tế, trong y học không có thuật ngữ tràn dịch thận. Vì thận tiết dịch ra bên trong không thể quan sát được bằng mắt thường. Về dấu hiệu bé bị sưng húp mà nghi ngờ thận hư, chị nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một số bệnh nhi bị u vỏ thượng thận cũng bị sưng húp ở mặt. Vì thế, chị nên nhanh chóng đưa bé đi thăm khám để các bác sĩ xác định tình trạng phù của bé là do nguyên nhân nào.
Để cho thuốc điều trị, chúng tôi phải xác định chính xác bé bị phù là do nguyên nhân nào mới cho đúng thuốc điều trị được. Về việc dùng thêm thuốc bổ thận, xét về lý thuyết, nếu thận của bé không có bất kỳ vấn đề nào thì không cần bổ sung thuốc bổ. Chúc bé mau bình phục!
Thưa bác sĩ, em bị viêm cầu thận mạn, protien niệu. Sau 2 tháng uống thuốc huyết áp và canxi thì chỉ số protein niệu đã về âm tính. Hiện tại em có được kê toa thuốc và có khỏi được bệnh viêm cầu thận không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào chị!
Phần lớn trường hợp tiểu đau, bác sĩ cần phải loại trừ nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Khi nhiễm trùng đường tiểu, nếu trì hoãn chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu mạn tính, sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Vì thế, khi bé có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt, chị nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Về việc bé có suy thận hay không, chúng tôi phải tiến hành thêm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Vì chỉ một dấu hiệu tiểu đau mà chị cung cấp, chúng tôi rất khó xác định tình trạng bệnh. Chúc bé mau bình phục!