VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 15/12/2024
Chào bác sĩ. Em nghe nói uống thuốc chống thải ghép sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phù nề và tăng huyết áp. Vậy nếu sau khi ghép thận có phương pháp gì thay thế không hay bắt buộc phải dùng thuốc đó cả đời ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Phúc Nguyên, 32 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Việc uống thuốc chống thải ghép sau phẫu thuật ghép thận là một trong những bước cơ bản và không thể thay thế. Ở các bệnh nhân ghép thận, trước mỗi cuộc phẫu thuật, bác sĩ đã phải đánh giá quả thận mà bạn được ghép có phù hợp và tương thích không. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được uống thuốc chống thải ghép và các loại thuốc hỗ trợ.

Do vậy, tình trạng giảm miễn dịch khi sử dụng thuốc chống thải ghép có thể có diễn ra nhưng không đáng kể. Những bệnh nhân khi ghép được quả thận tương thích vẫn có thể tham gia được cuộc sống, lao động, học tập như bình thường. Bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Chúc bạn mau khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

chống thải ghép thận
 
 

Thưa bác sĩ. Cách đây 4 năm, cháu có bị đau hai bên sống lưng, đi tiểu nhiều. Cháu có đi khám ở nhà thuốc tư nhân thì bác sĩ nói cháu bị suy nhược cơ thể và đã cho uống thuốc nhưng không suy giảm, vẫn bị đi tiểu như vậy. Đến năm ngoái cháu có đi khám, sau khi chụp X quang, nội ...

Trần Hoàng Phúc, 31 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Để được chẩn đoán có suy thận hay không, bạn cần phải làm rất nhiều các xét nghiệm chuyên sâu về đánh giá chức năng thận, mức độ lọc của thận và đồng thời phải tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thì mới kết luận được. Triệu chứng đi tiểu nhiều không phải là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân suy thận. Nếu chỉ đơn giản là bạn có các triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu rắt thì có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác như sỏi tiết niệu hoặc bệnh về bàng quang, điển hình là bàng quang tăng hoạt.
Do vậy, bạn vẫn cần gặp các bác sĩ chuyên khoa Thận - tiết niệu để tiến hành các xét nghiệm và thăm dò chức năng, từ đó mới có thể kết luận cụ thể bạn mắc bệnh gì và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Trân trọng!

nội soi
 
 

Chào bác sĩ, bé nhà em mới 10 tuổi thôi, tình cờ siêu âm phát hiện bên thận phải có nang 12mm. Bữa nay em cho bé đi kiểm tra lại thì bác sỹ bảo không can thiệp gì, nhưng nếu sau này nang to ra thì chỉ có nước mổ thôi, mà mổ thì có thể ảnh hưởng khiến tổn thương thận. Em ...

Tăng Hà Nam Em, 31 tuổi, Tiền Giang

BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Nang thận là tình trạng một đơn vị thận bị tắc nghẽn hình thành nên túi chứa dịch bất thường ở một hoặc hai thận. Nang thận hình tròn và không thông với đài bể thận. Nang thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở trẻ em và người trên 50 tuổi.
Có 3 loại nang thận như sau:
- Nang đơn độc: Đây là dạng phổ biến nhất, nằm ở vỏ thận, đa phần là lành tính
- Thận nhiều nang: Thận có ít nhất từ 2 nang trở lên
- Thận đa nang: Chủ yếu do nguyên nhân di truyền. Đây là kết quả của sự rối loạn cấu trúc khiến cho một phần lớn nhu mô thận bị biến thành nhiều nang có chứa dịch, thường gặp cả 2 thận.
Trường hợp con của bạn có nang thận kích thước #12mm, không đau, không sốt, vô tình phát hiện qua siêu âm. Đây là tình trạng nang đơn độc và nhỏ, chưa có chỉ định can thiệp ngoại khoa
Việc can thiệp được thực hiện khi nang lớn chèn ép thận gây đau, suy thận hoặc nhiễm trùng, xuất huyết trong nang...
Do đó, bạn nên theo dõi sự phát triển của nang qua biện pháp siêu âm mỗi 6 tháng và đến các bệnh viện có chuyên khoa Tiết Niệu để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Thưa bác sĩ, phẫu thuật nội soi cắt bướu thận thì có thể xử lý hết được khối u không hay phải mổ hở ạ? Bố em có bướu thận khá to, kích thước 5cm. Hiện gia đình rất lo lắng về việc phải mổ hở gây ảnh hưởng sức khỏe hoặc phải cắt bỏ toàn bộ thận. Bố em cũng
không ...
Hà Quốc Hùng, 29 tuổi, hung1992@gmail.com

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Bướu thận là bệnh lý thường gặp thứ 2 về u bướu đường tiết niệu (sau bướu tiền liệt tuyến), điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật. Tùy giai đoạn của bướu sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Ở giai đoạn sớm, kích thước bướu còn nhỏ (<7cm) chưa xâm lấn, bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi cắt trọn bướu mà vẫn giữ được chủ mô thận lành lặn còn lại và bảo tồn được chức năng thận. Ở giai đoạn trễ hơn, bác sĩ có thể sẽ phải cắt toàn bộ thận mang bướu. Nếu xâm lấn với cơ quan lân cận, lúc đó sẽ phải chuyển mổ hở mới bóc được trọn bướu. Với 1 trái thận còn lại bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh do thận còn lại tăng hoạt đồng để bù trừ cho trái thận đã bị cắt bỏ.
Trường hợp của bố bạn, bạn lên đưa bố tới bệnh viện thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu, với bướu thận có kích thước 5cm, bác sĩ hoàn toàn có thể phẫu thuật nội soi cắt trọn bướu mà vẫn giữ được chủ mô thận lành lặn còn lại và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận. Chúc bố bạn mau khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Chào bác sĩ. Em bị viêm cầu thận mạn igA, hiện xét nghiệm máu, các chỉ số đều nằm trong ngưỡng bình thường. Nhưng em bị sỏi thận tán đi tán lại nó vẫn xuất hiện, khá là mệt mỏi. Em cứ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên tục, uống kháng sinh được 1-2 tháng lại tái lại. Em có đi cấy vi khuẩn ...
Nguyễn Nam, 35 tuổi, Hà Nội

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Trường hợp của bạn bị viêm cầu thận mạn. Đây là bệnh lý thường gây tổn thương hai thận, ảnh hưởng đến chức năng thải độc, chức năng điều hòa nước, điện giải của thận. Bây giờ, bạn lại phát hiện mình có sỏi thận và cả viêm nhiễm đường tiết niệu, đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi dứt điểm. Trường hợp của bạn rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến suy thận, ảnh hưởng tới tính mạng.
Đối với tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, bạn cần đến ngay trung tâm chuyên sâu để xác định nguyên nhân viêm nhiễm là do sỏi, do dị dạng đường bài tiết hay do sức đề kháng suy giảm trong quá trình viêm cầu thận mạn. Bạn cần lưu tâm chữa sớm, chữa đúng để tránh trường hợp biến chứng suy thận khiến bệnh thêm nặng và điều trị không hiệu quả.
Về câu hỏi bệnh có chữa dứt điểm được hay không, có thể nói viêm cầu thận mạn là bệnh lý điều trị khá khó khăn, khả năng khỏi bệnh hạn chế. Việc điều trị hướng đến mục đích giảm nguy cơ nhiễm trùng, sỏi thận, kéo dài thời gian dẫn đến suy thận để không ảnh hưởng đến đời sống và tính mạng của bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng.

BS Trường
 
 

Chào bác sĩ, cách đây 10 năm, em thường bị đi tiểu rất nhiều. Nếu uống 1 cốc nước thì đi liên tục 5phút /lần, lượng nước nhiều bình thường. Cả ngày không uống thì cũng vẫn đi nhiều, chỉ là thời gian lâu hơn thôi. Em đi khám, bác sĩ bảo bình thường và bị giãn bể thận trái. Dạo gần đây em thấy ...
Trường Nam Nguyễn, 52 tuổi, Hà Nội

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Theo như bạn cho biết, trước đây bạn có triệu chứng đi tiểu liên tục. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang kích thích hoặc cũng có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu nói chung. Gần đây, khi đi khám bác sĩ phát hiện bạn có tình trạng giãn bể thận. Theo tôi, bạn nên đến chuyên khoa sâu Tiết niệu để xác định rõ nguyên nhân giãn bể thận là do sỏi, do viêm nhiễm gây chít hẹp đường bài xuất hay là do các nguyên nhân khác.

Bên cạnh đó, bạn còn đang mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau lưng, rất dễ nhầm với cơn đau do sỏi tiết niệu. Hai bệnh này có phương pháp xác định chẩn đoán khác nhau. Về điều trị, bạn nên ưu tiên cho bệnh nào là bệnh chính. Nếu bệnh viêm đường tiết niệu gây ứ nước và có nguy cơ suy thận, có dị vật đường tiết niệu thì cần được ưu tiên điều trị trước.

Ngược lại, nếu cơn đau lưng của bạn làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt thì bạn cần điều trị đau lưng trước. Nếu trong cơ sở điều trị của bạn có cả 2 chuyên khoa, các bác sĩ có thể hội chẩn để chọn ra phương pháp điều trị phối hợp, đem lại hiệu quả cao cho bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Trân trọng!

thận yếu cần chữa
 
 

Chào bác sĩ. Chồng em bị sỏi thận, đang uống thuốc thải sỏi thì gần đây đi tái khám lại bác sĩ phát hiện thận trái có nang kích thước 9x6cm. Ảnh rất hay thở dốc, mệt kiểu đứt hơi. Em mua máy đo huyết áp về theo dõi thì thấy cả tuần nay tụt liên tục, đang cao mà có khi xuống 85 - ...
Đỗ Quyên, 35 tuổi, Thanh Hóa

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Trường hợp vừa có nang thận, vừa có sỏi thận là vấn đề thường gặp trong bệnh lý tiết niệu nói chung. Hai bệnh này có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với nang thận, bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa khi kích thước nang lớn (thường là trên 7cm) để phòng trường hợp nang bị vỡ; hoặc nang to chèn ép mô thận lành ảnh hưởng đến chức năng thận hoặc chèn cuống mạch thận gây thiếu máu động mạch thận làm tăng huyết áp.

Đối với sỏi thận, bệnh có thể gây đau và dẫn đến biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Phương pháp điều trị sỏi thận phụ thuộc vào kích thước sỏi. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da để loại bỏ sỏi thận kích thước lớn. Nếu kích thước sỏi thận dưới 7mm, các bác sĩ có thể cho thuốc điều trị nội khoa để làm sỏi nhỏ đi và thoát ra ngoài qua con đường tự nhiên.

Trường hợp của chồng bạn có biểu hiện đau lưng có thể là biến chứng của nang thận hoặc là triệu chứng của sỏi thận gây nên các biến chứng sớm. Bạn cần lưu ý để đưa người nhà đi khám và phát hiện kịp thời. Ngoài ra, chồng bạn còn gặp phải tình trạng tụt và tăng huyết áp, thậm chí là hụt hơi khi đi lại. Đây là các biểu hiện liên quan đến bệnh về tim mạch và hô hấp.

Do đó, bạn cũng cần đưa chồng đi khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để xác định nguyên nhân của tăng huyết áp là do bệnh ở thận hay là vô căn; cũng như tình trạng hụt hơi có phải là do bệnh tim phối hợp với các bệnh về hô hấp khác mà bạn chưa phát hiện hay không. Hai vấn đề này có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và chồng bạn nên đi khám sớm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

thải sỏi
 
 

Chào bác sĩ. Năm nay em 26 tuổi, nam. Em bị sỏi thận lâu rồi, khoảng 7-8 năm. Kích thước sỏi hiện giờ của em là 6-7mm, không thay đổi là bao so với lúc mới bị. Thế nhưng, em chủ quan không chữa trị dứt điểm để bây giờ tình trạng xấu hơn là hay đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu ít ...

Nguyễn Văn Tuệ, 26 tuổi, Nam Định

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào em,

Em bị sỏi thận hơn 7 năm, đã từng đau mỏi lưng và tiểu đục, đi tiểu nhiều, số lượng ít, khả năng em đã bị biến chứng của sỏi thận làm viêm đường tiết niệu và suy giảm chức năng thận. Gần đây hay đỏ mặt và nóng trong người, khả năng em bị cao huyết áp, nguyên nhân do thận hoặc huyết áp cao vô căn nguyên.

Em cần đi khám chuyên khoa niệu và tim mạch để đánh giá chính xác mức độ bệnh lý của sỏi thận, viêm thận, viêm đường tiết niệu (viêm thận bể thận). Đây là nguyên nhân dẫn đến suy thận và cao huyết áp ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe hiện tại và lâu dài của bạn.

Trân trọng!

sỏi thận lâu
 
 
Thưa bác sĩ. Bác sĩ cho e hỏi, năm nay em 25 tuổi thường bị huyết áp cao, đi khám ở bệnh viện gần nhà thì bác sĩ bảo là bị đa nang thận phải. Nang to nhất là 70mm. Bác sĩ tư vấn giùm em bệnh đa nang này có nên mổ không, nếu mổ có khỏi hoàn toàn không?
Hồ Ngọc Lan Anh, 25 tuổi, Đồng Nai

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh!

Bệnh thận đa nang là bệnh lý có tính di truyền cao. Hiện chưa có thuốc hay cũng như phương án điều trị dứt điểm và đặc hiệu. Với trường hợp của anh, anh cần thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn thêm về phương pháp điều trị. Khi mắc bệnh lý này, anh cần phải kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của mình. Điều này sẽ giúp anh kiểm soát tiến triển bệnh thận đa nang. Thông thường, rất ít trường hợp thận đa nang cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu nang thận quá to, dễ gây chảy máu hoặc chèn ép gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật. Chúc anh mau bình phục!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Trân trọng!

Chào bác sĩ. Tôi bị teo thận. Sau đó một thời gian đi khám thì được thông báo đã sang giai đoạn suy thận. Bệnh của tôi nên tiến hành điều trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.
Mỹ Xuyên, 36 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Teo thận, thận hư, thận mất chức năng... là những bệnh lý chuyên khoa sâu của mảng thận tiết niệu. Do vậy, để kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng và giai đoạn bệnh, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi các triệu chứng lâm sàng, đánh giá kết quả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định chính xác giai đoạn suy thận và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể vì ở mỗi giai đoạn thì sẽ có các phương án điều trị khác nhau.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

teo thận
 
 

Chào bác sĩ. Em đột nhiên đau bụng và sốt nhẹ 38 độ. Đi bác sĩ khám được biết bị bệnh khô thận. Em rất lo lắng vì trước nay chỉ nghe sỏi thận chứ chưa nghe bệnh này bao giờ. Vậy thưa bác sĩ bệnh của em có nặng không, hướng điều trị như thế nào và em nên tham khảo thêm kiến thức ...
Cát Khuê, 33 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!
Chúng tôi chưa bao giờ dùng hoặc thấy thuật ngữ "khô thận" trong bất kỳ văn bản y học nào. Tuy nhiên, với những triệu chứng như bạn mô tả thì có thể bạn đang mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Do đó, bạn cần đến chuyên khoa Thận - Tiết niệu để thăm khám và chẩn đoán chính xác vấn đề bạn đang gặp phải, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

trường hợp sốt
 
 

Thưa bác sĩ. Em là nữ, năm nay 35 tuổi, em thường bị cao huyết áp, đi khám ở bệnh viện thì biết mình bị đa nang gan và thận (cả 2 thận). Hiện nang to nhất là 70mm. Xét nghiệm thì chức năng gan, thận chưa bị ảnh hưởng. Mong bác sĩ tư vấn giúp, bệnh đa nang của em có nên mổ không? ...
Mỹ Khê, 35 tuổi, Bình Thuận

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!
Gan thận đa nang là bệnh lý thường gặp, có tính di duyền và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương án điều trị cho bệnh gan thận đa nang chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị giảm nhẹ. Việc bạn cần làm là kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của mình để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể đến BVĐK Tâm Anh để kiểm tra chính xác mức độ và giai đoạn bệnh cũng như cung cấp thông tin về yếu tố di truyền. Ttừ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ nhìn nhận đúng đắn tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị, lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

bệnh lý về thận
 
 

Thưa bác sĩ. Em đi khám phát hiện ra một nang trong thận hiện đã to 46 x 37 mm, thành của nó đã có dấu hiệu xơ vữa. Vậy bây giờ em phải điều trị như thế nào và có nguy hiểm không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Hùng Bá, 37 tuổi, Bắc Ninh

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh!

Theo như anh chia sẻ, tôi thấy đây là triệu chứng nang đơn độc. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cần đánh giá tình trạng nang thận thông qua kết quả chụp phim cắt lớp cắt lớp vi tính CT. Nếu nang xuất hiện tình trạng xơ hóa ở thành hoặc có nguy cơ bị vỡ hay chảy máu, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Vì kích thước nang thận của bạn đã to, bác sĩ sẽ cần can thiệp phẫu thuật. Thông qua kết quả phim chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ xác định vị trí nang, từ đó lên phương án tiếp cận nang thận.
Với trường hợp của anh, ở bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp phẫu thuật an toàn, triệt để, thời gian phục hồi của người bệnh cũng rất nhanh. Chúc anh mau bình phục!

Trân trọng!

nang trong thận
 
 

Chào bác sĩ. Cho em hỏi em năm nay 38 tuổi, đi siêu âm bụng cách đây 2 tháng được chẩn đoán là vôi thận hơi nhiều. Bác sĩ cho em biết nguyên nhân và cách chữa trị hoặc dùng thuốc thế nào để hết vôi thận và tránh trở thành sỏi thận được không ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Duy Minh, 38 tuổi, Hải Phòng

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh!

Theo như anh chia sẻ, trường hợp của anh được chẩn đoán là vôi thận. Đây là triệu chứng tiền đề của bệnh sỏi thận. Trường hợp của anh cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để lên phác đồ điều trị thích hợp. Phác đồ điều trị cho trường hợp này sẽ chủ yếu dự phòng vấn đề vôi thận, cặn thận có nguy cơ chuyển hóa thành sỏi. Ngoài ra, anh cũng cần lưu ý chế độ ăn uống của mình như uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh… Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng đào thải cặn thận ra ngoài, tránh hiện tượng hình thành sỏi trong đường tiết niệu.

Trân trọng!

siêu âm bụng
 
 

Kính chào các bác sĩ. Bố em năm nay 66 tuổi, ts 3 năm trước có sỏi niệu quản đã mổ nội soi lấy sỏi. Đợt này bố em đi kiểm tra định kì phát hiện sỏi ở 1/3 trên niệu quản kích thước 13 mm bên trái gây giãn nhẹ đài bể thận, cre tăng nhẹ lên 116( lần trước mổ bố có đái ...
Nguyễn Phương Liên, 34 tuổi

BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bố của bạn có sỏi niệu quản #13mm ở đoạn 1/3 trên gây giãn nhẹ đài bể thận, xin chia sẻ với bạn như sau:
Sỏi niệu quản 13mm đoạn 1/3 trên rất hiếm khi đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên mà thông thường phải can thiệp bằng ngoại khoa.
Trường hợp này, bạn nên khuyên người nhà cần thiệp sớm, tránh các biến chứng xảy ra do chậm trễ sẽ bất lợi cho bệnh nhân. Thậm chí những biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng như sốc nhiễm trùng đường tiết niệu mà nguyên nhân là do sỏi niệu quản gây bế tắc.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật ít xâm hại. Trong đó, tán sỏi nội soi bằng laser cho kết quả rất tốt. Người bệnh chỉ cần gây tê tủy sống để tán sỏi. Quá trình phẫu thuật nhanh chóng, không đau và xuất viện sớm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Chào bác sĩ, em là nữ 21 tuổi bị béo phì, từng bị sỏi thận 1 năm trước. Gần đây em bị tiểu rắt, cảm giác tiểu không hết bãi, vừa tiểu xong lại muốn đi tiếp. Em không bị sốt. Tiểu không đau. Nước tiểu màu bình thường. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì ạ. Cảm ơn bác sĩ.
KIm Quỳnh, 21 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Những triệu chứng về rối loạn tiểu tiện như bạn vừa nêu thì tôi nghĩ rằng nó liên quan đến bệnh lý về sỏi tiết niệu. Cụ thể, tiền sử của bạn đã mắc sỏi thận, do vậy, tôi nghĩ bạn nên đi thăm khám, ít nhất là cần phải làm một số các xét nghiệm và thăm dò chức năng như xét nghiệm về chức năng thận, siêu âm hệ tiết niệu và chụp cắt lớp để xác định xem rối loạn tiểu tiện bạn gặp phải là do nguyên nhân gì. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội là một trong những cơ sở có chuyên khoa về Thận - tiết niệu. Nếu có điều kiện, bạn có thể đến bệnh viện để chúng tôi thăm khám và chẩn đoán chính xác cho bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

tiểu nhắt
 
 

Thưa bác sĩ. Em chạy thận nhân tạo ở đùi, mà cứ chạy được mấy phút là sốt, người rét run. Cháu đã uống kháng sinh Augmemtin loại 1g, 2 viên/ngày. Lúc đầu thì thấy không sốt, nhưng bây giờ thì dù không chạy thận cháu cũng bị sốt. Lúc sốt toàn 39,6 độ thôi và rất mệt. Bác sĩ có cách nào ...
Trần Minh Phong, 31 tuổi, Khánh Hoà

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Với câu hỏi này thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng huyết với catheter. Bất cứ một cái catheter hay điều trị xâm lấn nào, catheter nhỏ hay lớn đều có khả năng nhiễm trùng. Catheter ở vị trí đùi liên quan đến vấn đề vệ sinh hằng ngày, khi đặt catheter ở đùi thì việc vệ sinh tắm rửa sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, trong nhiều trường hợp bệnh nhân còn không dám tắm, cho nên nếu vệ sinh thì chỉ vệ sinh tại chỗ được thôi chứ không ngăn ngừa được việc ăn lan từ vùng sinh dục sang vùng tĩnh mạch đùi. Chính vì vậy, nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao. Nếu xác định nhiễm trùng huyết do catheter thì bắt buộc phải rút catheter ra hoặc thậm chí là phải cấy đầu catheter để tìm tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gây bệnh nào để dùng kháng sinh cho phù hợp. Mỗi một lần chạy thận nhân tạo mà bệnh nhân bị sốt, người chạy thận nhân tạo là phải hỏi bệnh nhân có mang catheter không, nếu bệnh nhân có mang catheter thì suy nghĩ đầu tiên thì đó là do nhiễm khuẩn catheter, rồi sau đó mới đến các fistule và những nguyên nhân khác.

Chính vì vậy nên rút catheter ra sớm, sau khi rút catheter thì phải cấy đầu để tìm ra tác nhân gây bệnh thì mới cho được phương pháp điều trị chính xác cho bệnh nhân. Nếu không tìm ra nguyên nhân, uống đại kháng sinh chưa chắc tìm ra đúng bệnh, chính vì vậy đó là nguyên nhân mà bạn cứ bị sốt dai dẳng. Nếu đã nhiễm trùng huyết rồi thì không phải lúc chạy thận mới sốt, mà lúc nào cũng có khả năng bị sốt. trường hợp của bạn sốt hơn 39 độ thì đã là sốt cao. Bạn hãy cố gắng chuyển qua lọc bằng bụng, hai là phải rút catheter và mổ Fistule ArterioVeinu (FAV) sớm nếu có ý định chạy thận lâu dài, bởi vì fistule từ lúc mổ cho tới lúc sử dụng được thì tối thiểu cũng mất tới 6 tuần. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị để tìm ra phương pháp nào tối ưu.

Chúc bạn vui khỏe.

thận hư
 
 

Cháu bác sĩ, cháu đang học năm cuối đại học thì phát hiện mình suy thận giai đoạn cuối cách đây khoảng 3 tháng rưỡi. Cháu lọc máu cấp cứu bằng carather. Bác sĩ bảo bệnh này có thể ghép thận, sống như bình thường nên cháu đừng bi quan. Nhưng trong khoảng thời gian chạy bằng carather cháu bị nhiễm khuẩn huyết, điều trị ...
Vũ Thế An, 31 tuổi, Bình Chánh, TPHCM

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Nếu bạn chạy thận nhưng vẫn đang sử dụng các catheter thì nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Thậm chí cho dù kĩ lưỡng hoặc làm các thao tác lọc máu tốt, nhưng không quá 2-3 tuần là đã nguy cơ bị nhiễm trùng rồi. Chưa kể là những môi trường nắng, nóng, dễ ra mồ hôi thì có nguy cơ nhiễm trùng sớm hơn, thậm chí có thể nhiễm trùng trong ngay trong tuần đầu tiên.
Chính vì vậy, nếu bạn đã được bác sĩ chẩn đoán là suy thận mà phải lọc thận, đối với giai đoạn cuối phải lọc định kỳ thì có hai hướng điều trị: một là mổ cầu tay để lọc máu, thứ hai là chọn phương pháp lọc màng bụng để tránh phải mang catheter lâu.
Còn về trường hợp ghép thận thì bất cứ một người nào đều có thể ghép thận được, có thể là trì hoãn ở thời điểm này hoặc thời điểm khác thôi. Ví dụ như trường hợp của bạn đã bị viêm phổi, lao phổi rồi thì sẽ điều trị bệnh lao trước. Sau khi điều trị lao ổn định hơn rồi mới tiến hành ghép thận. Phác đồ dành cho người bệnh lao tốt nhất là cần 6 tháng hoặc 9 tháng, nhưng với những người suy thận thì có xu hướng kéo dài thêm. Ví dụ như phác đồ của ngườ bệnh là 6 tháng thì có thể kéo dài thêm 2 tháng. Sau khi mà điều trị tốt và thấy có thể ngưng thuốc điều trị bệnh lao thì cần theo dõi thêm 3 tháng,để chắc chắn là bệnh lao phổi sẽ không tái phát lại. Khoảng thời gian này cũng giúp người bệnh phục hồi sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật ghép thận.
Sự thật là bệnh lao phải điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, bạn đừng quên liều hay bỏ thuốc hoặc dù đã khỏi nhưng nếu bác sĩ cho thuốc thì bạn vẫn cứ phải uống đủ liều, không nên bỏ thuốc lao sớm. Bởi thuốc lao không phải các loại thuốc viêm nhiễm thông thường, 5-7 ngày là đủ, mà cần nhiều tháng, tối thiểu là 6 tháng. Đặc biệt đối với các bệnh nhân bệnh thận thì phải kéo dài thuốc thêm để chấm dứt bệnh lao trước khi ghép thận.
Người bệnh cần có sức khỏe thật tốt để tiến hành phẫu thuật và sử dụng thuốc sau ghép thận, nên các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn 3 tháng sau trước khi mổ. Sau 3 tháng nếu không tái phát lao, sức khỏe tốt hơn và có người hiến thận phù hợp thì lúc đó có thể ghép thận. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm!

tư vấn thận
 
 

Chào bác sĩ. Chồng tôi bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Anh mới đi lọc thận về 10 ngày thì bị chướng bụng, đại tiện tiểu tiện bình thường. Bác sĩ cho hỏi tình trạng trên có thể cải thiện như thế nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Duyên Ngọc, 35 tuổi, TPHCM

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trường hợp chồng bạn đã chạy thận được 10 ngày nhưng bụng chướng, cảm thấy khó chịu có thể có khả năng xảy ra 2 tình huống như thế này. Thứ nhất là vấn đề về rối loạn tiêu hóa, khi bị bệnh thận lâu ngày thì các chất dư thừa, chất thải lắng đọng ở các cơ quan nội tạng, trong đó có tiêu hóa, làm cho người bệnh bị viêm dạ dày, viêm ruột, đầy hơi, chướng bụng...

Thứ hai là chướng bụng do dư dịch, dư dịch có nghĩa là cơ thể có nước dư thừa, nước dư thừa có thể ở chân, tay, trong màng tim, trong màng phổi hoặc trong ổ bụng... nên cần phải đi khám để kiểm tra. Bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: chụp phim, siêu âm… hoặc những công cụ khác có thể thấy có nước trong phổi, tim, vùng bụng.

Trong trường hợp dư nước, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị là rút nước cho bệnh nhân, mỗi ngày rút một chút thì có thể làm cho bụng xẹp bớt từ từ, không thể 1-2 ngày là hết tất cả các triệu chứng được. Nếu thấy sưng phù, bụng nhiều nước mà vội vàng hút nước trong các chu kỳ chạy thận thì có thể làm tụt huyết áp, gây ra nhiều nguy cơ hơn vì ảnh hưởng tới tính mạng.

Tại Tâm Anh, chúng tôi sẽ rút nước từ từ mỗi ngày một chút vì như vậy nước trong phổi, nước trong tim, nước trong ổ bụng sẽ rút đi và dần hết tình trạng chướng bụng. Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra ngoài suy thận thì chồng bạn có vấn đề gì khác trong ổ bụng không, có thể là một bệnh nào khác kèm theo. Tóm lại, chồng bạn cần phải được thăm khám kỹ hơn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc chồng bạn nhanh khỏe!
Trân trọng!

bs phương dung
 
 

Thưa bác sĩ, em đi xét nghiệm ở hai bệnh viện nhưng ra chỉ số Creatinin khác nhau, nơi thì 116, nơi thì 138 mmol/l. Hiện tại em không có triệu chứng gì cụ thể. Vậy trường hợp của em có phải là suy thận không? Em cần làm thêm xét nghiệm nào nữa ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Khải Hoàng, 40 tuổi, Tiền Giang

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trường hợp của bạn là chỉ số xét nghiệm có lúc là 116, lúc khác là 138. Thực ra cả 2 chỉ số này dù ở 2 cơ sở khám chữa bệnh khác nhau, nhưng cũng thể hiện là bạn có dấu hiệu giảm chức năng thận. Tôi khuyên bạn nên đến một cơ sở y tế có đội ngũ về bác sĩ chuyên về thận, có nhiều xét nghiệm chuyên sâu về thận để khám.
Như bạn cũng thấy triệu chứng của bệnh thận rất mơ hồ, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Bệnh thận có 5 giai đoạn từ 1 đến 5, giai đoạn 1 hầu như không ai phát hiện được, thậm chí những trường hợp suy thận do đái tháo đường, giai đoạn 1 bệnh nhân còn tăng mức lọc cầu thận, kể cả xét nghiệm cũng không thấy được.

Chúng tôi chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách siêu âm hoặc xét nghiệm chuyên sâu như xạ hình thận. Một số trường hợp triệu chứng có thể xuất hiện thoáng qua như thỉnh thoảng cảm thấy mệt. Chúng ta có thể nghĩ là do công việc hàng ngày làm mình mệt, vì những triệu chứng này có thể tự hết... Cho đến giai đoạn 3 các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn, cho nên trong giai đoạn 1-2 bạn sẽ không cảm thấy gì cả. Vì thế, trên thực tế rất nhiều trường hợp đến khám với chúng tôi đã suy thận đến giai đoạn 4-5.
Để khẳng định có bệnh thận hay không, thứ nhất tôi nghĩ rằng chỉ số xét nghiệm của bạn đã có suy giảm chức năng thận. Bạn nên đến trung tâm có nhiều xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm thận, xạ hình thận, thậm chí là sinh thiết thận để tìm ra chính xác suy thận do nguyên nhân gì, từ đó sẽ có tiên lượng tốt hơn. Có những trường hợp suy thận chỉ vài ba năm là đến giai đoạn cuối, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài trên 10 năm, nếu có sự tuân thủ tốt của bệnh nhân (bệnh nhân tái khám đều, uống thuốc theo toa của bác sĩ...) thì có thể trên 10 năm mới dẫn đến giai đoạn cuối.

Có những xét nghiệm chuyên sâu để thấy rằng ngoài mình thì các anh chị em, con cái cũng nên đến bệnh viện để tầm soát vì bệnh lý đó có tính chất gia đình. Chúng tôi rất mong sớm được gặp bạn để thăm khám.
Chúc bạn vui khỏe.
Trân trọng!

xét nghiem