VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 14/12/2024
Chào bác sĩ. Tôi bị đi tiểu nhiều về đêm. Mỗi lần đi không nhiều nhưng nước tiểu bị đục. Tôi thường mệt mỏi, mất ngủ. Xin hỏi bác sĩ, tôi bị bệnh gì? Tôi nên điều trị như thế nào? Xin cảm ơn.
Trương Quang Mía, 41 tuổi, Bảo Lộc

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào chú,
Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu trên 2 lần vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhưng theo như chú mô tả, tôi đánh giá tình trạng của chú là do mất ngủ chứ không phải do tiểu đêm. Ngoài ra, một số bệnh lý gây kích thích bàng quang về đêm như nhiễm khuẩn đường tiểu, bệnh lý tuyến tiền liệt, bệnh lý của hệ thống cơ ở bàng quang cũng gây ra tiểu đêm.

Để có kết luận chính xác, chú cần cung cấp thêm thông tin là sau khi đi tiểu vào ban đêm và quay lại giường thì chú có tiếp tục ngủ được không hay là trằn trọc, ngủ không sâu giấc. Đồng thời, chú nên đến khám tại bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Chúc chú nhiều sức khỏe.
Trân trọng!

thận suy
 
 

Chào bác sĩ, bố em năm nay 60 tuổi, đã mổ sỏi thận 3 lần, bố em bị sỏi cả 2 bên và kích thước viên sỏi mỗi lần mổ đều lớn trên 20mm nên đều mổ banh. Sau khi mổ thì vài tháng sau sỏi lại quay trở lại, bác sĩ có nói thận bố em bị giãn đài bể thận và chức ...
Nguyễn Mến, 30 tuổi

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào bạn,
Theo như câu hỏi của bạn thì chắc chắn là bố bạn bị tình trạng sự bài tiết, đào thải chất canxi trong nước tiểu của ông tăng cao, chính vì vậy mà ông bị tái phát sỏi liên tục. Như vậy, để phát hiện được những nguyên nhân cụ thể mà làm tăng đào thải canxi trong nước tiểu, nguyên nhân gây ra sỏi thận thì tốt nhất bạn nên đưa bố đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín như BVĐK Tâm Anh để các bác sĩ sẽ có các biện pháp đo lường để xem có sự rối loạn trong bài tiết các chất canxi trong nước tiểu hay không, để giúp ngăn ngừa các viên sỏi tái phát trong tương lai. Đôi khi không kiếm được nguyên nhân gì thì cần áp dụng các phương pháp để giúp viên sỏi chậm phát triển hơn bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày cần uống nước để lượng nước tiểu thải ra từ 1,5 lít và điều chỉnh lượng nước uống chp phù hợp.

Tuy nhiên trường hợp bố bạn sỏi đã tái phát rồi, nếu có điều trị thì nên dùng những phương pháp ít xâm lấn để ít làm tổn hại nhu mô thận để chức năng thận không suy giảm nữa. Nếu mà ông có sỏi thận tái phát nhiều lần mà còn bị suy thận nữa thì cách điều trị về sau càng phức tạp cho ông. Hiện nay thận của ông của đã suy yếu nên hạn chế ăn mặn, những món ăn có thể nêm nếm muối mắm nhưng khi ở trên bàn ăn thì không nên chấm thêm nữa, tránh nêm quá mặn, ngoài ra hạn chế ăn đạm. Y học hiện nay thì chưa có loại thuốc nào làm chậm quá trình hình thành các loại sỏi, ngoại trừ một số loại sỏi đặc biệt như axit uric do bệnh gút gây ra thì có thể dùng thuốc để làm tan được những viên sỏi axit uric nhỏ. Mong rằng câu trả lời sẽ giúp bạn nắm được thêm tình trạng của bố và biết cách chăm sóc, theo dõi sỏi thận sau này của bố em.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

88932 - BS Đức
 
 

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 52 tuổi. Khoảng 2 năm nay tôi thỉnh thoảng bị đau nhẹ 2 bên lưng hông lúc thì đau bên trái, lúc thì đau bên phải, lúc thì đau 2 bên ( đau tức nhẹ ). Tôi đã đi khám nhiều nơi kể cả khám theo yêu cầu tại BV đại học Y Hà Nội. Các chẩn đoán, ...

phanthu1616, 52 tuổi, Thành phố Vinh, Nghệ an

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào chú, Câu hỏi của chú khá dài và nhiều vấn đề nên tôi xin trả lời từng phần như sau:

Thứ nhất, theo như thông tin chú cung cấp về tình trạng đau lưng thì tôi cũng đánh giá đây chưa phải là vấn đề liên quan đến các bệnh về thận, suy thận lại càng không. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng và theo kinh nghiệm của chúng tôi cũng như các tài liệu y học thì hơn 90% là không liên quan gì đến thận - tiết niệu mà thường liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp, cột sống, dây thần kinh xuất phát từ cột sống gây ra. Nếu tình trạng đau này làm cho chú cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì chú nên đi khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp để biết chính xác tình trạng bệnh.

Thứ hai, tình trạng tiểu đêm gần đây của chú không phải là vấn đề gì của suy thận hay bệnh lý đường tiết niệu. Trước mắt, chú có thể điều chỉnh chế độ uống nước như không nên uống nước sau 8 giờ tối và hạn chế sử dụng chất gây kích thích, khó ngủ vào ban đêm. Đa phần những trường hợp này là do bị rối loạn giấc ngủ khiến giấc ngủ không sâu.

Thứ ba, vấn đề mệt mỏi, làm việc ra mồ hôi và nhu cầu sinh lý giảm sút, rối loạn giấc ngủ ở tuổi 52 có thể là do tình trạng suy giảm hormone sinh dục nam testosterone. Chú có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ testosterone trong máu có đạt yêu cầu hay không, nếu bị suy giảm thì có thể áp dụng 1 số biện pháp để cải thiện. Thứ tư, để đo kích thước tuyến tiền liệt chính xác thì phải siêu âm qua ngã trực tràng, còn siêu âm qua ngã bụng thì có thể bị sai số khoảng 20%. Cho dù 35 gram là số đo chính xác nhưng ở độ tuổi của chú thì cũng chưa thể kết luận do phì đại tuyến tiền liệt. Chúc chú nhiều sức khỏe.

88958- BS Đức
 
 

Chào bác sĩ.
Tôi bị u thận trái, đã phẫu thuật cắt thận vào tháng 10/2019(KT: # 35mm), sau phẫu thuật không dùng thuốc hay phương pháp điều trị gì. Tái khám theo dõi 6 tháng một lần, lần tái khám gần nhất các kết quả tương đối tốt, không phát hiện tái phát và các chỉ số đều bình thường, chỉ có ...

Nguyễn Minh, 43 tuổi, Tân Phú, HCM

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào anh,
Như chúng ta đã biết cơ thể sinh ra có 2 trái thận, nó hỗ trợ lẫn nhau để lọc hết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất. Đương nhiên khi mất đi 1 trái thận, thì ít nhiều gì chức năng thận ở toàn trên cơ thể cũng ảnh hưởng, chứ không thể nào bằng khi 2 trái thận cùng hoạt động. Một số trường hợp 1 trái thận còn lại sẽ tăng cường hoạt động để đảm bảo độ lọc được càng cao, càng hiệu quả càng tốt cho cơ thể chúng ta. Hiện nay đối với anh thì trái thận còn lại hoạt động khoảng 73ml/phút ở độ tuổi 43 thì tuy chưa được xếp vào mức suy thận, nhưng cần hết sức cân nhắc và có chế độ theo dõi định kỳ và thích hợp, vì trong tương lai khoảng 1-2 năm nữa khả năng độ lọc cầu thận sẽ giảm dần theo năm tháng vì hiện nay cũng không ở mức cao lý tưởng có thể yên tâm được.

Chính vì vậy, y học hiện nay với những bướu nhỏ có khuynh hướng chỉ cắt bỏ bướu và giữ lại thận càng nhiều thì chức năng thận càng ít ảnh hưởng trong tương lai. Anh nên nghiêm túc theo dõi trong 6 tháng/lần để đánh giá chức năng thận định kỳ. Anh phải có chế độ ăn hạn chế chất mặn, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên lưu ý với bác sĩ là anh chỉ có 1 trái thận để cân nhắc các loại thuốc nếu có gây độc cho thận thì hạn chế. Bệnh này hiếm tái phát, bướu của anh 35mm khi mổ thì chỉ mới ở giai đoạn 1 của bướu thận (hay còn gọi là ung thư tế bào thận) mức độ tái phát nếu có chỉ 5%, mà khi tái phát thì có thể ở vị trí vùng thận đã cắt rồi, tế bào ung thư có thể tái phát lại hoặc di căn xa nơi khác, thậm chí là qua trái thận còn lại nhưng rất hiếm, nên vấn đề này anh đừng quá lo lắng. Vấn đề quan trọng cần lo lắng là vấn đề chức năng thận trong tương lai.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

88934-BS Đức
 
 
Chồng em 36 tuổi đi khám chẩn đoán bị sỏi thận đang uống thuốc 4 tháng nay. Em tìm hiểu có phương pháp tán sỏi sạch và ít đau. Mong bác sĩ tư vấn rõ hơn về phương pháp này, áp dụng trong trường hợp nào và hiệu quả ra sao ạ?
Trinh Định, 30 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
88927- BS Nam
 
 
Em cháu 20 tuổi, có khám ở bệnh viện và được chẩn đoán là bị bệnh sỏi niệu quản. Viên sỏi có kích thước 8.1mm. Em cháu đã tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng vẫn còn thấy đau. Xin cho cháu lời khuyên và em cháu cần có chế độ ăn như thế nào?
Tô Nam Phương, 28 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
88928-BS Nam
 
 

Em chào bác sĩ ạ. Em bị sỏi thận 2 bên, mới tán sỏi nhưng vẫn còn. Sau sinh e thấy mình đi tiểu đêm nhiều hơn, gần đây tiểu đêm 2 lần, ngày thì quá nhiều lần. Nước tiểu đêm của e có màu vàng sẫm và đi tiểu nhiều vậy là triệu chứng của bệnh gì ạ? Ban ngày uống nhiều nước ...

Trương Minh Vỹ, 36 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
88944- BS Nam
 
 
Chào bác sỹ! Tôi năm nay 57 tuổi trước đây hơn 20 năm tôi bị sỏi thận có chạy chữa đã ổn định (do chưa đi khám lại). Tôi vẫn duy trì uống nước nhiều và đi tiểu cũng nhiều nhưng thời gian gần đây mỗi lần đi tiểu tôi để ý thấy rất nhiều bọt khí, lưng thường xuyên đau ê ẩm vì ...
Lê Thị Cẩm An, 56 tuổi

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt

Bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh!

Triệu chứng tiểu ra bọt khí là dấu hiệu của bệnh thận như suy thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận… Ngoài ra, đây cũng có thể là bệnh đạm niệu, tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu.

Về triệu chứng đau lưng, nguyên nhân gây ra có thể là do sỏi thận hoặc cũng có thể do thoái hóa cột sống. Để biết được chính xác nguyên nhân, anh cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp. Chúc anh sớm bình phục!


88908- BS Đạt
 
 

Tôi bị thận mãn tín hbẩm sinh đa nang, hiện nay siêu âm phát hiện 3 nang thận, vậy xin sĩ cho biết cách điều trị, cách bồi dưỡng ăn uống cho tốt thận, đừng phát triển mọc thêm nang thận, thận không chứa nước. Xin cảm ơn.

Lâm Chí Ư, 54 tuổi, Phừong 1 thị xã duyên hải

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào chú,
Khoảng 60 - 70% các trường hợp nang thận đều có thể chung sống hòa bình và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp nang thận tăng kích thước, nhiễm khuẩn nang, xuất huyết nang hoặc phát hiện bất thường nghi ngờ tiến triển thành ác tính thì mới cần can thiệp phẫu thuật.

Về chế độ ăn của người bị thận đa nang thì không có lưu ý gì đặc biệt nào, chỉ cần ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn mặn để tránh làm trầm trọng hơn bệnh lý cao huyết áp, suy thận do biến chứng của nang thận (nếu có). Chú có thể đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào có chuyên khoa Tiết niệu vì nang thận là vấn đề thông thường trong tiết niệu nhưng nếu có điều kiện, chú nên đến BVĐK Tâm Anh để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá chính xác hơn với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. Chúc chú nhiều sức khỏe.

88940-BS Đức
 
 

Tôi tên Nguyễn Văn Hưởng sinh năm 1953, hiện thường trú 7/1 Bùi Thị Xuân P Phước Tiến TP Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa. Ngày 26/4/2021 tôi có khám tại BV Tâm Anh TP Hồ Chí Minh. BS điều trị PGS TS Vũ Lê Chuyên chẩn đoán: Tăng sản xuất tuyến tiền liệt (N40). Kết quả xét nghiệm : Định lượng PSA toàn phần ...

Nguyễn Văn Hưởng, 68 tuổi, 7/1 Bùi Thị Xuân Nha Trang Khánh Hòa

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

4ng/ml) thì cần theo dõi sát và có thể phải sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm tế bào ác tính.\nVới trường hợp của anh, tiền liệt tuyến khá lớn, PSA tăng cao, trên siêu âm phát hiện có vùng giảm âm... anh cần làm thêm sinh thiết tiền liệt tuyến. Hiện tại, tình trạng đi tiểu của anh tạm ổn và chưa đi tái khám được do dịch, anh có thể tiếp tục dùng thuốc như bác sĩ đã cho (Xatral, Avodart) và đi tái khám lại ngay khi có thể nhé. \nChúc anh khỏe mạnh!\nNếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.\r\nTrân trọng!"}" style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 10pt; font-family: Calibri, Arial;">Chào anh,
Tăng sản tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới độ tuổi trung niên trở lên, làm chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết bãi... nặng hơn có thể gây bí tiểu, nhiễm trùng tiết niệu, suy giảm chức năng thận… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi, hơn 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này.
Đối với bệnh nhân bị tăng sản tiền liệt tuyến thì cần phải tầm soát thêm nguy cơ ung thư thông qua xét nghiệm tầm soát là PSA. Nếu chỉ số tăng cao (>4ng/ml) thì cần theo dõi sát và có thể phải sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm tế bào ác tính.
Với trường hợp của anh, tiền liệt tuyến khá lớn, PSA tăng cao, trên siêu âm phát hiện có vùng giảm âm... anh cần làm thêm sinh thiết tiền liệt tuyến. Hiện tại, tình trạng đi tiểu của anh tạm ổn và chưa đi tái khám được do dịch, anh có thể tiếp tục dùng thuốc như bác sĩ đã cho (Xatral, Avodart) và đi tái khám lại ngay khi có thể nhé.
Chúc anh khỏe mạnh!

Con em năm nay 10 tuổi, cách đây 2 năm cháu đi tiểu liên tục, vài phút lại đi, em đã cho cháu đi khám nhiều nơi và ko thấy bất thường gì, cũng cho cháu uống nhiều thứ theo kê đơn của bs để hỗ trợ, nhưng kêt qua ko thuyên giam, cách đây 3 tháng em lại cho con ...
Bích Huệ, 38 tuổi, Tuyên quang

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên bạn chưa cho bác sĩ biết là lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu là bao nhiêu, nhiều hay ít. Ngoài đi tiểu nhiều lần thì còn có các triệu chứng nào khác kèm theo hay không, như tiểu đau buốt, nước tiểu đục, tiểu máu.
Đi tiểu nhiều lần có thể là một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Để biết chính xác bệnh này, bác sĩ sẽ cần thăm khám để khai thác triệu chứng rõ hơn, cần xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng kiểm tra. Với trường hợp nhiễm trùng tiểu, người bệnh chỉ cần uống thuốc kháng sinh, kháng viêm là sẽ đỡ. Giả sử trường hợp con của bạn chỉ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu ra khá ít. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý bàng quang tăng hoạt, do rối loạn chức năng thần kinh chi phối cho bàng quang, khiến bàng quang co bóp nhiều lần, gây mắc tiểu liên tục.
Để chữa bệnh này, bé cần tập thói quen nhịn tiểu, đi tiểu theo giờ, kết hợp với dùng thuốc để giảm số lần đi tiểu trong ngày. Trường hợp đi tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu ra khá nhiều, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt. Khi đó, bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân thì mới có hướng điều trị cụ thể được.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Thưa bác sỹ, tôi năm nay 58 tuổi, tôi bị gan thận đa nang bẩn sinh và bị suy thận từ năm 2017. Hôm 12 tháng 10 năm 2021 tôi đi xét nghiệm. Cre của tôi là 225. Bác sỹ cho hỏi như vây là tôi đã bị suy thận độ mấy độ? cre lên đến bao nhiêu thì phải chạy thận nhân tạo ...

Nguyen Anh Cường, 58 tuổi, Đai Hưng Khoái Châu Hưng Yên

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bạn không cho thêm thông số: nam hay nữ, cân nặng bao nhiêu… để có thể tính toán chính xác mức độ suy thận. Tuy nhiên, theo các thông số hiện có, tôi ước đoán suy thận ở độ 3- đầu độ 4.
Khi đến khám chuyên khoa Thận, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị, nên bạn không nên quá lo lắng và cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh chuyển biến xấu. Nếu bạn bị suy thận độ 5 sẽ cần chạy thận nhân tạo.
Về thận đa nang. Thận đa nang tương đối lành tính, có suy thận cũng ít khi phải chạy thận nhân tạo sớm. Bạn cần cố gắng giữ không bị nhiễm trùng, tránh bị chấn thương té ngã va đập ngay vùng thận.
Một số trường hợp thận đa nang kèm tăng huyết áp hoặc khi suy thận sẽ có tăng huyết áp, cần điều trị và duy trì huyết áp trong khoảng 120-130/80 mmHg.
Ngoài ra, trường hợp của bạn còn cần kiểm tra chức năng gan. Về việc dùng thuốc, không nên tự mua ở ngoài mà cần tới bệnh viện khám và được bác sĩ kê toa.

Thưa bác sĩ,
Em đi khám sàng lọc tiêm vacxin hồi tháng 5 thì bác sĩ bảo em bị huyết áp cao. Đến tháng 9 em đi khám lại vẫn huyêt áp 160/90.
Vừa qua em đi khám ở bệnh viện TW Thái Nguyên bác sĩ xét nghiệm máu, nước tiểu bảo em bị suy thận độ 2 ( Creatinin: 300 - ...

Trần Quân, 30 tuổi, Hà Nội

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bạn không cho biết tuổi, cân nặng nhưng trị số creatinine 300 là bạn suy thận qua mức độ 3 rồi.
Chế độ ăn cho người bệnh Suy thận có tăng huyết áp, tăng acid uric khá nhiều việc cần lưu ý. Vài hướng dẫn cho bạn gồm:
- Ăn nhạt, lượng muối hàng ngày chỉ vào khoảng 2-3g (tương đương muỗng ăn yaourt) và nhớ là trong thực phẩm đã có sẵn muối rồi, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Suy thận mạn giai đoạn 3 về cơ bản vẫn ăn được thịt cá với lượng như người bình thường, nhưng nên bỏ da, ruột. Trứng nên ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ,
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá nếu có hút.
- Acid uric 600 nếu không kèm cơn gút thì không cần dùng Febuxostat (có kèm gút hoặc trên 800 mới dùng). Bạn không nên uống rượu vang đỏ, hạn chế ăn “thịt đỏ” như thịt bò, hải sản do làm tăng acid uric.
Huyết áp cần đưa xuống mức khoảng 120-130/80 mmHg. Huyết áp ổn định trong mức đó mới giúp bảo tồn được thận của bạn không bị suy thêm và hạn chế ảnh hưởng tới cơ quan khác như: tim, não, mắt…Thuốc hạ áp với người có huyết áp 160/90 cần dùng ít nhất 2 loại thuốc. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê toa.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tôi bị sỏi thận trái 0.5mm. Có lẽ do tôi uống thuốc Gout nên bị sỏi thận. Tôi có cần uống thuốc Tây không?
Nguyễn Văn Thịnh, 43 tuổi, An Dương 2, Phú Thuận, Phú Vang, TT-Huế

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Không biết là viên sỏi trong thận trái của bạn có kích thước chính xác là 0.5mm hay 5mm, vì nếu 0.5mm là rất nhỏ, và các công cụ chẩn đoán thông thường như siêu âm rất khó phát hiện.
Nhưng dù là 0.5mm hay 5mm thì bạn cũng không cần quá lo ngại vì kích thước sỏi dưới 5mm là rất nhỏ. Hiện tại sỏi chưa gây triệu chứng gì thì bạn cũng không cần phải điều trị. Bạn chỉ cần uống nhiều nước khoảng 1.5-2 lít/ngày và siêu âm bụng định kỳ kiểm tra mỗi 6 tháng là được.
Trường hợp sỏi gây đau hông lưng thường xuyên, gây thận ứ nước, theo dõi thường xuyên thấy sỏi to lên dần thì lúc đó mới cần phải điều trị. Khi đó tùy vị trí và kích thước sỏi mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị nào cho bạn. Hiện nay với những viên sỏi thận nhỏ dưới 10mm trong thận thì có thể sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cho hiệu quả sạch sỏi khá cao, ít xâm lấn, chi phí thấp và không cần phải nằm viện.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Chào bác sỹ, gần đây em đi tiểu phần cuồi nước tiểu có màu trắng đục như sữa và hơi buốt ở đầu dương vật ạ. Xin bác sĩ tư vấn cho em.

nguyễn trọng hùng, 32 tuổi, dong nai

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trường hợp của bạn có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Khi bàng quang hay niệu đạo bị viêm sẽ gây ra triệu chứng tiểu nóng rát, đau buốt, nước tiểu có thể đục do có dịch mủ, có khi xảy ra tiểu máu, đau tức bụng dưới. Nhiễm trùng đường tiểu rất hay xảy ra ở những người có thói quen uống ít nước hoặc hay nhịn tiểu lâu. Ở nam giới cũng có thể gặp phải bệnh viêm niệu đạo do lậu, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, với triệu chứng thường gặp là chảy dịch mủ ở lỗ tiểu đầu dương vật. Để biết chắc chắn có phải bị nhiễm trùng đường tiểu hay không, bạn cần phải làm siêu âm bụng và xét nghiệm nước tiểu. Nếu thật sự bị nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh trong vài ngày là sẽ khỏi. Ngoài ra để tránh bị nhiễm trùng tiểu tái phát, bạn cần duy trì uống nhiều nước 2-3 lít/ngày, mắc tiểu phải đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu lâu và quan hệ tình dục an toàn.

Bác sĩ cho em hỏi, con em 10 tuổi vẫn bị đái dầm. Em đã cho con đi khám, kết quả mọi thứ bình thường. Bs kê đơn thuốc uống mà không khỏi. Dân gian cho rằng đái dầm là do thận yếu. Vậy em cho con uống bổ sung các thuốc bổ thận hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ thận có được ...

Hương, 36 tuổi, Hà Nội

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Ở trẻ từ 0-3 tuổi là lúc các bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên đái dầm là chuyện rất bình thường. Đái dầm ở trẻ em 10 tuổi thì đúng là một biểu hiện không bình thường. Nguyên nhân của đái dầm lúc ngủ vẫn chưa được rõ ràng hoàn toàn, có thể do tình trạng bàng quang chưa trưởng thành vì trẻ còn nhỏ. Bệnh đái dầm cũng có thể do nguyên nhân tâm lý như trẻ bị căng thẳng, gặp stress trong cuộc sống. Ngủ sâu cũng làm cho trẻ giảm cảm giác đầy bàng quang. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu tình trạng đái dầm kéo dài ở những trẻ lớn thì sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em, các em sẽ bị bạn bè chê cười, buồn rầu, mất tự tin, có thể bị trầm cảm. Lời khuyên của bác sĩ dành cho con của bạn là hãy bắt đầu điều trị bằng cách thay đổi hành vi trước trong vòng 3-6 tháng, cụ thể là cho bé hạn chế uống nước vào buổi tối, dặn bé đi tiểu trước khi đi ngủ, mỗi 2-3 giờ nên đánh thức bé và hỏi xem bé có cần đi tiểu không. Bạn nên động viên tinh thần và khích lệ trẻ, không nên la mắng để tránh những sang chấn tâm lý cho bé. Bạn không nên tự ý dùng các thuốc lan truyền trên mạng hay được truyền tai qua bạn bè, kẻo tiền mất tật mang. Sau cùng nếu các biện pháp thay đổi lối sống vẫn không hiệu quả thì bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị bằng thuốc.

Em muốn hỏi vấn đề về con trai em. Cháu sinh năm 2007, năm nay được 15 tuổi. Hồi năm cháu 10 tuổi có đi cắt bao quy đầu ở bệnh viện bình dân, nhưng không hiểu sao chắc bác sĩ cắt nhiều da quá nên cái của con trai không còn da để THUN ĐẦU vào nữa, cháu lúc nào cũng căng ...

Trần Thị Phưoeng Việt, 43 tuổi, 38 nguyễn thị tràng, phường hiệp thành, quận 12, tp.hcm

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Có nhiều trường hợp sau khi cắt bao quy đầu xong, da quy đầu không còn dư nhiều đủ để phủ phần quy đầu. Nhưng thực tế đa số nam giới cũng không than phiền gì về vấn đề quy đầu cọ sát với quần gây đau.
Da quy đầu có khả năng co giãn nhiều, có độ đàn hồi cao, nên cũng rất hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu da gây đau. Nếu lúc dương vật cương cứng mà da quy đầu không căng đau thì không có trở ngại gì. Một số trường hợp phần quy đầu có thể bị viêm nên gây đau khi cọ xát. Để biết tình trạng quy đầu có thật sự đang viêm hay không, bạn cần đưa con trai đến bệnh viện để được thăm khám.
Hiện tại, bé có thể thử mặc quần lót có vải dày hơn, quần size chật hơn. Khi mặc quần, bé nên để dương vật ở tư thế dựng thẳng đứng lên hướng về phía bụng. Điều này sẽ hạn chế tình trạng quy đầu bị cọ xát.

Kính chào bác sĩ!
Thời gian gần đây tôi hơi đau lưng, hay đi tiểu nhiều, nước tiểu rất nhiều bọt và có mùi, người cảm thấy không được khoẻ!
Tôi đến BVĐK Quảng Ngãi siêu âm, khám thì có vài viên sỏi ở hai bên khoảng 9-14mm và bác sĩ chần đoán nhiễm khuẩn hệ tiết niệu vị trí không đặc ...
Huỳnh Tân, 40 tuổi, 179 Trường Sa, Quảng Ngãi

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bạn có sỏi thận 2 bên và đang bị nhiễm trùng niệu, xin chia sẻ cùng bạn như sau: Trước tiên bạn nên điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng niệu để tránh xảy ra các biến chứng, đồng thời giúp cho việc điều trị sỏi thận tốt hơn.
Với sỏi thận có kích thước 9 - 14mm, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng phải đảm bảo nước tiểu không nhiễm trùng. Cụ thể:
1. Bạn có thể áp dụng phương pháp Tán sỏi ngoài cơ thể, phương pháp này nhẹ nhàng, chỉ đau tức nhẹ vùng hông lưng sau khi tán sỏi. Sau tán, uống nhiều nước để giúp các mảnh sỏi vụn dễ trôi ra ngoài theo đường tiểu tiện. Trường hợp còn mảnh sỏi lớn chưa thoát ra được, bạn có thể tán lần 2 giúp cho sỏi vỡ hoàn toàn.
2. Bạn cũng có thể dùng phương pháp Tán sỏi nội soi bằng ống mềm. Phương pháp này có ưu thế là tán bằng tia laser nhẹ nhàng, không có sẹo, không đau và giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, Tán sỏi nội soi bằng ống mềm có chi phí khá cao.
3. Lấy sỏi qua da với đường hầm nhỏ: Đây là phương pháp hiện đại nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên là người có tay nghề cao và nhiều trang thiết bị đắt tiền. Ưu điểm là lấy sạch sỏi kể cả sỏi trong đài thận mà các phương pháp khác hạn chế. Tuy nhiên, lấy sỏi qua da chỉ thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa với phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Em chào bác sĩ, em bị viêm cầu thận hội chứng thận hư từ năm 5 tuổi đến nay, cứ lần nào bị ốm sốt lâu ngày (khoảng 1 tuần) thì đi thử nước tiểu lại lên 6 hoặc 7g/lit sau đó phải dùng liều medrol 32mg khoảng 2 tháng lại ổn định (protein âm tính). Hiện tại bệnh của em đã ổn định, em ...

Trần Trung Hiếu, 24 tuổi, Hà Nội

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bạn không cho biết năm nay bao nhiêu tuổi, cân nặng bao nhiêu... nên chúng tôi khó trả lời chi tiết cho bạn. Bởi hội chứng thận hư dùng corticoids (Medrol) cần theo cân nặng, không phải ai cũng dùng liều 32 mg.
Thường hội chứng thận hư thứ phát có thể không dùng corticoid và bệnh “gốc” gây nên hội chứng thận hư được điều trị ổn định thì tình trạng thận hư thứ phát cũng sẽ ổn định theo.
Nhiều khả năng bạn bị thận hư nguyên phát. Như vậy, medrol bạn cần dùng theo cân nặng và duy trì hay giảm tùy giai đoạn của bệnh. Thông thường với đáp ứng điều trị tốt thì thời gian uống thuốc cũng có khi là 6 tháng đến một năm. Thận hư nguyên phát có nguy cơ tái phát nên không nói được là khỏi hẳn.
Trong giai đoạn bệnh, bạn cần ăn nhạt, hạn chế nước, nếu phù nhiều. Giảm mỡ (không ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật, không ăn da ruột các loại động vật, ăn lòng trắng trứng bỏ lòng đỏ), không vận động mạnh hay thể thao quá mức. Khi bệnh ổn định (lui bệnh) có thể vận động trở lại nhưng vẫn duy trì ăn nhạt và tránh mỡ, da, ruột động vật. Hàng năm kiểm tra lại.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Chào các Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 84 tuổi đang bị bệnh thận (không còn nước tiểu). Hiện nay đang chạy thận được hơn 4 năm tại bệnh viện (tuần 3 buổi). Nhưng khoảng nửa tháng nay, tay và chân bị tê như kim châm, ngứa, phù sưng tròn lớn như tay chân voi (nhưng chỉ bị một bên thân trái). Đã báo bệnh ...
Vũ Tùng, 57 tuổi

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Mẹ bạn bị suy thận sang giai đoạn lọc máu thì không cải thiện bệnh thận được nữa. Nhưng điều trị đúng mức để giảm biến chứng nhiễm trùng hay các cơ quan khác thì cần thiết.
Sưng phù ở người suy thận là do dư nước nhưng nếu mẹ bạn chỉ bị sưng một bên mà như chân voi có thể do bị tắc mạch bạch huyết. Nguyên nhân gây ra gồm viêm tắc mạch trong cơ thể trong đó bạch huyết hoặc nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm giun chỉ.
Tay chân tê như kim châm có thể là biểu hiện của thiếu máu nuôi, do người suy thận hay bị thiếu máu lại thêm xơ vữa mạch máu nên máu lưu thông kém tới các phần xa như đầu ngón tay, chân. Mặt khác còn nguyên nhân là loãng xương, cũng khá thường gặp hoặc dư phốt pho trong máu. Người bệnh suy thận thường thiếu canxi nên bác sĩ hay bổ sung canxi, kéo theo phốt pho nên phốt pho trong máu tăng cao và kém thải ra ngoài và gây tình trạng xơ vữa mạch máu, máu lưu thông kém, thiếu máu nuôi các cơ quan.
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe.
Trân trọng!