Chào bạn,
Bạn có sỏi thận 2 bên và đang bị nhiễm trùng niệu, xin chia sẻ cùng bạn như sau: Trước tiên bạn nên điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng niệu để tránh xảy ra các biến chứng, đồng thời giúp cho việc điều trị sỏi thận tốt hơn.
Với sỏi thận có kích thước 9 - 14mm, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng phải đảm bảo nước tiểu không nhiễm trùng. Cụ thể:
1. Bạn có thể áp dụng phương pháp Tán sỏi ngoài cơ thể, phương pháp này nhẹ nhàng, chỉ đau tức nhẹ vùng hông lưng sau khi tán sỏi. Sau tán, uống nhiều nước để giúp các mảnh sỏi vụn dễ trôi ra ngoài theo đường tiểu tiện. Trường hợp còn mảnh sỏi lớn chưa thoát ra được, bạn có thể tán lần 2 giúp cho sỏi vỡ hoàn toàn.
2. Bạn cũng có thể dùng phương pháp Tán sỏi nội soi bằng ống mềm. Phương pháp này có ưu thế là tán bằng tia laser nhẹ nhàng, không có sẹo, không đau và giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, Tán sỏi nội soi bằng ống mềm có chi phí khá cao.
3. Lấy sỏi qua da với đường hầm nhỏ: Đây là phương pháp hiện đại nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên là người có tay nghề cao và nhiều trang thiết bị đắt tiền. Ưu điểm là lấy sạch sỏi kể cả sỏi trong đài thận mà các phương pháp khác hạn chế. Tuy nhiên, lấy sỏi qua da chỉ thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa với phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Em chào bác sĩ, em bị viêm cầu thận hội chứng thận hư từ năm 5 tuổi đến nay, cứ lần nào bị ốm sốt lâu ngày (khoảng 1 tuần) thì đi thử nước tiểu lại lên 6 hoặc 7g/lit sau đó phải dùng liều medrol 32mg khoảng 2 tháng lại ổn định (protein âm tính). Hiện tại bệnh của em đã ổn định, em ...
Chào bạn,
Bạn không cho biết năm nay bao nhiêu tuổi, cân nặng bao nhiêu... nên chúng tôi khó trả lời chi tiết cho bạn. Bởi hội chứng thận hư dùng corticoids (Medrol) cần theo cân nặng, không phải ai cũng dùng liều 32 mg.
Thường hội chứng thận hư thứ phát có thể không dùng corticoid và bệnh “gốc” gây nên hội chứng thận hư được điều trị ổn định thì tình trạng thận hư thứ phát cũng sẽ ổn định theo.
Nhiều khả năng bạn bị thận hư nguyên phát. Như vậy, medrol bạn cần dùng theo cân nặng và duy trì hay giảm tùy giai đoạn của bệnh. Thông thường với đáp ứng điều trị tốt thì thời gian uống thuốc cũng có khi là 6 tháng đến một năm. Thận hư nguyên phát có nguy cơ tái phát nên không nói được là khỏi hẳn.
Trong giai đoạn bệnh, bạn cần ăn nhạt, hạn chế nước, nếu phù nhiều. Giảm mỡ (không ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật, không ăn da ruột các loại động vật, ăn lòng trắng trứng bỏ lòng đỏ), không vận động mạnh hay thể thao quá mức. Khi bệnh ổn định (lui bệnh) có thể vận động trở lại nhưng vẫn duy trì ăn nhạt và tránh mỡ, da, ruột động vật. Hàng năm kiểm tra lại.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bác sĩ, hàm lượng a xit Uric trong máu của em thường từ 600 đến 800 kéo dài 4 năm rồi, em đã ăn kiêng( ăn nhiều rau, thịt ức gà, muối vừng lac, uống sữa ít béo và cơm gạo lức) uống nước ion kiềm nhưng chỉ số Uric vẫn cao ( lần xét nghiệm gần nhất chỉ số Uric là 674.). ...
Chào bạn,
Với viên sỏi 10 mm, điều trị nội khoa sẽ rất khó. Hiện có các biện pháp can thiệp xử lý viên sỏi có kích thước lớn như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng. Các biện pháp can thiệp này đều ít xâm lấn, không gây tổn hại nhiều tới cơ thể. Với các viên sỏi có kích thước từ 5 mm trở xuống, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Vì phần lớn viên sỏi với kích thước nhỏ đều có thể thải ra ngoài theo đường tiểu. Chúc bạn mau bình phục.
Trân trọng!
Em uống thuốc tây hoặc thức khuya thì vùng bụng trên thượng vị cảm giác nóng khó chịu, bị cả hai bên, khi không uống thuốc, ngủ sớm thì bình thường. Xin hỏi không biết em có bệnh vấn đề về thận không?
Chào bác sĩ Vũ Lê Chuyên. Tôi là bệnh nhân ung thư thận trái được bác sĩ mổ nội soi cuối năm 2010. Từ đó tôi giữ chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ và mỗi sáng đi bộ hoặc bơi lội. Tôi luôn nhớ ơn bác sĩ. Tháng 7/2021 tôi đi khám định kỳ thì phát hiện Ure máu = 27 mg/dl, ...
Chào bác, Với những thông tin đã cung cấp, bác đã được mổ ung thư thận cách đây hơn 11 năm. Hiện nay, bác xuất hiện một số triệu chứng như tiểu máu cục. Theo mô tả, biểu hiện này có thể không liên quan đến quả thận còn lại của bác mà có thể do: bướu tái phát ở niệu quản hay bàng quang; ung thư di căn xuống bàng quang. Trong trường hợp này, bác nên thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT scan) càng sớm càng tốt tại bất kỳ cơ sở y tế nào gần với nơi mình đang sinh sống để xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng tiểu máu cục.
Để đánh giá mức độ tổn thương thận người ta dựa vào chỉ số creatinin máu hoặc độ lọc cầu thận (eGFR). Trường hợp của bác, creatinin 1,46mg/dl có thể xem là có nguy cơ suy thận (suy thận khi creatinin máu > 1.5 mg/dl). Bạn nên thận trọng khi sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm, cochicine vì các thuốc này có nguy cơ làm thận của bạn bị tổn thương. Tiểu máu có thể do nhiều nguyên nhân như sỏi, bướu đường tiểu, viêm thận... Tương tự, nếu bệnh nhân có về Việt Nam, trước tiên bác sĩ cũng sẽ chỉ định chụp CT và khi có kết quả chính xác sẽ quyết định mổ sớm. Yếu tố thời gian với người bệnh rất quan trọng. Vì thế, gia đình nên cố gắng thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Tôi năm nay 68 tuổi, bị cao huyết áp, vừa rồi có dùng thuốc amplodipin 5 mg được 10 ngày sau đó thấy hai bàn chân bị phù,. Tôi ngừng thuốc nhưng chân vẫn không giảm phù. Sau đó tôi uống thuốc lợi tiểu furosemite 40 mg 1 viên/ngày thì có giảm nhưng không khỏi hẳn ngay cả khi đã dừng uống amplodipin. Tuy ...
Chào bác!
Về Mikeliks, đây chỉ là thực phẩm chức năng, chưa được xem là thuốc.
Thuốc hạ huyết áp có rất nhiều nhóm. Nếu không hợp nhóm này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh đổi nhóm khác, không gây phù chân.
Tình trạng phù chân vẫn tồn tại kể cả khi ngưng amlodipin. Đây có thể là do bác bị “suy tĩnh mạch chi dưới”, gặp khá nhiều ở người lớn tuổi, đặc biệt trước đó có làm việc ở môi trường văn phòng hay ít vận động. Suy tĩnh mạch chi dưới được phát hiện bằng cách siêu âm tĩnh mạch chi. Bệnh này có thuốc điều trị.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bác có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Dạ cám ơn bác sĩ đã trả lời !!
Cám ơn chương trình đã chuyển nội dung.
Xin bác sĩ cho được hỏi thêm 3 câu nữa :
1 Xin hỏi bác sĩ chạy lọc thận ở cổ như mẹ em , trong điều kiện vệ sinh tốt, không bị nhiễm trùng, thời gian có thể kéo dài tối đa là trong bao lâu ...
Em muốn hỏi vấn đề về con trai em. Cháu sinh năm 2007, năm nay được 15 tuổi. Hồi năm cháu 10 tuổi có đi cắt bao quy đầu ở bệnh viện bình dân, nhưng không hiểu sao chắc bác sĩ cắt nhiều da quá nên cái của con trai không còn da để THUN ĐẦU vào nữa, cháu lúc nào cũng căng ...
Chào bạn!
Có nhiều trường hợp sau khi cắt bao quy đầu xong, da quy đầu không còn dư nhiều đủ để phủ phần quy đầu. Nhưng thực tế đa số nam giới cũng không than phiền gì về vấn đề quy đầu cọ sát với quần gây đau.
Da quy đầu có khả năng co giãn nhiều, có độ đàn hồi cao, nên cũng rất hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu da gây đau. Nếu lúc dương vật cương cứng mà da quy đầu không căng đau thì không có trở ngại gì. Một số trường hợp phần quy đầu có thể bị viêm nên gây đau khi cọ xát. Để biết tình trạng quy đầu có thật sự đang viêm hay không, bạn cần đưa con trai đến bệnh viện để được thăm khám.
Hiện tại, bé có thể thử mặc quần lót có vải dày hơn, quần size chật hơn. Khi mặc quần, bé nên để dương vật ở tư thế dựng thẳng đứng lên hướng về phía bụng. Điều này sẽ hạn chế tình trạng quy đầu bị cọ xát.
Tôi năm nay 54 tuổi, đi kiểm tra định kỳ sức khỏe, siêu âm bụng phát hiện nang thận bẩm sinh, hiện nay đã mọc thành 3 nang nhỏ li ti, có đóng voi bên thành nang, không giữ nước. Cách điều trị bằng thuốc như thế nào hoặc mổ, cách ăn, uống bồi dưỡng thận, hạn chế, không ăn thức ăn nào? Cảm ơn ...
Chào chú,
Khoảng 60 - 70% các trường hợp nang thận đều có thể chung sống hòa bình và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp nang thận tăng kích thước, nhiễm khuẩn nang, xuất huyết nang hoặc phát hiện bất thường nghi ngờ tiến triển thành ác tính thì mới cần can thiệp phẫu thuật.
Về chế độ ăn của người bị thận đa nang thì không có lưu ý gì đặc biệt nào, chỉ cần ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn mặn để tránh làm trầm trọng hơn bệnh lý cao huyết áp, suy thận do biến chứng của nang thận (nếu có).
Chú có thể đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào có chuyên khoa Tiết niệu vì nang thận là vấn đề thông thường trong tiết niệu nhưng nếu có điều kiện, chú nên đến BVĐK Tâm Anh để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá chính xác hơn với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.
Chúc chú nhiều sức khỏe.
Tôi bị sỏi thận và đã lấy sỏi ra. Chế độ ăn uống như thế nào để tránh tái phát sỏi thận hoặc có cách xét nghỉẹm nào phòng chống sỏi thận hay không?
Cha tôi đã 85 tuổi, bị cao huyết áp và đã khám ở bệnh viện, bác sĩ cho uống thuốc điều trị lâu dài. Quá trình uống thuốc gần 2 tháng, cha tôi bị phù chân từ mắt cá trở xuống do tác dụng phụ của thuốc cao huyết áp. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn cho dùng thuốc cũ. Vậy sưng mắt cá chân lâu ...
Chào bạn!
Một số thuốc hạ huyết áp có thể gây phù chân. Phù chân trong trường hợp này không gây suy thận, nhưng gây cảm giác khó chịu, phiền toái lo lắng. Nếu được, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyển nhóm thuốc khác, ít gây phù chân hơn.
Về chuyện đi tiểu đêm nhiều, có thể bác bị bướu tiền liệt tuyến, phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Bướu tiền liệt tuyến đa số lành, uống thuốc một thời gian là ổn nhưng cũng cần tầm soát chức năng thận vì gần 30% suy thận mạn là do tăng huyết áp. Gia đình nên cho bác khám tầm soát chức năng thận. Chúc bác thật nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Em bị tiểu khó hay bị dừng giữa dòng. Em có bệnh gì và nên uống thuốc gì cho dễ đi tiểu và tiểu không bị dừng giữa dòng nữa. Xin cảm ơn.
Chào bạn, tiểu ngắt quảng giữa dòng thường do có vật cản trong đường tiểu như dị vật, sỏi bàng quang, bướu tuyến tiền liệt. Một số trường hợp rối loạn hoạt động bàng quang, co thắt cơ vùng đáy chậu. Trường hợp này bạn nên đến bệnh viện khám, siêu âm đường tiết niệu để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Tôi bị suy thận độ 3 do lúc trước bị tăng huyết áp mà không biết. Năm 2020, tôi có điều trị tại bệnh viện để tìm nguyên nhân tăng huyết áp và giảm kali, nghi u tuyến thượng thận, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm ra, nên điều trị huyết áp và bổ sung kali. Tôi rất muốn được tư vấn cụ thể về ...
Chào bác!
Nếu đã tìm không ra u, bác không nên nghĩ nguyên nhân u nữa. Vì tăng huyết áp có 80% là không có nguyên nhân. Vấn đề của bác bây giờ là điều trị. Nếu bác có dùng hạ áp bằng lợi tiểu gây mất kali thì nên ngưng. Về ăn uống, bác cần lưu ý:
- Ăn lạt, lượng muối hàng ngày chỉ vào khoảng 2-3g (tương đương muỗng ăn yaourt). Bác nên nhớ là trong thực phẩm đã có sẵn muối rồi, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Suy thận mạn giai đoạn 3, cơ bản vẫn ăn được thịt cá với lượng như người bình thường, nhưng nên bỏ da, ruột. Trứng nên ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ.
- Lương nước nhập hàng ngày = 500ml + lượng nước tương đương lượng nước tiểu trong 24h vừa qua + lương nước mất không xác định (mồ hôi, chiếm khoảng 200-300ml nếu trời không quá nóng + ói (nếu có)), bao gồm cả nước uống, canh, nước phở/hủ tíu (nếu có dùng)
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá nếu có hút.
- Ngoài ra, bác có thể vô kênh youtube bác sĩ Tạ Phương Dung, ăn uống cho người bệnh thận mạn.
Nếu bệnh nhân thường thiếu kali, có thể bổ sung kali bằng một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm như chuối, nho, cam, bưởi… Chúc bác thật nhiều sức khỏe!
Cháu hay đau mỏi, nóng thắt lưng, đi tiểu nhiều, đi khám thì các chỉ số ure, creatinin bình thường. Cháu lo bị suy thận lắm. Năm 2016, cháu đi khám thì được chẩn đoán suy thận độ 2, creatin lúc đó là 139. Sau đó, cháu về dùng thuốc thì ổn, bây giờ cháu vẫn kiểm tra thường xuyên nhưng các chỉ số bình ...
Dạ lần trước tôi có đặt câu hỏi trường hợp con trai tôi 30 tuổi chưa có gia đình mới phát hiện suy thận 80% đuợc hơn 1 tháng nay. Hiện cháu phải lọc máu 3lần/tuần. Tôi vừa nhận được mail trả lời của các chuyên gia. Tôi rất cảm ơn nhưng có một ý nữa hôm trước tôi có hỏi nhưng chưa được ...
Chào bạn,
Trước hết, rất cảm ơn gia đình đã đồng hành cùng các bác sĩ động viên bệnh nhân có tinh thần vượt qua cú sốc để điều trị. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng điều trị về thuốc và tiếp tục động viên bệnh nhân, nhưng sự thông cảm của gia đình cũng rất quan trọng. Hiện nay con của bạn phải chạy thận 3 lần/tuần, có nghĩa đã là suy thận mạn giai đoạn cuối. Trường hợp này có lẽ sẽ phải điều trị lâu dài. Hướng điều trị sẽ có 3 hướng song song với điều trị thuốc. Thứ nhất là thận nhân tạo đang thực hiện cho cháu. Thứ hai là lọc màng bụng, trừ trường hợp có vết mổ lớn ở bụng hoặc đang nhiễm trùng vùng bụng thì không thể lọc màng bụng. Còn lại hầu hết các trường hợp đều có thể đáp ứng tốt với phương pháp lọc màng bụng. Phương án thứ 3 là cấy ghép. Cấy ghép hiện nay ở Việt Nam cũng đã rất xuất sắc, sánh ngang với khu vực, trình độ của các bác sĩ nội khoa điều trị cũng như bác sĩ ngoại khoa đều đạt được kết quả cao. Gia đình hãy yên tâm và cùng bàn bạc với bác sĩ để điều trị, lựa chọn phương pháp tối ưu cho con.
Trong trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp, bác sĩ bắt buộc phải có phương án điều trị. Thứ nhất là dùng thuốc hạ áp. Thứ hai là trong quá trình lọc thận chúng tôi sẽ cố gắng làm sao để rút về "trọng lượng khô", tức là ở mức cân nặng giúp bệnh nhân không còn phù, đáp ứng tốt với thuốc hạ áp, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể bớt hoặc giảm hẳn thuốc hạ áp. Con của bạn hiện tại huyết áp khoảng 135-145 là chấp nhận được. Lý do là sau mỗi một chu kỳ lọc máu huyết áp có thể xuống, trong chu kỳ lọc máu cũng có một biến chứng là tụt huyết áp cũng khá nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Trong trường hợp đó, trước khi lọc máu huyết áp khoảng 140 là an toàn. Bình thường khi chưa lọc máu, chúng tôi sẽ cố gắng đưa huyết áp khoảng 120-130 trên 80-90 mmHg, nhưng trong trường hợp đã chuyển sang giai đoạn lọc máu thì chúng tôi sẽ cố gắng duy trì huyết áp trước khi lọc khoảng 140 là đủ. Gia đình đừng quá lo lắng về vấn đề này, đưa được huyết áp từ 180 xuống 135-140 đã là điều rất tốt. Mong gia đình yên tâm!
Bác sĩ cho em hỏi, con em 10 tuổi vẫn bị đái dầm. Em đã cho con đi khám, kết quả mọi thứ bình thường. Bs kê đơn thuốc uống mà không khỏi. Dân gian cho rằng đái dầm là do thận yếu. Vậy em cho con uống bổ sung các thuốc bổ thận hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ thận có được ...
Chào bạn,
Ở trẻ từ 0-3 tuổi là lúc các bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên đái dầm là chuyện rất bình thường. Đái dầm ở trẻ em 10 tuổi thì đúng là một biểu hiện không bình thường. Nguyên nhân của đái dầm lúc ngủ vẫn chưa được rõ ràng hoàn toàn, có thể do tình trạng bàng quang chưa trưởng thành vì trẻ còn nhỏ. Bệnh đái dầm cũng có thể do nguyên nhân tâm lý như trẻ bị căng thẳng, gặp stress trong cuộc sống. Ngủ sâu cũng làm cho trẻ giảm cảm giác đầy bàng quang. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu tình trạng đái dầm kéo dài ở những trẻ lớn thì sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em, các em sẽ bị bạn bè chê cười, buồn rầu, mất tự tin, có thể bị trầm cảm. Lời khuyên của bác sĩ dành cho con của bạn là hãy bắt đầu điều trị bằng cách thay đổi hành vi trước trong vòng 3-6 tháng, cụ thể là cho bé hạn chế uống nước vào buổi tối, dặn bé đi tiểu trước khi đi ngủ, mỗi 2-3 giờ nên đánh thức bé và hỏi xem bé có cần đi tiểu không. Bạn nên động viên tinh thần và khích lệ trẻ, không nên la mắng để tránh những sang chấn tâm lý cho bé. Bạn không nên tự ý dùng các thuốc lan truyền trên mạng hay được truyền tai qua bạn bè, kẻo tiền mất tật mang. Sau cùng nếu các biện pháp thay đổi lối sống vẫn không hiệu quả thì bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị bằng thuốc.
Chào bạn,
Bố của bạn 59 tuổi đã điều trị nội khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được 3 năm nhưng không đỡ, giờ tiểu nhiều lần trong đêm và tiểu khó,.
Theo mô tả của bạn, trường hợp này đã có chỉ định can thiệp ngoại khoa, việc sử dụng thuốc uống đã không mang lại kết quả như mong đợi. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, cắt đốt nội soi là phương pháp có nhiều ưu thế nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng của các nước Âu Mỹ.
Cắt đốt nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm hại, cho kết quả tốt, ít đau và người bệnh xuất viện sớm Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đều thực hiện được phẫu thuật này. Chúc bố bạn nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Chào bạn,
Theo mô tả bạn bị trào ngược niệu quản do bệnh lý bàng quang hỗn loạn thần kinh, đã mở bàng quang ra da được 7 năm. Bàng quang hỗn loạn thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang (mềm hoặc co cứng) do tốn thương thần kinh. Các nguyên nhân thường liên quan đến hệ thần kinh trung ương như não, tuỷ sống như đột quỵ, chấn thương cột sống, thoát vị màng tủy...; liên quan đến hệ thần kinh ngoại vi như đái tháo đường, nghiện rượu, thoát vị đĩa đệm, tổn thương do phẫu thuật vùng chậu hoặc cả hai nguyên nhân như bệnh Parkinson, đa xơ cứng, giang mai...
Có 3 dạng bàng quang hỗn loạn thần kinh là thể giảm trương lực, thể tăng trương lực và thể hỗn hợp. Hiện tại, để hạn chế những biến chứng do bàng quang hỗn loạn thần kinh gây ra như suy thận, nhiễm trùng niệu..., bác sĩ sẽ mở bàng quang ra da như trường hợp của bạn. Việc phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột thay cho bàng quang mất chức năng của bạn hiện nay chưa được thực hiện. Hy vọng trong tương lai sẽ có phương pháp mới giúp bạn không còn khổ sở vì bệnh lý này nữa.
Chúc bạn luôn khỏe.
Trân trọng!