VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 14/12/2024
Chào bác sĩ. Con gái em 9 tuổi bị u thận, cách đây 2 năm đã cắt 1 quả thận. Giờ chỉ còn 1 quả thì có cần uống loại thuốc gì để tăng cường hỗ trợ cho quả thận còn lại không ạ? Bé còn quá nhỏ nên em không biết liệu 1 quả thận có sống tốt được không? Cảm ơn bác sĩ.
Mai Thu Huyền, 31 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

Nhiều người cho đi một quả thận vẫn sống khỏe mạnh, bình thường với một quả thận còn lại đến trước 70 tuổi. Họ chỉ cần kiêng thuốc lá, các chất độc hại thận và khống chế tình trạng cholesterol xấu tăng cao, kiểm soát tốt huyết áp. Sau 70 tuổi, chức năng của thận sẽ suy giảm ở người còn đủ cả 2 thận. Quay lại trường hợp con của bạn, vì có một quả thận đã cắt do u, người nhà cần theo dõi sát bên thận còn lại. Tất nhiên, con bạn đã được cắt bên thận để ngăn ngừa biến chứng do u.

Tình trạng thận của bé hiện giờ đã tạm thời được kiểm soát. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi bên thận còn lại của bé. Vì khối u vẫn có nguy cơ tái phát ở bên thận còn lại. Ngoài ra, nếu thận còn lại của bé vẫn hoạt động bình thường, bạn không cần phải cho bé uống thuốc gì để bảo vệ thận. Bởi chỉ khi thận có vấn đề, bác sĩ mới can thiệp điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác. Chúc bé mau bình phục!

trị thận
 
 

Chào Bác sĩ. Lúc em mang thai con em 36 tuần thì bệnh viện chẩn đoán bé bị giãn bể thận nhẹ không nghiêm trọng. Bác sĩ có bảo em sinh bé được một tháng thì nên đi bệnh viện khám nhưng em gọi hỏi thì bác sĩ ở bệnh viện báo em bé 6 tháng mới đi khám được vì bé nhỏ quá không ...

Võ Thị Minh Thư, 35 tuổi

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Theo phác đồ điều trị của thế giới, khi thai nhi được chẩn đoán giãn đài bể thận, bác sĩ sẽ phải siêu âm ngay sau khi bé chào đời. Vì đây là giai đoạn cho kết quả siêu âm chuẩn xác nhất. Kết quả siêu âm sẽ cho bác sĩ đánh giá mức độ giãn đài bể thận. Ngoài ra, bé cũng được xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không. Đây là kiểm tra bắt buộc đối với các bé bị giãn đài bể thận khi còn ở trong thai.

Vì thế, mẹ nên cho bé đi siêu âm càng sớm càng tốt. Nếu mức độ giãn đài bể thận không nhiều, bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau một tháng. Khi tái khám, bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra mức độ giãn đài bể thận đã tiến triển như thế nào. Ngoài ra, nếu có nhiễm trùng nước tiểu, bé sẽ phải được điều trị ngay. Vì nếu trì hoãn chữa trị, bé có nguy cơ bị hỏng các tổ chức thận rất cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúc bé mau bình phục!


Trân trọng!

trẻ em
 
 

Thưa bác sĩ, tôi là nữ năm nay 45 tuổi. Cách đây 2 năm tôi bị cơn đau quặn thận. Đi khám bác sĩ nói do sỏi thận(sau đó sỏi tự ra), thời gian sau đi siêu âm thận bình thường, tuy nhiên 2 năm nay tôi mắc bệnh đi tiểu đêm, 4 đến 5 lần một đêm.Tôi đi khám bệnh viện Bạch Mai, ĐH ...
Mai Hoa, 44 tuổi

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Chúng ta biết rằng, khi sỏi bị kẹt trong ống niệu quản gây ra cơn đau quặn thận, nó có thể làm giảm chức năng tạm thời của thận bên đó. Tuy nhiên, khi sỏi đã xử lý thoát ra được rồi thì chức năng thận sẽ hồi phục và đa số sẽ trở về trạng thái bình thường.

Trường hợp của bạn cho biết là bị tiểu đêm khoảng 2 năm nay, trung bình từ 4 - 5 lần/đêm. Theo tôi, tình trạng này tương đối nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiểu đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường nhất là do có lượng dịch nhập vào ban đêm quá nhiều hoặc sử dụng các chất (như từ thức ăn, thức uống) gây ra lợi niệu vào ban đêm. Nguyên nhân khác có thể liên quan đến tình trạng phù ngoại biên, ví dụ ở những người bị suy gan, bệnh tim...; hoặc một số trường hợp có bệnh thận mạn tính dẫn đến giảm cô đặc nước tiểu, khiến lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn.

Ngoài ra, một hiện tượng rất phổ biến gây tiểu đêm, đặc biệt là ở người lớn tuổi, là tăng tiết nước tiểu vào ban đêm. Hiện tượng này xảy ra do một loại hormone được tiết ra từ não không sản xuất đủ vào ban đêm, làm quá trình hấp thu nước không diễn ra đúng cách, dẫn đến nước tiểu được bài tiết qua thận quá nhiều. Muốn biết có bị tăng tiết nước tiểu ban đêm hay không thì phải theo dõi được lượng nước tiểu, đo lường lượng nước tiểu ban đêm và lượng nước tiểu trong 24h. Nếu lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn 1/3 so với tổng lượng nước tiểu trong 24h thì có thể có hiện tượng tăng tiết nước tiểu vào ban đêm. Khi có tăng tiết nước tiểu vào ban đêm thì cần sử dụng một số loại thuốc để điều chỉnh tình trạng này.

Trong trường hợp của bạn, tôi nghĩ bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu để bác sĩ thăm khám và đánh giá lại chi tiết nguyên nhân gây ra tiểu đêm, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

88866-BS Cương
 
 
Chào bác sĩ. Em bị suy thận giai đoạn cuối cách đây khoảng 3 tháng rưỡi. Hiện đang lọc máu cấp cứu bằng Catheter. Đến nay em bị nhiễm khuẩn huyết nên điều trị cũng rất khó khăn, em có ho và có đờm máu. Mong bác sĩ tư vấn về trường hợp của em ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Hương Phạm, 40 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
88984- THS HÙNG
 
 
Chào bác sĩ, em có hiện tượng đi tiểu nhiều nhất là về đêm. Mỗi đêm đi gần 7 đến 10 lần, mỗi lần cách nhau 10 đến 30 phút. Bác sĩ cho em hỏi, em bị như vậy có phải suy thận không ạ. Em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ
Trần Văn Thìn, 33 tuổi, Kim Chi, Nghi Ân, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Tiểu đêm là tình trạng phải đi tiểu ít nhất 1 lần trong đêm, còn trường hợp tiểu đêm của bạn từ 7-10 lần là khá nhiều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm chứ không phải chỉ do các bệnh về thận, chẳng hạn như uống quá nhiều nước vào buổi tối, sử dụng một số thuốc hoặc chất gây lợi tiểu hay một số bệnh lý về tim, gan như suy tim, xơ gan, phù ngoại biên cũng gây tiểu đêm. Ngoài ra, một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng tiểu đêm là hiện tượng tăng tuyến hormone ADH không phù hợp, dẫn đến việc không tiết ra hormone, làm cho lượng nước trong thể tích tuần hoàn bị hạn chế bài tiết ra ngoài (hiện tượng tăng giữ nước) nên nước tiểu vào ban đêm rất nhiều.

Để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đến Trung tâm Tiết niệu Thận học - BVĐK Tâm Anh để tìm ra nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Điều trị ban đầu có thể là những biện pháp không dùng thuốc như hạn chế uống nước vào ban đêm, giảm bớt chất gây lợi tiểu... Trong trường hợp những biện pháp này không mang lại hiệu quả thì có thể tiến hành điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng tiểu đêm. Chúc bạn sức khỏe.

88870- BS Cương
 
 
Mình đi tiểu có bọt nước ko biết có nguy hiểm ko bác sĩ. Nhờ tư vấn hộ ạ
Minh Nguyễn, 30 tuổi

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Chúng ta biết rằng, nước tiểu có bọt không phải lúc nào cũng là bệnh lý. Một số trường hợp có thể do phản ứng của nước tiểu đối với các hóa chất trong nhà vệ sinh, hoặc là do tia nước tiểu quá mạnh dẫn đến tạo ra bọt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tiểu có bọt cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tương đối nghiêm trọng. Tình trạng tiểu bọt có kèm theo các thay đổi của nước tiểu (nước tiểu thay đổi màu sắc, nước tiểu đục không trong, có mùi hôi...) thường sẽ có liên quan đến các bệnh lý của đường tiết niệu. Một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt là do trong nước tiểu có chứa quá nhiều chất đạm (protein).

Các bệnh lý gây ra tiểu đạm có thể bao gồm tăng huyết áp gây tổn thương thận, bệnh thận mãn tính và cấp tính, đái tháo đường gây tổn thương thận... Những bệnh này có thể khiến màng lọc thận suy yếu, tổn thương, từ đó các protein trong máu đi qua màng lọc, đi vào trong nước tiểu, gây ra tình trạng nước tiểu chứa nhiều protein và tạo bọt. Để biết được tiểu có bọt là do nguyên nhân gì thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân, đồng thời cũng phải xem trong nước tiểu có albumin hay không. Đó là những điều bạn cần lưu tâm. Chúc bạn sức khỏe.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

88864- BS Cương
 
 
Thời gian gần đây tôi hay bị tê 2 cánh tay khi ngủ dù tôi luôn ngủ ở tư thế nằm ngửa, nước tiểu thì bình thường hơi nổi bọt. Lưng luôn có cảm giác hơi mỏi. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng trên có phải do thận có vấn đề gì không? Cảm ơn các bác sĩ!
Thanh Hiệp, 52 tuổi, 5A Cao Thắng Tp Phan Thiết

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Tiểu bọt do rất nhiều nguyên nhân. Có thể những nguyên nhân không phải do bệnh lý, nhưng cũng có những nguyên nhân liên quan đến những bệnh lý tương đối nghiêm trọng. Thông thường, những trường hợp trong nước tiểu có protein thì sẽ có hiện tượng tạo bọt. Những trường hợp trong nước tiểu có protein thường là đã có những tổn thương ở trên thận, làm cho màng lọc trên thận hoạt động không tốt. Khi màng lọc hoạt động không tốt, các protein trong máu sẽ đi qua màng lọc vào trong nước tiểu. Những bệnh lý gây tiểu đạm như bệnh về huyết áp mà có tổn thương trên thận hoặc là bệnh tiểu đường tổn thương trên thận, hoặc là bệnh thận mạn tính hay cấp tính...

Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng gây ra những tình trạng giống như vậy. Trong trường hợp của bạn có những triệu chứng gợi ý có liên quan đến thận ví dụ như: đau lưng, tê tay chân, nước tiểu có bọt... Những triệu chứng này thực ra không phải những triệu chứng đặc hiệu về thận, nhưng chúng ta cần phải lưu ý. Do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám bệnh để kiểm tra, tối thiểu là phải đi thử nước tiểu để xem thận có đang hoạt động tốt hay không, nước tiểu có đạm hay không và xem thận có bị ảnh hưởng hay không bằng cách siêu âm hay chụp phim. Chúc bạn vui khỏe!

88858-BS Cương
 
 
Xin chào Bác sĩ.
EM năm nay 37 tuổi, em thường phải đi tiểu đêm nhiều năm nay, ngày nào cũng đi (1 lần /đêm), rất ít ngày không đi. Em đi khám và xét nghiệm định kỳ hàng năm, bác sĩ đều bảo chức năng thận bình thường. Một vài năm trở lại đây, có năm siêu âm thì có sỏi 3-4mm ở ...
Vũ Huy Cường, 37 tuổi, Trang Quan, An Đồng, An Dương, Hải Phòng

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Trước tiên chúng ta phải xem xét tình trạng tiểu đêm của bạn như thế nào. Theo thông tin bạn cung cấp, mỗi đêm bạn chỉ đi tiểu 1 lần. Tình trạng tiểu đêm ít như thế thường không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Và nếu mà không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày, không gây mất ngủ, không gây mệt mỏi thì không cần điều trị gì cả. Tuy nhiên để tình trạng tiểu đêm không xảy ra nữa, hay là không bị tăng thêm, bạn nên hạn chế lượng nước nạp vào cơ thể, hoặc đừng sử dụng những thức ăn thức uống gây lợi niệu vào ban đêm. Vấn đề thứ hai là bạn là sỏi thận. Như bạn mô tả thì có lúc nhìn thấy, có lúc không thì có thể là do kích thước sỏi bé quá. Nếu sỏi từ 2-5mm thì một số trường hợp siêu âm định vị không tốt cũng không nhìn thấy được sỏi trên thận.

Trong những trường hợp có sỏi nhỏ, nếu dưới 5mm thì vẫn không khuyến cáo điều trị gì đặc biệt, chỉ là theo dõi và chờ đợi thôi. Chúng ta chủ động theo dõi, đi kiểm tra định kỳ, ví dụ như 6 tháng thì mình đi siêu âm để kiểm tra sỏi có thay đổi gì không, kích thước như thế nào, có tăng thêm hay không. Những trường hợp sỏi lớn mới cần điều trị, những trường hợp sỏi nhỏ như của bạn thì không có khuyến cáo sử dụng thuốc hay đặc trị, chỉ cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày là được. Chúc bạn vui khỏe!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

88854-BS cương
 
 

Tôi năm nay 60 tuổi bị đi tiểu nhiều một ngày khoảng trên 20 lần, mỗi đêm khoảng 4-5 lần. Tôi muốn đi khám kiểm tra hệ thận tiết niệu để biết vì nguyên nhân gì thì các thủ tục và trình tự khám như thế nào? chi phí hết khoảng bao nhiêu? Xin bác sỹ tư vấn hộ tôi.

nguyenquockhanh30091962, 59 tuổi, Hà tĩnh

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chú,
Tình trạng của chú đúng là khá nghiêm trọng. Việc đi tiểu khoảng 20 lần/ngày rất ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế, chú cần phải đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt.
Quy trình thăm khám tại bệnh viện nói chung và Hệ thống BVĐK Tâm Anh nói riêng cũng tương tự nhau. Đầu tiên, chú sẽ đặt lịch khám trước, có thể đặt qua website, fanpage hoặc gọi vào tổng đài. Sau khi đăng ký xong, chú đến thăm khám trực tiếp và cung cấp thông tin đối chiếu với bộ phận tiếp nhận. Hoàn tất giai đoạn nhận bệnh, đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ hướng dẫn chú đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Để phục vụ cho công tác chẩn đoán, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp kiểm tra như: xét nghiệm máu, thử nước tiểu, siêu âm... Biểu hiện này của chú có thể là do các bệnh lý đường tiết niệu hay một số bệnh khác không thuộc đường tiết niệu. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân cụ thể là có hướng điều trị hiệu quả.
Chúc chú nhanh khỏe.

88881-BS Cương
 
 
Cách đây 1 năm tôi khám sức khoẻ định kỳ, siêu âm phát hiện ra sỏi 6mm. Hiện tại không có biểu hiện gì. Bác sĩ tư vấn giúp:
1. Tôi phải dùng thực phẩm hoặc thuốc nào để hỗ trợ việc giảm kích thước sỏi thận
2. Có nên điều trị loại sỏi thận để đề phòng biến chứng về sau không? ...
Thanh Diep, 38 tuổi

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Hiện tại, việc điều trị sỏi thận bằng thuốc vẫn chưa cho kết quả khả quan. Bởi một số trường hợp sỏi do axit uric, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc cho sỏi tan đi. Nhưng những loại sỏi khác như sỏi canxi, sỏi photphat thì các loại thuốc điều trị vẫn chưa mang lại hiệu quả. Với trường hợp của bạn, sỏi có kích thước 6mm hiện có 3 phương pháp điều trị như sau: - Thứ nhất là theo dõi một cách chủ động. Nghĩa là người bệnh không cần phải dùng thuốc gì cả, mà chỉ cần siêu âm định kỳ để kiểm tra để xem sỏi có di chuyển hay biến chứng gì hay không. Điển hình nhất là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây ra các cơn đau quặn thận. Lúc đó cần phải can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng chức năng thận. - Thứ hai là có thể điều trị dự phòng nguy cơ sỏi ảnh hưởng đến chức năng thận.

Phương pháp điển hình là có thể tán sỏi ngoài cơ thể. Nghĩa là dùng một cái máy phát ra các tia sóng chấn động tập trung vào vị trí viên sỏi làm sỏi vỡ ra. Phần sỏi bị vỡ ra sẽ theo dòng nước tiểu ra ngoài. - Thứ ba là phương pháp nội soi từ bên trong. Bác sĩ sẽ dùng một ống soi nhỏ đưa vào đường tiểu để tiếp cận viên sỏi tốt hơn. Khi nhìn thấy viên sỏi qua camera, bác sĩ sẽ dùng tia laser để bắn vỡ sỏi và lấy ra ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có một điều cần lưu ý là mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Vì thế, chúng ta cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích để có được lựa chọn phù hợp. Chúc bạn nhanh khỏe.

88880- BS Cương
 
 
Thưa bác sĩ. Cho em hỏi chỉ số eGRF mức độ lọc cầu thận của em có 91,69 là thấp phải không ạ? Có phải bắt đầu tổn thương thận giai đoạn đúng bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ.
Ngọc Dương, 41 tuổi, Nam Định

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
88989- THS HÙNG
 
 

Tôi bi u nang thận trái đã 3 năm nay, nay cảm thấy đau, xin bác sĩ chỉ dùm phẫu thuật có được không và tốn kém bao nhiêu tiền?

tlethien, 73 tuổi, 3/37₫uong 182,tp Thủ Đức,TP HCM

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bác,
Về nang thận, đầu tiên chúng ta cần nhận định được những đặc điểm của nó như thế nào, từ đó mới có biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp. Nang thận có rất nhiều loại. Thứ nhất là nang thận đơn độc (tức là trên thận chỉ xuất hiện duy nhất 1 nang); hoặc có nhiều nang kích thước khác nhau. Một số còn có đặc tính di truyền ở những trường hợp bệnh thận đa nang, tức là có rất nhiều nang trên thận như chùm nho.


Nhận biết đặc điểm của nang thận có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Xác định được nang lành tính hay ác tính có thể dựa trên những bằng chứng về hình ảnh học. Đơn giản nhất có thể dùng siêu âm, nhưng để xác định một cách chính xác rõ ràng hơn thì chúng ta nên chụp CT hoặc cắt lớp vi tính có cản quang để xem nang đó có đặc tính như thế nào (kích thước, vị trí, thành nang, vách nang có chồi trong nang không, dịch trong nang có gì đặc biệt không (trong hay có độ đậm khác biệt). Dựa trên những thông tin đó, chúng ta mới có thể biết được nang đó lành tính hay ác tính, nguy cơ ác tính nhiều hay ít.


Về phương diện điều trị, những trường hợp nang đơn độc lành tính thường không có hoặc hiếm có triệu chứng. Bởi nang thận phải to hoặc có biến chứng như nhiễm trùng, xuất huyết... mới có thể gây đau và cần can thiệp phẫu thuật. Hầu hết các trường hợp bệnh thận đa nang có thể giải quyết triệu chứng, khi nào gây đau mới cần phải phẫu thuật. Đối với nang thận đơn độc nhỏ có thể chọc hút lấy dịch, sau đó bơm những chất gây xơ vào nang. Những nang có nguy cơ ác tính phải điều trị phẫu thuật, bác sĩ thường là cắt một phần hoặc cắt bỏ thận.
Việc điều trị và phẫu thuật như thế nào cần bác phải đến bệnh viện để xác định thêm. Nếu đơn giản nhất là biện pháp chọc hút nang thì sẽ không tốn kém nhiều chi phí. Nhưng khi phải phẫu thuật cắt bỏ nang thì việc điều trị sẽ phức tạp, lâu dài và cần nhiều chi phí hơn. Do đó, bác cần cần cân nhắc và đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được đánh giá chính xác hơn.
Chúc bác nhiều sức khỏe.

88846- BS Cương
 
 
Tôi bị sỏi thận, đi khám siêu âm cách đây 6 tháng rỏi to khoảng 13ml, mấy hôm nay tôi rất đau bụng dưới phía bên trái, lan xuống bẹn, tôi đi khám và siêu âm với kết quả sỏi còn 7ml. đến nay tôi vẫn đau từng cơn rất khó chịu. tối hôm qua 13/10/2021 và sáng nay tôi bắt đầu uống dứa và ...
Đinh Dức Long, 57 tuổi, 95/7C3 Thảo Điền, P. Thảo Điền Tp Thủ đức HCM

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Bạn bị sỏi thận cách đây 6 tháng và bây giờ cảm thấy đau vùng bụng bên trái, lan xuống bẹn thì có khả năng sỏi đã di chuyển từ thận xuống, kẹt trong ống dẫn nước tiểu (niệu quản) khiến nước tiểu không xuống được đường bài tiết nên thận bị căng ra, gây đau. Hơn nữa, bài thuốc chữa sỏi dân gian bạn đang dùng được khuyến cáo là chưa mang lại hiệu quả chắc chắn, rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu thuốc không phù hợp.

Bạn cần đến BVĐK Tâm Anh để bác sĩ kiểm tra xem có đúng là sỏi đang bị kẹt hay không, thận có bị ứ nước hay không. Đối với trường hợp sỏi nhỏ và mức độ tắc nghẽn không nhiều, không có biến chứng nhiễm trùng hay suy thận, có thể điều trị nội khoa như dùng thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ tống xuất sỏi. Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì cần phải tiến hành phẫu thuật lấy sỏi để để tránh tổn thương, dẫn đến suy thận. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

88852-BS Cương
 
 
Xin bác sĩ cho hỏi, tôi uống nước khá thường xuyên nên cũng rất hay buồn đi tiểu. Chỉ trong vòng 1 tiếng đã đi 1 lần. Buổi tối đi đến 4-5 lần. Đêm ngủ chỉ dậy đi 1 lần. Việc đi tiểu nhiều ko khiến tôi cảm thấy mệt mỏi nhưng lại thấy rất phiền phức. Nhất là phải di chuyển trên xe ô ...
Thái GIang, 45 tuổi, 49, Nguyễn Văn Cừ, TP BG

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, TIểu nhiều lần được xem là những trường hợp đi tiểu ít nhất 8 lần/ngày. Ở người bình thường sẽ không đi tiểu vào ban đêm nhiều. Một số người có thể thức dậy 1 lần để đi tiểu. Trường hợp của bạn là đi 1 tiếng 1 lần thì đã có triệu chứng tiểu nhiều lần trong ngày. Về ban đêm, nếu chỉ dậy 1 lần đi tiểu thì vẫn là trong giới hạn sinh lý bình thường.

Tiểu nhiều lần do rất nhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp không phải do bệnh lý đường tiểu mà do một bệnh lý khác gây ra tình trạng này. Khi uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến việc tạo nước tiểu nhiều, hoặc các loại thuốc gây lợi tiểu cũng khiến lượng nước tiểu tăng lên. Các bệnh lý gây lợi tiểu thẩm thấu như đái tháo đường, tình trạng đái tháo nhạt (do hiện tượng rối loạn hormone kiểm soát cân bằng hấp thu nước) dẫn đến đa niệu và tạo ra lượng nước tiểu nhiều, khiến chúng ta phải đi tiểu nhiều lần. Những nguyên nhân tại đường tiểu có thể kể đến là những bệnh lý đường tiểu dưới như rối loạn thần kinh cơ bàng quang, nhạy cảm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang hoặc sỏi...

Ngoài ra còn có các bệnh lý về tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn nước tiểu... tất cả đều có thể liên quan đến tình trạng tiểu nhiều lần. Với trường hợp của bạn, lời khuyên vẫn là nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

88855- BS Cương
 
 
Thưa bác sĩ. Bố tôi làm văn phòng, năm nay 59 tuổi, phát hiện u xơ lành tính tuyến tiền liệt đã 3 năm nay. Sau mỗi lần đi khám bệnh kích thước khối u ngày một to lên. Tháng 11-2020 bố tôi đi khám tại trung tâm chẩn đoán y khoa thấy kích thước khối u tuyến tiền liệt là 4,7 x 4.8 x ...
Trần Quốc Việt, 59 tuổi, Cần Thơ

BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Bố của bạn 59 tuổi đã điều trị nội khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được 3 năm nhưng không đỡ, giờ tiểu nhiều lần trong đêm và tiểu khó,.

Theo mô tả của bạn, trường hợp này đã có chỉ định can thiệp ngoại khoa, việc sử dụng thuốc uống đã không mang lại kết quả như mong đợi. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, cắt đốt nội soi là phương pháp có nhiều ưu thế nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng của các nước Âu Mỹ.

Cắt đốt nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm hại, cho kết quả tốt, ít đau và người bệnh xuất viện sớm Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đều thực hiện được phẫu thuật này. Chúc bố bạn nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Chào bác sĩ. Tôi bị suy thận và phải làm phẫu thuật. Vậy sau khi phẫu thuật FAV thì nên làm gì để bảo vệ cầu tay? Cảm ơn bác sĩ.

Hồ Quỳnh Anh, 51 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, khi mà phẫu thuật FAV ống thông mở tĩnh mạch, thông thường trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ phải kiểm soát các tình trạng liên quan đến mạch máu của bạn, bao gồm có tình trạng động mạch, tĩnh mạch, huyết áp toàn thân, các màng vỡ xơ ở động mạch. Sau khi mổ xong, việc đầu tiên giữ cho FAV không bị nhiễm trùng, giữ vệ sinh FAV và sau khi cắt chỉ thì việc mình tập luyện bằng các phương pháp ví dụ như là dùng bóng bóp để tăng được trước lực của các mạch máu tại vị trí mổ FAV.

Thứ 2 là sau khi sử dụng FAV trong lọc máu thì các bác sĩ sẽ xem xét các vị trí đặt kim trong quá trình lọc máu không khoá FAV, cũng phải tư vấn cho người bệnh cách bảo vệ FAV sau lọc máu, garo trong vòng bao lâu, băng như thế nào và sẽ phải nới lỏng dần dần ra sao sau mỗi lần lọc máu để có thể bảo vệ được FAV lâu dài nhất. Mặc dù vậy, chúng tôi thấy rằng tuổi thọ của FAV cũng không quá dài.

Trường hợp như vậy sẽ tìm vị trí khác để mổ FAV hoặc là khuyên bệnh nhân sử dụng những phương pháp khác, ví dụ bệnh nhân lớn tuổi không thể mổ được FAV tự thân thì sẽ dùng các đoạn mạch nhân tạo hoặc những garo đường hầm để lọc máu chu kỳ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

các bệnh
 
 
Thưa bác sĩ, tôi đang lọc máu do suy thận được 7 tháng nay. Tại sao sau mỗi lần đang lọc huyết áp tăng cao liên tục có lúc lên 180 - 220, bình thường không lọc thì chỉ có 140 - 150. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục tôi có phải uống thuốc huyết áp không, uống song song với lọc máu ...
Tô Mỹ Linh, 52 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác, theo câu hỏi của bác thì có thể thấy đa phần có biến chứng có thể gặp phải khi lọc máu là tụt huyết áp chứ không phải tăng huyết áp. Mức huyết áp của bác ở nhà chưa lọc máu mà 140 thì theo khuyến cáo là chưa đạt được yêu cầu. Tôi không biết trước đây bác đã dùng thuốc huyết áp hay chưa, còn trong trường hợp bác chưa dùng thuốc huyết áp, việc dùng thuốc là điều chắc chắn cần tiếp tục. Vấn đề tăng huyết áp trong lọc máu có rất nhiều nguyên nhân, đôi khi còn liên quan đến người bệnh và kỹ thuật lọc máu.

Nếu liên quan đến người bệnh thì khuyến cáo với trường hợp lọc máu chu kỳ không nên để bụng đói vì khi lọc máu chu kỳ có thể mất một lượng đường và bệnh nhân có thể hạ đường huyết và phản ứng đầu tiên của tình trạng hạ đường huyết là tăng huyết áp. Ngoài ra, bác cũng không nên ăn quá sát hoặc trong thời gian lọc máu chu kỳ, bởi vì khi ăn máu sẽ dồn về các quai ruột để tiêu hóa thức ăn, có thể gây ra tình trạng tuột huyết áp, rối loạn huyết áp trong quá trình lọc máu.

Bác nên ăn nhẹ trước buổi lọc máu ít nhất là 2 tiếng. Trong trường hợp bác lọc máu vào buổi đêm hoặc buổi sáng sớm có thể ăn nhẹ trước đó khoảng 35-40 phút, bữa chính ăn bình thường. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến kỹ thuật lọc máu cũng sẽ có một số trường hợp liên quan đến tình trạng tăng huyết áp như điện giải trong dịch lọc, đôi khi có phản ứng quá mẫn với màn lọc cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Trường hợp của bác nên bổ sung thuốc huyết áp theo đúng mục tiêu của bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ, trao đổi với bác sĩ tại cơ sở bác đang lọc máu, điều chỉnh lại các thông số trong quá trình lọc có sự thay đổi so với các lần khác không. Người bệnh không nên tăng cân quá nhiều giữa 2 lần lọc máu chu kỳ khác nhau; khi người bệnh tăng cân quá nhiều giữa 2 lần lọc máu khác nhau thì khi lọc máu sẽ gây ra rối loạn biến động, có thể làm tăng hay tụt huyết áp. Vì thế, trường hợp của bác không nên tăng quá 2 kg trong mỗi lần lọc máu chu kỳ.

Chúc bác sớm tìm được phương pháp, trao đổi trực tiếp với bác sĩ và sớm tìm được thuốc và quy trình lọc máu phù hợp để kiểm soát huyết áp tốt hơn.

bệnh thận
 
 
Chào bác sĩ, tôi đang chạy thận cũng được 3 tháng rồi, gần đây tôi liên tục bị chảy máu chân răng, có hôm đánh răng rất nhẹ cũng chảy, hoặc tối ngủ cũng thấy chảy máu. Tình trạng này có phải chạy thận gây ảnh hưởng không ạ? Tôi có thể uống thêm thuốc gì để cải thiện? Xin cảm ơn.
Quý Lễ, 46 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào chị, trường hợp của chị đã lọc máu 3 tháng và chảy máu chân răng cần phải nghĩ đến tại răng và lợi của chị như một số trường hợp bệnh nhân có cao răng, có mảng bám răng lâu ngày mà mình không đánh có thể dẫn đến tình trang viêm nướu, tuột nướu, dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
Thứ 2, do thói quen của mình đánh răng theo chiều ngang hoặc dùng tăm xỉa răng có thể gây ra những tổn thương viêm, gây xước ở trong vùng nướu gây chảy máu chân răng.
Thứ 3 có thể nghĩ đến tình trạng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu do sử dụng các chế phẩm liên quan đến hyperin trong lọc máu, tình trạng gặp ở những bệnh nhân lọc máu kéo dài trên nhiều năm, trường hợp của chị mới 3 tháng thì ít nghĩ tới. Tuy nhiên, chị cũng nên trao đổi với bác sĩ kiểm tra lại xem mức tiểu cầu là bao nhiêu, liều hyperin, liều chống đông đang sử dụng trong lọc máu có đủ liều hay vượt quá liều quy định cho phép hay không, ngoài ra, đôi khi tình trạng này có thể bệnh nhân sẽ tự cầm máu. Trường hợp của chị không nên quá lo lắng và kiểm soát lại toàn bộ tình trạng trên.
chạy thận
 
 

Chào bác sĩ, hiện tại em mới phát hiện mình bị suy thận mạn. Bác sĩ cho em hỏi là từ giai đoạn mấy nước tiểu có bọt, màu sắc nước tiểu có thể khẳng định mức độ suy thận nặng hay nhẹ không? Nếu ở nhà thì có thể dùng cách nào để kiểm tra hàm lượng đạm trong nước tiểu tốt nhất cũng ...

Trần Dũng, 51 tuổi, Bắc Giang

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, tình trạng nước tiểu của bạn không thể phản ánh 100% chính xác về chức năng thận của bạn. Thông qua số lượng nước tiểu có thể đánh giá được chức năng thận tồn dư ở những bệnh lý suy thận mãn tính. Tuy nhiên tùy tính chất số lượng cũng không phản ánh được chính xác nồng độ chất trong nước tiểu, bao gồm có protein, hồng cầu niệu, hay bệnh cầu niệu.

Muốn để kiểm tra chính xác nhất, bạn có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có chuyên khoa Tiết niệu và có khoa Xét nghiệm. Bạn có thể làm các xét nghiệm bao gồm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm liên quan đến cặn nước tiểu, trong nước tiểu có protein, hồng cầu, bạch cầu hay các chất biến đổi khác hay không...

Còn về bệnh lý suy thận nặng có liên quan đến tình trạng nước tiểu hay không, người ta nhận thấy rằng nước tiểu tồn dư có liên quan một chút đến vấn đề bệnh lý suy thận mạn. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố tiên quyết để xác định bệnh nhân này có suy thận nặng hay nhẹ.

điều trị bệnh thận
 
 
Chào bác sĩ, tôi phát hiện bị suy thận cấp 1 từ 5 năm trước. Lúc đó chỉ số Cre là 130, uric là 540. Có điều trị ở bệnh viện 1 năm kết hợp với chế độ ăn kiêng của bệnh viện xuống còn 120. Sau đó uống thuốc nam duy trì đến tận bây giờ vẫn uống, nhưng mới siêu âm lại gần ...
Nguyễn Hùng, 43 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, bạn chia sẻ đã phát hiện bệnh lý thận mãn tính các đây 5 năm với các chỉ số creatinin đã được điều chỉnh, tuy nhiên gần đây đã tăng lên, tức là bệnh suy thận của bạn đang tiến triển lên. Hầu hết với các bệnh nhân đã mắc bệnh thận mãn tính, khuyến cáo không nên sử dụng thuốc nam, nhất là thuốc từ lá cây hoa cỏ không rõ nguồn gốc. Bản chất những loại thuốc này cũng không giúp ích được nhiều cho bệnh lý thận của bạn, đôi khi còn mang lại những bất lợi bao gồm tăng kali máu, tăng tình trạng suy thận và đặc biệt có thể gây tổn thương tế bào gan, có suy gan kèm theo.

Trường hợp của bạn, chúng tôi khuyến cáo bạn nên theo dõi định kỳ hằng tháng tại bệnh viện và điều chỉnh lại chế độ ăn, sinh hoạt, kiểm soát huyết áp và cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu thường xuyên hơn. Sau khi mức creatinin của bạn ổn định có thể kéo dài thời gian tái khám 3-6 tháng, không nên tự ý sử dụng thuốc nam hay thực phẩm chức năng, không mang lại hiệu quả.

Trân trọng.

tư vấn bệnh thận