Chào bạn!
Về lý thuyết, khi bị thận móng ngựa, thận của người bệnh vẫn hoạt động bình thường. Hai đơn vị thận chỉ dính nhau ở cực dưới. Do đó, thận vẫn có khả năng tiết nước tiểu bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nước tiểu đọng và chảy chậm ở vùng cực dưới vẫn có khả năng xảy ra. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, dễ gây sỏi thận. Khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu (tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…), bạn cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem có nhiễm trùng đường tiểu hay không. Để từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Vì khi trì hoãn chữa trị nhiễm trùng đường tiểu, bé có nguy cơ bị ảnh hưởng các chức năng của thận rất cao.
Ngoài ra, bệnh thận móng ngựa cũng có nguy cơ gây ra sỏi thận. Vì thế, nếu có bằng chứng cho thấy con bạn thiếu canxi, bạn mới cần bổ sung canxi cho bé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh cho bé ăn các thức tạo ra nhiều oxalate như khế, mì ăn liền, đồ đóng hộp… Vì chúng có khả năng gây ra tình trạng sỏi thận cho bé. Bạn nên cho con uống nhiều nước và tránh nhịn tiểu.
Về vấn đề phẫu thuật mổ tách rời 2 thận là không cần thiết. Chỉ trừ khi có bất thường đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng thận, bác sĩ mới chỉ định can thiệp phẫu thuật.
Vậy thận hình móng ngựa có gây vô sinh hay không? Bệnh lý này có liên quan đến bất thường gene và bệnh Turner. Nếu bé mắc phải những bất thường về gene hoặc bệnh Turner, bạn mới cần phải lo lắng. Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chức năng sinh sản sau này của bé. Tốt nhất là bạn nên đưa bé đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo chức năng của thận và khả năng sinh sản sau này của bé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bác sỹ. Tôi thường xuyên đi tiểu có bọt nhiều và lâu tan. Sau khi tan hết bọt thì có váng mỡ nổi trên. Hiện tại sức khoẻ tôi bình thường, tập luyện thể thao đều hàng ngày và uống nước đầy đủ. Đã đi xét nghiệm máu chúc năng thận là 103 và axit uric là 410mg. Thưa bác sỹ đó là ...
Chào bạn,
Tiểu bọt có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do phản ứng tao bọt của nước tiểu và các hóa chất trong nhà vệ sinh hoăc do tia nước tiểu bắn ra quá mạnh. Tuy nhiên, tiểu bọt cũng có thể là triệu chứng của bệnh thận do sự xuất hiện của chất đạm trong nước tiểu. Tổn thương thận cấp tính hoặc mạn tính gây tổn thương màn lọc của các tiểu cầu thận hay các đơn vị lọc máu trong thận làm cho các chất đạm đi qua màn lọc vi cầu thận và xuất hiện trong nước tiểu. Nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... có thể gây tổn thương thận và có tiểu đạm.
Để xác định có tiểu đạm hay không bạn cần làm xét nghiệm định lượng đạm, microalbumin hoặc albumin trong nước tiểu. Nước tiểu của bạn có nhiều bọt. Do đó, bạn cần làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có tiểu đạm hay không. Tiểu đạm là tình trạng trong nước tiểu có các chất đạm như protein hoặc albumin. Thông thường những chất này không có trong nước tiểu hoặc chỉ xuất hiện với một lượng rất nhỏ. Khi có tổn thương thận do các bệnh cấp tính hay mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận... thì chất đạm xuất hiện nhiều trong nước tiểu.
Chức năng thận thường được đáng giá dựa vào chỉ số đô lọc cầu thận. Axit uric máu: 202-416 μmol/l, độ lọc cầu thận: > 90 ml/phút/1.73m2 da. Các xét nghiệm của bạn cho thấy axit uric và chức năng thận của bạn trong giới hạn bình thường.
Trân trọng!
Chào bác sĩ, từ tháng trước thì em bắt đầu bị đau ở hai bên sau thắt lưng vào mỗi 1h sáng và nước tiểu có bọt. Mới đây thì e có đi khám lấy nc tiểu xét nghiệm thì bảo là bình thường và không có sỏi thận nhưng cơn đau càng ngày càng tăng đặc biệt là nếu như em ngủ trên ...
Chào bạn,
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân. Đau lưng có liên quan đến thận có những đặc điểm như đau xuất hiện ở một bên hông lưng dưới bờ xương sườn, đau âm ỉ, dai dẳng, tăng lên khi vận động, có khi cơn đau dữ dội từ sau lưng lan xuống bụng dưới. Ngoài đau lưng có thể còn các triệu chứng khác như: tiểu nhiều lần, tiểu gắt buốt, nước tiểu đục, có máu... Để biết đau lưng có phải do bệnh đường tiết niệu hay không bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa tiết niệu.
Thông thường bác sĩ sau khi thăm khám sẽ cho bạn làm siêu âm bụng và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra thận của bạn. Nếu siêu âm thận và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì bạn có thể yên tâm là thận của bạn không có vấn đề gì..
Trân trọng!
Thưa bác sĩ, sỏi thận có khả năng biến chứng thành ung thư thận không ạ? Hai bệnh này khác nhau như thế nào? Bệnh nào có tiên lượng khả quan hơn? Xin cảm ơn.
Chào bạn!
Sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng trong đường tiểu, nhiễm trùng trong thận, gây ứ nước trong thận. Tình trạng này nếu trì hoãn chữa trị có khả năng gây ung thư thận, ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Nếu sỏi thận được phát hiện sớm, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật để tiến hành lấy hết sỏi ra, giúp bảo tồn chức năng cho thận của người bệnh.
Với ung thư thận, nếu không phát hiện và chữa trị sớm, có thể di căn xa, xâm lấn sang những cơ quan xung quanh, ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Một số trường hợp bệnh trở nặng, can thiệp phẫu thuật khi đó không còn mang lại hiệu quả.
Trân trọng!
Tôi bị tiểu đêm 2-3 lần, ban ngày cũng tiểu nhiều lần, nước tiểu màu vàng nhạt lúc sáng ngủ dậy, lúc ban ngày thì nước trắng trong, luôn cảm thấy khát nước, môi bị khô.
Chào anh,
Vấn đề rối loạn đường tiểu của anh có thể do rối loạn hoạt động của bàng quang gây ra. Như chúng ta đã biết, ban ngày ít nhất mỗi một lần đi tiểu ít nhất cách nhau 2-3 tiếng, ban đêm tối đa đi tiểu khoảng một lần ở lứa tuổi của anh, nếu bị nhiều hơn như vậy chắc chắn là có những rối loạn, thường gặp nhất là do hoạt động của bàng quang kích thích gây tăng hoạt động. Ngoài ra, có một số nguyên nhân gây ra rối loạn đi tiểu là do bệnh lý của tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản...
Để có thể điều trị thật chính xác, hiệu quả, anh có thể đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở có chuyên khoa Tiết niệu như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để các bác sĩ làm một số xét nghiệm chẩn đoán, thăm dò chức năng của bàng quang. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với anh.
Vấn đề khát nước và môi khô có rất nhiều nguyên nhân gây ra chuyện này, đôi khi chúng ta có thể thấy một số rối loạn về nội tiết hay các bệnh về nội khoa gây ra. Trước tiên, anh có thể xem lại chế độ uống nước của mình phù hợp chưa, mỗi ngày phải uống khoảng ít nhất là 1, -2 lít nước và có làm việc ở môi trường lạnh hay mất sức, mất nước hay không để điều chỉnh cho phù hợp thói quen, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trước. Nếu tình trạng vẫn diễn tiến như vậy, anh nên đến khoa Nội tổng quát và khoa Nội tiết để kiểm tra lại vấn đề môi khô, khát nước.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!
Em bị tiểu đêm 2-3 lần như vậy thận bị gì vậy bác sĩ? Em xin cảm ơn.
Chào anh!
Người trên 40 tuổi xuất hiện tình trạng tiểu đêm sẽ có rất nhiều bệnh lý có thể xảy ra, trong đó, bệnh lý thường gặp nhất là là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Triệu chứng mà bạn chia sẻ với chúng tôi vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của anh và có biện pháp can thiệp phù hợp. Chúc anh thật nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Chào bạn!
Kiểm tra chức năng thận hiện nay rất dễ dàng. Bạn có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu thận học để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận. Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ định lượng ure, creatinin trong máu, qua đó đánh giá chức năng thận.
Ngoài ra, bạn còn chia sẻ là đang lo lắng về diễn biến âm thầm của bệnh thận. Nếu gia đình có tiền căn bệnh thận, suy thận mạn, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Chào bạn,
Theo như bạn chia sẻ, viên sỏi chỉ có kích thước 5mm. Sỏi không gây biến chứng lên thận như thận ứ nước, đau hông lưng, nhiễm trùng đường tiểu... Vì thế, bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn chỉ cần cho bé uống nhiều nước khoảng 1,5-2 lít nước/ngày, duy trì việc siêu âm định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bé.
Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm cho thấy kích thước sỏi tăng hoặc sỏi làm thận bị ứ nước, nhiễm trùng trong thận, bác sĩ có thể phải can thiệp xử lý sỏi. Chúc bé mau bình phục.
Trân trọng!
Chào bạn,
Việc tán sỏi tái phát có thể lặp lại mà không gây ảnh hưởng gì đến chức năng của thận. Tôi chưa nắm rõ là bạn đã tán sỏi ngoài cơ thể hay trong cơ thể (tán sỏi nội soi ngược dòng) nhưng dù là phương pháp nào thì cũng có thể lặp lại khi sỏi tái phát.
Vấn đề nang thận không ảnh hưởng gì đến việc tán sỏi cho dù áp dụng phương pháp điều trị nào. Hiện nay, 90% các trường hợp nang thận đều không cần điều trị mà có thể chung sống hòa bình và theo dõi 6 tháng 1 lần.
Bác sĩ chỉ can thiệp phẫu cho các trường hợp nang thận quá lớn, kích thước từ 8cm trở lên hoặc xuất hiện các cơn đau, tức nhiều, gây nhiễm khuẩn nang hoặc tiểu ra máu do xuất huyết nang. Có nhiều phương pháp điều trị nang thận như chọc hút nang thận dưới hướng dẫn siêu âm xuyên qua da, phẫu thuật nội soi cắt một phần chỏm nang thận... Bạn nên có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Bố em bị tiểu đường, giờ đang dùng thuốc tây và đường huyết đã tương đối ổn định nhưng ông lại bị tiểu bọt rất nhiều. Lúc trước nhà em cũng có người phát hiện suy thận từ tiểu bọt ạ. Em đưa bố đi xét nghiệm chức năng thận thì kết quả rất tốt, nên không rõ triệu chứng này đến từ đâu?
Chào bạn,
Nước tiểu có bọt không phải lúc nào cũng là bệnh lý. Một số trường hợp có thể do phản ứng của nước tiểu với các hóa chất trong nhà vệ sinh hoặc là do tia nước tiểu quá mạnh dẫn đến tạo ra bọt.
Tuy nhiên, cần lưu ý là tiểu có bọt cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tương đối nghiêm trọng. Cụ thể:
- Tình trạng tiểu bọt có kèm theo các thay đổi của nước tiểu (nước tiểu thay đổi màu sắc, nước tiểu đục không trong, có mùi hôi...) thường sẽ có liên quan đến các bệnh lý của đường tiết niệu. Một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt là do trong nước tiểu có chứa quá nhiều chất đạm (protein).
Các bệnh lý gây ra tiểu đạm có thể bao gồm tăng huyết áp gây tổn thương thận, bệnh thận mãn tính và cấp tính, đái tháo đường gây tổn thương thận... Những bệnh này có thể khiến màng lọc thận suy yếu, tổn thương, từ đó các protein trong máu đi qua màng lọc, đi vào trong nước tiểu, gây ra tình trạng nước tiểu chứa nhiều protein và tạo bọt.
Do đó, để biết được tiểu có bọt là do nguyên nhân gì, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân, đồng thời cũng phải xem trong nước tiểu có albumin hay không để có hướng điều trị chính xác.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Tôi năm nay 60 tuổi bị bệnh tiểu đêm đã trên 20 năm nay rồi. Hiện giờ mỗi ngày đi tiểu khoảng trên 20 lần ban đêm, khoảng 6-7 lần cứ trung bình một tiếng một lần. Tôi có tìm hiểu thông tin thì được biết có mấy nguyên nhân sau: có thể do thận yếu, tiểu đường,u xơ tuyên tiền liệt,bàng quang tăng ...
Chào chú,
Tiểu đêm là tình trạng phải đi tiểu ít nhất một lần trong đêm. Trường hợp của chú 6-7 lần là khá nhiều. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm rất đa dạng chứ không phải chỉ do các bệnh về thận, chẳng hạn như uống quá nhiều nước vào buổi tối, sử dụng một số thuốc hoặc chất gây lợi tiểu hay một số bệnh lý về tim, gan như suy tim, xơ gan, phù ngoại biên cũng gây tiểu đêm.
Ngoài ra, một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng tiểu đêm là hiện tượng tăng tuyến hormone ADH không phù hợp, dẫn đến việc không tiết ra hormone, làm cho lượng nước trong thể tích tuần hoàn bị hạn chế bài tiết ra ngoài (hiện tượng tăng giữ nước) nên nước tiểu vào ban đêm rất nhiều.
Điều trị ban đầu cho tình trạng này có thể là những biện pháp không dùng thuốc như hạn chế uống nước vào ban đêm, giảm bớt chất gây lợi tiểu... Trong trường hợp những biện pháp này không mang lại hiệu quả thì có thể tiến hành điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng tiểu đêm. Do đó, để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chú có thể đến Trung tâm Tiết niệu Thận học - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chúc chú nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, chú có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bác sĩ ạ!
Khoảng gần 1 năm nay em thường đi tiểu nhiều, đêm thì hay tỉnh giấc núc nửa đêm, đi tiểu sau đó mất ngủ ạ. Ngày dù mùa hè lao động mất nhiều mồ hôi mà khoảng một tiếng là đi tiểu một lần thì có phải là em bi bệnh rồi không ạ? Cám ơn bác sĩ.
Chào anh!
Theo như anh chia sẻ, anh có thể đang mắc phải các bệnh đường tiểu như nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang tăng hoạt… Nếu chỉ đi tiểu nhiều mà không bị đau buốt, tiểu máu, tiểu mủ, nguy cơ anh mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt là rất cao. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn chưa thể loại trừ trường hợp anh có bị nhiễm trùng đường tiểu đi kèm.
Để xác định đúng bệnh đường tiểu của anh, anh nên đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tiến hành các xét nghiệm, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Chúc anh mau bình phục!
Trân trọng!
Cháu bị sỏi thận kích trái, siêu âm phát hiện kích thước 10cm, nằm ở đài bể thận. Cháu hay bị đau lưng xin cho cháu hỏi phương pháp nào điều trị tốt nhất ạ? Cháu bị bệnh sỏi thận khoảng 20 năm rồi cứ 2 đến 3 năm lại bị tạo sỏi thường thì cháu uống thuốc lá thì tiểu ra nhưng rất ...
Chào bạn,
Đối với sỏi thận trái của bạn hiện tại, cách điều trị hiệu quả và nhẹ nhàng nhất là tán sỏi ngoài cơ thể. Nếu phương pháp này không thành công, sỏi không vỡ, không thoát hết ra ngoài thì có thể áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi qua da hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng.
Theo như bạn chia sẻ, cơ địa của bạn dễ bị tạo sỏi cao hơn người khác. Nguyên nhân là do lượng canxi trong nước tiểu khá nhiều nên khi lắng động sẽ tạo thành sỏi. Bạn cần đến bệnh viện để tầm soát những bất thường, rối loạn chuyển hóa hay rối loạn nội sinh, làm tăng thải canxi trong nước tiểu để giải quyết tận gốc, ngăn tạo sỏi.
Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 70-90% các trường hợp như bạn mà y học vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân cụ thể để chữa và ngăn ngừa tạo sỏi. Chỉ khoảng 10% là có những rối loạn cụ thể về sản xuất và bài tiết canxi vào trong nước tiểu mới có thể điều trị được.
Đối với trường hợp đã tầm soát hết nhưng không phát hiện ra bất cứ nguyên nhân cụ thể nào làm tăng tạo sỏi trong cơ thể nhiều hơn những người khác, bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống thật nhiều nước để hòa tan canxi trong nước tiểu, giảm bớt sự lắng đọng và tạo sỏi.
Một biện pháp khác nữa là bạn cần phát hiện sỏi thật sớm bằng cách khám sức khỏe định kỳ. Khi sỏi có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng can thiệp bằng các phương pháp nhẹ nhàng, không xâm lấn, tránh ảnh hưởng đến chức năng thận sau này vì trong tương lai bạn sẽ còn nhiều đợt bị tạo sỏi nữa. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Chào bạn,
Với viên sỏi 10 mm, điều trị nội khoa sẽ rất khó. Hiện có các biện pháp can thiệp xử lý viên sỏi có kích thước lớn như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng. Các biện pháp can thiệp này đều ít xâm lấn, không gây tổn hại nhiều tới cơ thể. Với các viên sỏi có kích thước từ 5 mm trở xuống, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Vì phần lớn viên sỏi với kích thước nhỏ đều có thể thải ra ngoài theo đường tiểu. Chúc bạn mau bình phục.
Trân trọng!
Chào bạn,
Người bệnh thận có thể uống sữa đậu nành lượng vừa đủ (1-2 ly/ ngày) cân đối với lượng chất đạm khác ăn vào và tình trạng bệnh. Bởi chất đạm trong sữa đậu nành cũng cao bằng lượng đạm trong sữa tươi, nhưng hấp thu kém hơn. Thông thường, người bệnh thận cần phải giảm chất đạm như thịt, cá, trứng, tôm, sữa (trừ sữa giảm đạm), giảm muối, có khi phải hạn chế nước, đặc biệt nước luộc rau…
Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn chi tiết, trên cơ sở phối hợp giữa bác sĩ dinh dưỡng với bác sĩ đang theo dõi điều trị.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Chào bạn,
Việc xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người suy thận phải thực hiện từ bác sĩ điều trị đang theo dõi bệnh hoặc bác sĩ dinh dưỡng, bạn không nên tự xây dựng. Bởi qua mô tả của bạn đã thấy rõ những sai lầm nguy hiểm. Ví dụ những thực phẩm giàu đạm cần hạn chế ở người suy thận mạn độ 3 là lòng trắng trứng, không nhất thiết dùng sữa không đường mà thật ra là nên dùng sữa có đường.
Ngoài ra, bạn cần cung cấp thêm thông tin, bạn sụt cân 5 kg trong bao lâu và trước đó có béo phì không hay là bình thường để bác sĩ có thể có câu trả lời chính xác hơn.
Về tình trạng người uể oải, mệt mỏi, không tập trung có thể do nguyên nhân thiếu năng lượng hoặc thiếu máu…
Do đó, bạn nên đến bệnh viện sớm để gặp bác sĩ dinh dưỡng với đầy đủ các kết quả xét nghiệm hiện có (hoặc phải làm thêm để đánh giá chính xác mức độ bệnh), để có một chế độ ăn phù hợp và phải theo dõi tái khám định kỳ với bác sĩ thận niệu, bác sĩ dinh dưỡng.
Chúc bạn nhanh khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bạn,
Nếu sau cắt bướu thận mà chức năng thận bình thường, bạn có thể ăn uống như người bình thường. Nghĩa là nên đa dạng thực phẩm hàng ngày và cân đối giữa các nhóm chất bột - đạm - béo. Tuy nhiên, bạn đừng quên tái khám định kỳ để theo dõi tiếp theo, không nên bỏ giữa chừng.
Hiện tại không có chế độ ăn “bổ thận” mà chỉ có chế độ ăn “không hại thận” là uống đủ nước, không nhịn tiểu, ăn đủ thực phẩm giàu đạm nhưng không quá dư (người trưởng thành ăn khoảng 60-100g thực phẩm giàu đạm trong bữa ăn chính), không ăn quá nhiều gia vị mặn. Hàng ngày nên uống nước tinh khiết chứ không nên uống nước khoáng, nếu không bị tiêu chảy, nôn ói hay mất mồ hôi nhiều…
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Chào bạn,
Uống đủ nước là một thói quen tốt, nhất là pha loãng bia để uống cũng không có hại gì. Điều này đôi khi còn tốt vì cảm giác no sẽ làm giảm được lượng bia, không uống bia quá nhiều trong một lần tiệc tùng.
Mỗi ngày uống 2-3 lít nước với người 78 kg thì không là quá nhiều. Bạn nên uống nước lai rai trong ngày sao cho 3-4 giờ thấy buồn tiểu và đi tiểu nước tiểu màu vàng trong, không nên để vàng sậm, vàng cam... Việc uống nước quá nhiều so nhu cầu sẽ có “tác hại” là đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng bất tiện. Bạn cũng nên thử tổng phân tích nước tiểu cũng như xét nghiệm kiểm tra bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh thận khác…trong đợt đi khám sức khỏe hàng năm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Tôi năm nay 54 tuổi, đi kiểm tra định kỳ sức khỏe, siêu âm bụng phát hiện nang thận bẩm sinh, hiện nay đã mọc thành 3 nang nhỏ li ti, có đóng voi bên thành nang, không giữ nước. Cách điều trị bằng thuốc như thế nào hoặc mổ, cách ăn, uống bồi dưỡng thận, hạn chế, không ăn thức ăn nào? Cảm ơn ...
Chào chú,
Khoảng 60 - 70% các trường hợp nang thận đều có thể chung sống hòa bình và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp nang thận tăng kích thước, nhiễm khuẩn nang, xuất huyết nang hoặc phát hiện bất thường nghi ngờ tiến triển thành ác tính thì mới cần can thiệp phẫu thuật.
Về chế độ ăn của người bị thận đa nang thì không có lưu ý gì đặc biệt nào, chỉ cần ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn mặn để tránh làm trầm trọng hơn bệnh lý cao huyết áp, suy thận do biến chứng của nang thận (nếu có).
Chú có thể đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào có chuyên khoa Tiết niệu vì nang thận là vấn đề thông thường trong tiết niệu nhưng nếu có điều kiện, chú nên đến BVĐK Tâm Anh để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá chính xác hơn với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.
Chúc chú nhiều sức khỏe.
Chào bác sĩ, từ lúc mang bầu siêu âm thì em đã phát hiện thận 2 bên của bé kích thước nhỏ, kích thước thận bé chỉ hơn 1/2 trẻ bình thường khác, tinh hoàn ẩn bên phải, bác sĩ chỉ định sinh ra cho làm xét nghiệm theo dõi thêm, cũng không bảo gì nhiều. Lúc bé vừa sinh ra được mấy hôm ...