Bác sĩ ơi cho em hỏi là em năm nay 19 tuổi. Hai ba ngày gần đây em có cảm giác bị đau nhẹ ở vùng bụng dưới bên trái, cho em hỏi thì đây có phải là triệu chứng sỏi thận hay viêm thận không ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em với.
Chào bạn!
Với triệu chứng của bạn mô tả, có thể bạn đã gặp bởi một số vấn đề như: sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, viêm đại tràng, đau cơ thành bụng hoặc các bệnh lý về nam khoa… Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên đến kiểm tra tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ thăm khám để tìm thêm các triệu chứng bất thường và cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết như: siêu âm, tổng phân tích nước tiểu, chụp phim X-quang… Sau khi có chẩn đoán xác định, bác sĩ mới tư vấn hướng điều trị cụ thể cho bạn được. Chúc bạn mau khỏe!
Chào bạn.
Theo miêu tả, bạn được phẫu thuật lấy sỏi thận qua da bên trái, siêu âm có sỏi thận phải và đau lưng. Với trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại xem kích thước của sỏi thận phải và thận ứ nước có do nguyên nhân sỏi hay không. Nếu sỏi nhỏ, thận không ứ nước thì có thể điều trị theo phương pháp nội khoa. Bạn nên uống nhiều nước để giúp các sỏi nhỏ được tống đẩy theo dòng nước tiểu trôi ra ngoài. Trường hợp sỏi lớn gây tắc nghẽn, làm cho thận bị ứ nước và đau lưng thì cần có chỉ định can thiệp. Tùy theo vị trí và kích thước của sỏi bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp nhất. Việc duy trì thuốc uống của bạn cũng sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Vì thế, bạn nên đi khám lại để các bác sĩ ra quyết định, bạn nhé. Đồng thời, tôi nghĩ bạn cũng nên khám thêm chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để xem triệu chứng đau lưng của bạn có do nguyên nhân từ cột sống hay không. Chúc bạn nhanh khỏe!
Chào bạn.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận cho kết quả rất tốt, lấy sạch sỏi trong đài thận, phẫu thuật ít xâm hại và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Người thân của bạn có sỏi thận d#22mm, trường hợp này có thể dùng các phương pháp như sau: Tán sỏi nội soi bằng ống mềm hoặc Lấy sỏi qua da với đường hầm nhỏ. Phương pháp Tán sỏi qua da với đường hầm nhỏ có nhiều ưu điểm như ít chảy máu, ít đau, lấy sạch sỏi, người bệnh phục hồi sức khỏe rất nhanh và sẹo mổ rất nhỏ.
Ở độ tuổi 65, nếu người nhà của bạn không mắc những bệnh mãn tính, không có chống chỉ định phẫu thuật thì có thể áp dụng phương pháp này. Với câu hỏi "Tán sỏi nội soi và Lấy qua đã có khác nhau không?", tôi xin trả lời đây là 2 cách làm khác nhau hoàn toàn.
- Tán sỏi nội soi được phẫu thuật viên dùng ống soi nhỏ soi ngược chiều từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản và vào thận để tán sỏi bằng tia laser. Thông thường, phẫu thuật viên sử dụng ống soi mềm để tán sỏi thận và dùng ống soi cứng để tán sỏi từ niệu quản trở xuống.
- Phương pháp Lấy sỏi thận qua da được phẫu thuật viên dùng kim nhỏ chọc trực tiếp ngoài da vùng hông lưng vào thẳng đài thận có chứa sỏi. Sau đó dùng ống nong tạo đường hầm nhỏ từ bên ngoài xuyên qua da vào thận. Dùng laser xuyên qua đường hầm để tán nhuyễn và lấy sỏi vụn ra ngoài.
Hai phương pháp này tuy cách làm khác nhau, nhưng cho kết quả tốt và có rất nhiều ưu thế so với các phương pháp khác. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bạn,
Theo như bạn chia sẻ, viên sỏi chỉ có kích thước 5mm. Sỏi không gây biến chứng lên thận như thận ứ nước, đau hông lưng, nhiễm trùng đường tiểu... Vì thế, bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn chỉ cần cho bé uống nhiều nước khoảng 1,5-2 lít nước/ngày, duy trì việc siêu âm định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bé.
Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm cho thấy kích thước sỏi tăng hoặc sỏi làm thận bị ứ nước, nhiễm trùng trong thận, bác sĩ có thể phải can thiệp xử lý sỏi. Chúc bé mau bình phục.
Trân trọng!
Chào bác sĩ ạ!
Khoảng gần 1 năm nay em thường đi tiểu nhiều, đêm thì hay tỉnh giấc núc nửa đêm, đi tiểu sau đó mất ngủ ạ. Ngày dù mùa hè lao động mất nhiều mồ hôi mà khoảng một tiếng là đi tiểu một lần thì có phải là em bi bệnh rồi không ạ? Cám ơn bác sĩ.
Chào anh!
Theo như anh chia sẻ, anh có thể đang mắc phải các bệnh đường tiểu như nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang tăng hoạt… Nếu chỉ đi tiểu nhiều mà không bị đau buốt, tiểu máu, tiểu mủ, nguy cơ anh mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt là rất cao. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn chưa thể loại trừ trường hợp anh có bị nhiễm trùng đường tiểu đi kèm.
Để xác định đúng bệnh đường tiểu của anh, anh nên đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tiến hành các xét nghiệm, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Chúc anh mau bình phục!
Trân trọng!
Chào bác sĩ!
Con cháu là bé gái đã 7 tuổi? Hiện cháu thấy mức độ đi tiểu của bé khá nhiều, khoảng 5 đến 10 phút đi 1 lần. Như vậy có ảnh hưởng gì đến thận không ạ? Và có nên thăm khám cho bé không ạ? Rất mong được sự tư vấn từ bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ ạ.
Chào anh!
Triệu chứng tiểu ra bọt khí là dấu hiệu của bệnh thận như suy thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận… Ngoài ra, đây cũng có thể là bệnh đạm niệu, tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu.
Về triệu chứng đau lưng, nguyên nhân gây ra có thể là do sỏi thận hoặc cũng có thể do thoái hóa cột sống. Để biết được chính xác nguyên nhân, anh cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp. Chúc anh sớm bình phục!
Chào bác sĩ cho tôi hỏi! Tôi năm nay 44 tuổi bị mất ngủ kinh niên. Tôi đi khám rất nhiều bệnh viện trong đó có bệnh viện tâm thần Q5 nhưng không khỏi.X in bác sĩ hướng dẫn và cách điều trị..! Xin cảm ơn bác sĩ.
Em bị tiểu đêm 2-3 lần như vậy thận bị gì vậy bác sĩ? Em xin cảm ơn.
Chào anh!
Người trên 40 tuổi xuất hiện tình trạng tiểu đêm sẽ có rất nhiều bệnh lý có thể xảy ra, trong đó, bệnh lý thường gặp nhất là là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Triệu chứng mà bạn chia sẻ với chúng tôi vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của anh và có biện pháp can thiệp phù hợp. Chúc anh thật nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Thưa bác sỹ, tôi năm nay 58 tuổi, tôi bị gan thận đa nang bẩn sinh và bị suy thận từ năm 2017. Hôm 12 tháng 10 năm 2021 tôi đi xét nghiệm. Cre của tôi là 225. Bác sỹ cho hỏi như vây là tôi đã bị suy thận độ mấy độ? cre lên đến bao nhiêu thì phải chạy thận nhân tạo ...
Chào bạn,
Bạn không cho thêm thông số: nam hay nữ, cân nặng bao nhiêu… để có thể tính toán chính xác mức độ suy thận. Tuy nhiên, theo các thông số hiện có, tôi ước đoán suy thận ở độ 3- đầu độ 4.
Khi đến khám chuyên khoa Thận, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị, nên bạn không nên quá lo lắng và cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh chuyển biến xấu. Nếu bạn bị suy thận độ 5 sẽ cần chạy thận nhân tạo.
Về thận đa nang. Thận đa nang tương đối lành tính, có suy thận cũng ít khi phải chạy thận nhân tạo sớm. Bạn cần cố gắng giữ không bị nhiễm trùng, tránh bị chấn thương té ngã va đập ngay vùng thận.
Một số trường hợp thận đa nang kèm tăng huyết áp hoặc khi suy thận sẽ có tăng huyết áp, cần điều trị và duy trì huyết áp trong khoảng 120-130/80 mmHg.
Ngoài ra, trường hợp của bạn còn cần kiểm tra chức năng gan. Về việc dùng thuốc, không nên tự mua ở ngoài mà cần tới bệnh viện khám và được bác sĩ kê toa.
Chào chị!
Phần lớn trường hợp tiểu đau, bác sĩ cần phải loại trừ nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Khi nhiễm trùng đường tiểu, nếu trì hoãn chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu mạn tính, sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Vì thế, khi bé có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt, chị nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Về việc bé có suy thận hay không, chúng tôi phải tiến hành thêm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Vì chỉ một dấu hiệu tiểu đau mà chị cung cấp, chúng tôi rất khó xác định tình trạng bệnh. Chúc bé mau bình phục!
Chào bạn!
Theo như bạn chia sẻ, con của bạn 4,5 tháng và nặng 8,5 kg. Điều này chứng tỏ bé đang ăn uống, phát triển tương đối tốt. Theo lý thuyết, bé sẽ phải đi tiểu rất tốt. Vì thế, bạn nên xem lại những ngày mà bỉm vẫn khô sau 3 tiếng thay. Ngày hôm đó, bạn đã cho con bú đầy đủ hay chưa. Đây có thể là nguyên nhân khiến bé tiểu ít.
Về bệnh giãn đài bể thận, chỉ khi mức độ giãn rất lớn mới gây ảnh hưởng đến lượng nước tiểu của người bệnh. Khi bị tổn thương do giãn đài bể thận, người bệnh phải tiểu nhiều trước xong mới đến tiểu ít.
Do đó, trường hợp con của bạn chỉ bị giãn đài bể thận một bên thì bên thận còn lại vẫn hoạt động tốt, thường không gây ảnh hưởng sớm đến lượng nước tiểu. Tôi khuyên bạn nên đưa bé đi thăm khám sớm để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp.
Trân trọng!
Chào bạn!
Sau khi sinh, con bạn đã được làm kiểm tra chức năng thận, kết quả tăng ure và creatinin. Thực tế, chức năng của thận sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể là trong ngày thử máu, em bé bú chưa đủ. Khi bị thiếu nước hoặc bị sốt, các chỉ số này cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Ở tuổi sơ sinh, chỉ số creatinin lên đến 171 là khá cao. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé nhập viện để kiểm tra lại lượng dịch. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ creatinin của bé. Nếu chỉ số creatinin tiếp tục tăng cao, các bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu chỉ số creatinin giảm dần thì tình trạng con của bạn sẽ không quá đáng lo ngại. Trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng về việc bé có bị suy thận hay không, bác sĩ sẽ phải tiến hành xét nghiệm rất nhiều lần để mang lại kết quả chính xác.
Bên cạnh đó, có thể lúc sinh, con của bạn bị tổn thương thận cấp vì một nguyên nhân nào đó như bị thiếu máu hoặc thiếu nước hoặc sử dụng một loại thuốc nào đó làm tổn thương thận. Với trường hợp tổn thương thận cấp, thận sẽ tự hồi phục trong khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng sau sinh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ phải kiểm tra lại lần nữa để xem con bạn đang bị suy thận cấp hay mạn. Nếu suy thận cấp, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn khoảng 50%. Trường hợp con của bạn, có thể lúc sinh ra, bé có bị suy thận nhưng chỉ là suy thận cấp, sau đó sẽ tự hồi phục.
Khi chăm sóc bé, mẹ nên lưu ý tránh để con bị nhiễm trùng đường tiểu, xuất hiện tình trạng protein niệu trong nước tiểu, đồng thời cần kiểm tra huyết áp con thường xuyên, theo dõi sự phát triển của thận. Nếu tình trạng phát triển của con tốt, chức năng thận ổn định, con của bạn có thể sẽ không cần phải can thiệp ghép thận trong tương lai. Chúc bé mau bình phục!
Trân trọng!
Chào bạn, Ba của bạn năm nay 81 tuổi tức là nhóm tuổi cao, mắc bệnh lý suy tim và suy thận, đa phần đồng mắc với tăng huyết áp, đang uống thuốc theo toa của bác sĩ kê, có lúc thấy tiến triển tốt. Như vậy, tạm thời thuốc có tác dụng tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ba bạn có triệu chứng buồn nôn, chán ăn, sợ thịt và đôi lúc có lơ mơ, theo tôi bạn cần chú ý các vấn đề sau: - Thứ 1: Bạn nên kiểm tra huyết áp của bác hàng ngày. Kiểm tra các thời điểm như mới thức dậy, sau uống thuốc 2-4 tiếng và trước đi ngủ. Đa phần các bệnh nhân suy tim đồng mắc suy thận được khuyến cáo mức huyết áp trong ngày thường là <130/80 mmHg. Bạn kiểm tra xem huyết áp của ba bạn đã được mức đó hay chưa? - Thứ 2: Các triệu chứng kèm theo buồn nôn, chán ăn và sợ thịt tôi cho rằng đó là triệu chứng của Hội chứng ure máu cao trong bệnh lý suy thận. Trường hợp này kèm theo rối loạn ý thức có lúc lơ mơ tức là có khả năng hội chứng ure máu cao ảnh hưởng cả tiêu hóa, não...
Trong trường hợp này, tôi nghĩ bạn nên đưa ba đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm để đánh giá chính xác hơn về tình trạng hiện tại. Bởi một trong biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận, suy tim đó là các biến cố về tim mạch, gồm rối loạn kali máu, rồi loạn chuyển hóa toan kiềm có thể dẫn đến tăng mức độ nặng của bệnh cũng như nguy cơ tử vong.
Mong rằng với các thông tin trên bạn sẽ nhanh chóng cho bác đến cơ sở y tế an toàn, có đầy đủ chuyên khoa như Thận, Lọc máu và tim mạch để thăm khám và điều trị, một trong những cơ sở đó là Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bạn,
Uống đủ nước là một thói quen tốt, nhất là pha loãng bia để uống cũng không có hại gì. Điều này đôi khi còn tốt vì cảm giác no sẽ làm giảm được lượng bia, không uống bia quá nhiều trong một lần tiệc tùng.
Mỗi ngày uống 2-3 lít nước với người 78 kg thì không là quá nhiều. Bạn nên uống nước lai rai trong ngày sao cho 3-4 giờ thấy buồn tiểu và đi tiểu nước tiểu màu vàng trong, không nên để vàng sậm, vàng cam... Việc uống nước quá nhiều so nhu cầu sẽ có “tác hại” là đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng bất tiện. Bạn cũng nên thử tổng phân tích nước tiểu cũng như xét nghiệm kiểm tra bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh thận khác…trong đợt đi khám sức khỏe hàng năm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Bố em bị tiểu đường, giờ đang dùng thuốc tây và đường huyết đã tương đối ổn định nhưng ông lại bị tiểu bọt rất nhiều. Lúc trước nhà em cũng có người phát hiện suy thận từ tiểu bọt ạ. Em đưa bố đi xét nghiệm chức năng thận thì kết quả rất tốt, nên không rõ triệu chứng này đến từ đâu?
Chào bạn,
Nước tiểu có bọt không phải lúc nào cũng là bệnh lý. Một số trường hợp có thể do phản ứng của nước tiểu với các hóa chất trong nhà vệ sinh hoặc là do tia nước tiểu quá mạnh dẫn đến tạo ra bọt.
Tuy nhiên, cần lưu ý là tiểu có bọt cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tương đối nghiêm trọng. Cụ thể:
- Tình trạng tiểu bọt có kèm theo các thay đổi của nước tiểu (nước tiểu thay đổi màu sắc, nước tiểu đục không trong, có mùi hôi...) thường sẽ có liên quan đến các bệnh lý của đường tiết niệu. Một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt là do trong nước tiểu có chứa quá nhiều chất đạm (protein).
Các bệnh lý gây ra tiểu đạm có thể bao gồm tăng huyết áp gây tổn thương thận, bệnh thận mãn tính và cấp tính, đái tháo đường gây tổn thương thận... Những bệnh này có thể khiến màng lọc thận suy yếu, tổn thương, từ đó các protein trong máu đi qua màng lọc, đi vào trong nước tiểu, gây ra tình trạng nước tiểu chứa nhiều protein và tạo bọt.
Do đó, để biết được tiểu có bọt là do nguyên nhân gì, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân, đồng thời cũng phải xem trong nước tiểu có albumin hay không để có hướng điều trị chính xác.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Chào bạn,
Mẹ bạn bị suy thận sang giai đoạn lọc máu thì không cải thiện bệnh thận được nữa. Nhưng điều trị đúng mức để giảm biến chứng nhiễm trùng hay các cơ quan khác thì cần thiết.
Sưng phù ở người suy thận là do dư nước nhưng nếu mẹ bạn chỉ bị sưng một bên mà như chân voi có thể do bị tắc mạch bạch huyết. Nguyên nhân gây ra gồm viêm tắc mạch trong cơ thể trong đó bạch huyết hoặc nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm giun chỉ.
Tay chân tê như kim châm có thể là biểu hiện của thiếu máu nuôi, do người suy thận hay bị thiếu máu lại thêm xơ vữa mạch máu nên máu lưu thông kém tới các phần xa như đầu ngón tay, chân. Mặt khác còn nguyên nhân là loãng xương, cũng khá thường gặp hoặc dư phốt pho trong máu. Người bệnh suy thận thường thiếu canxi nên bác sĩ hay bổ sung canxi, kéo theo phốt pho nên phốt pho trong máu tăng cao và kém thải ra ngoài và gây tình trạng xơ vữa mạch máu, máu lưu thông kém, thiếu máu nuôi các cơ quan.
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Bé nhà em khi siêu âm tuần 32 bể thận trái là 9mm, tuần 36 là 13mm. Bể thận phải là 8. Bác sĩ cho em hỏi hai bên thân to nhỏ khác nhau như vậy có ảnh hưởng gì không và bây giờ mới sinh thì sau sinh bao lâu đi khám được ạ?