VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 14/12/2024

Chào bác sỹ. Tôi thường xuyên đi tiểu có bọt nhiều và lâu tan. Sau khi tan hết bọt thì có váng mỡ nổi trên. Hiện tại sức khoẻ tôi bình thường, tập luyện thể thao đều hàng ngày và uống nước đầy đủ. Đã đi xét nghiệm máu chúc năng thận là 103 và axit uric là 410mg. Thưa bác sỹ đó là ...

Nguyễn phương nam, 50 tuổi, So 95 tran phú tt luong sơn hoa binh

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Tiểu bọt có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do phản ứng tao bọt của nước tiểu và các hóa chất trong nhà vệ sinh hoăc do tia nước tiểu bắn ra quá mạnh. Tuy nhiên, tiểu bọt cũng có thể là triệu chứng của bệnh thận do sự xuất hiện của chất đạm trong nước tiểu. Tổn thương thận cấp tính hoặc mạn tính gây tổn thương màn lọc của các tiểu cầu thận hay các đơn vị lọc máu trong thận làm cho các chất đạm đi qua màn lọc vi cầu thận và xuất hiện trong nước tiểu. Nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... có thể gây tổn thương thận và có tiểu đạm.

Để xác định có tiểu đạm hay không bạn cần làm xét nghiệm định lượng đạm, microalbumin hoặc albumin trong nước tiểu. Nước tiểu của bạn có nhiều bọt. Do đó, bạn cần làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có tiểu đạm hay không. Tiểu đạm là tình trạng trong nước tiểu có các chất đạm như protein hoặc albumin. Thông thường những chất này không có trong nước tiểu hoặc chỉ xuất hiện với một lượng rất nhỏ. Khi có tổn thương thận do các bệnh cấp tính hay mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận... thì chất đạm xuất hiện nhiều trong nước tiểu.

Chức năng thận thường được đáng giá dựa vào chỉ số đô lọc cầu thận. Axit uric máu: 202-416 μmol/l, độ lọc cầu thận: > 90 ml/phút/1.73m2 da. Các xét nghiệm của bạn cho thấy axit uric và chức năng thận của bạn trong giới hạn bình thường.

Trân trọng!

Chào bác sĩ, hơn mười năm trước em có đi khám thì bác sỹ siêu âm bảo thận phải có nang nước. Thỉnh thoảng em vẫn cảm thấy hơi đau tức vùng lưng bên phải. Lâu rồi em không đi khám lại. Vậy bác sỹ cho hỏi tình trạng của em có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe không ạ?

dvtuan0805, 35 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt

Bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!

Phần lớn các nang thận đều là lành tính. Tôi cũng chưa biết rõ kích thước nang của bạn là bao nhiêu và nang là lành tính hay ác tính. Vì thế, tôi chưa thể đưa ra lời tư vấn phù hợp cho tình trạng của bạn.

Hiện nang thận của bạn vẫn chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết trong nang, nhiễm trùng nang… Vì thế, bác sĩ vẫn chưa cần phải can thiệp xử lý nang. Tuy nhiên, nếu nang thường xuyên gây đau, bác sĩ có thể phải can thiệp xử lý nang để giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh. Do đó, bạn cần theo dõi thêm tình trạng của mình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Trân trọng!

tình trạng thận
 
 

Chào bác sĩ, bé nhà em mới 10 tuổi thôi, tình cờ siêu âm phát hiện bên thận phải có nang 12mm. Bữa nay em cho bé đi kiểm tra lại thì bác sỹ bảo không can thiệp gì, nhưng nếu sau này nang to ra thì chỉ có nước mổ thôi, mà mổ thì có thể ảnh hưởng khiến tổn thương thận. Em ...

Tăng Hà Nam Em, 31 tuổi, Tiền Giang

BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Nang thận là tình trạng một đơn vị thận bị tắc nghẽn hình thành nên túi chứa dịch bất thường ở một hoặc hai thận. Nang thận hình tròn và không thông với đài bể thận. Nang thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở trẻ em và người trên 50 tuổi.
Có 3 loại nang thận như sau:
- Nang đơn độc: Đây là dạng phổ biến nhất, nằm ở vỏ thận, đa phần là lành tính
- Thận nhiều nang: Thận có ít nhất từ 2 nang trở lên
- Thận đa nang: Chủ yếu do nguyên nhân di truyền. Đây là kết quả của sự rối loạn cấu trúc khiến cho một phần lớn nhu mô thận bị biến thành nhiều nang có chứa dịch, thường gặp cả 2 thận.
Trường hợp con của bạn có nang thận kích thước #12mm, không đau, không sốt, vô tình phát hiện qua siêu âm. Đây là tình trạng nang đơn độc và nhỏ, chưa có chỉ định can thiệp ngoại khoa
Việc can thiệp được thực hiện khi nang lớn chèn ép thận gây đau, suy thận hoặc nhiễm trùng, xuất huyết trong nang...
Do đó, bạn nên theo dõi sự phát triển của nang qua biện pháp siêu âm mỗi 6 tháng và đến các bệnh viện có chuyên khoa Tiết Niệu để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Thưa bác sĩ tôi năm nay 58 tuổi tôi bị Gan Thận Đa Nang bẩm sinh và bị suy thận từ năm 2018. Ngày 12 tháng 10 năm 2021 vừa rồi tôi đi xét nghiệm độ Crinatinin 225. Xin hỏi bác sỹ độ Crinatinin lên đến bao nhiêu thì phải chạy thận nhân tạo và hiện nay có loại thuốc nào đặc trị bệnh ...

Nguyen Anh Cường, 58 tuổi, Đại Hưng Khoái Châu Hưng Yên
Chào bác sĩ, bố tôi có bệnh nền huyết áp cao, tiểu đường. Đêm đi tiểu rất nhiều, có khi đi tiểu hơn 10 lần. Tôi có đưa bố đi xét nghiệm thì phát hiện bị thêm suy thận độ 2, dù bố không thấy sốt, đau nhức mệt mỏi hay khó chịu gì vùng thận. Bệnh tình của bố tôi như vậy có nặng ...
Hùng Anh Trần, 41 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
88918
 
 

Chào bác sĩ, từ tháng trước thì em bắt đầu bị đau ở hai bên sau thắt lưng vào mỗi 1h sáng và nước tiểu có bọt. Mới đây thì e có đi khám lấy nc tiểu xét nghiệm thì bảo là bình thường và không có sỏi thận nhưng cơn đau càng ngày càng tăng đặc biệt là nếu như em ngủ trên ...

Nguyễn Hoàng Huy, 36 tuổi, Long An

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân. Đau lưng có liên quan đến thận có những đặc điểm như đau xuất hiện ở một bên hông lưng dưới bờ xương sườn, đau âm ỉ, dai dẳng, tăng lên khi vận động, có khi cơn đau dữ dội từ sau lưng lan xuống bụng dưới. Ngoài đau lưng có thể còn các triệu chứng khác như: tiểu nhiều lần, tiểu gắt buốt, nước tiểu đục, có máu... Để biết đau lưng có phải do bệnh đường tiết niệu hay không bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa tiết niệu.

Thông thường bác sĩ sau khi thăm khám sẽ cho bạn làm siêu âm bụng và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra thận của bạn. Nếu siêu âm thận và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì bạn có thể yên tâm là thận của bạn không có vấn đề gì..

Trân trọng!

Thưa bác sĩ, phẫu thuật nội soi cắt bướu thận thì có thể xử lý hết được khối u không hay phải mổ hở ạ? Bố em có bướu thận khá to, kích thước 5cm. Hiện gia đình rất lo lắng về việc phải mổ hở gây ảnh hưởng sức khỏe hoặc phải cắt bỏ toàn bộ thận. Bố em cũng
không ...
Hà Quốc Hùng, 29 tuổi, hung1992@gmail.com

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Bướu thận là bệnh lý thường gặp thứ 2 về u bướu đường tiết niệu (sau bướu tiền liệt tuyến), điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật. Tùy giai đoạn của bướu sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Ở giai đoạn sớm, kích thước bướu còn nhỏ (<7cm) chưa xâm lấn, bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi cắt trọn bướu mà vẫn giữ được chủ mô thận lành lặn còn lại và bảo tồn được chức năng thận. Ở giai đoạn trễ hơn, bác sĩ có thể sẽ phải cắt toàn bộ thận mang bướu. Nếu xâm lấn với cơ quan lân cận, lúc đó sẽ phải chuyển mổ hở mới bóc được trọn bướu. Với 1 trái thận còn lại bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh do thận còn lại tăng hoạt đồng để bù trừ cho trái thận đã bị cắt bỏ.
Trường hợp của bố bạn, bạn lên đưa bố tới bệnh viện thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu, với bướu thận có kích thước 5cm, bác sĩ hoàn toàn có thể phẫu thuật nội soi cắt trọn bướu mà vẫn giữ được chủ mô thận lành lặn còn lại và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận. Chúc bố bạn mau khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Chào bác sĩ, em năm nay 34 tuổi và công việc làm công nhân may. Tháng trước em đi xét nghiệm creatinin là 88 và urê5.2. Mấy hôm nay, em rất hay đi tiểu nhiều vào buổi chiều tầm 1h đi một lần và cảm thấy người hoa mắt mỗi khi quay người làm gì đó. Đêm em không đi tiểu nhiều. Buổi sáng nước ...
Minh Ánh, 34 tuổi, Bắc Giang

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
88919- THS HÙNG
 
 
Chào bác sĩ. Bố em đang chạy thận và viêm gan B, C thì xin hỏi bác sĩ có thể tiêm vắc xin Covid-19 được không? Em hỏi khắp nơi đều bảo bệnh nền bố nặng không thể tiêm được. Nhà em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn.
Nguyễn Đình Tuyên, 33 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
88921- THS HÙNG
 
 
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, bất ngờ đi khám tổng quát phát hiện suy thận với chỉ số eGFR 27, cre 240. Bác sĩ có kê thuốc cho uống thì hiện tại chỉ số eGFR 52, cre 155. Hiện tại em ăn rất ít đạm, chỉ ăn một xíu buổi sáng, hầu như ăn chay trường. Tình trạng của em như thế ...
Trương Phúc Hoàng, 30 tuổi, Hải Phòng

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
điều trị thận
 
 
Thưa bác sĩ, tôi đang lọc máu do suy thận được 7 tháng nay. Tại sao sau mỗi lần đang lọc huyết áp tăng cao liên tục có lúc lên 180 - 220, bình thường không lọc thì chỉ có 140 - 150. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục tôi có phải uống thuốc huyết áp không, uống song song với lọc máu ...
Tô Mỹ Linh, 52 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác, theo câu hỏi của bác thì có thể thấy đa phần có biến chứng có thể gặp phải khi lọc máu là tụt huyết áp chứ không phải tăng huyết áp. Mức huyết áp của bác ở nhà chưa lọc máu mà 140 thì theo khuyến cáo là chưa đạt được yêu cầu. Tôi không biết trước đây bác đã dùng thuốc huyết áp hay chưa, còn trong trường hợp bác chưa dùng thuốc huyết áp, việc dùng thuốc là điều chắc chắn cần tiếp tục. Vấn đề tăng huyết áp trong lọc máu có rất nhiều nguyên nhân, đôi khi còn liên quan đến người bệnh và kỹ thuật lọc máu.

Nếu liên quan đến người bệnh thì khuyến cáo với trường hợp lọc máu chu kỳ không nên để bụng đói vì khi lọc máu chu kỳ có thể mất một lượng đường và bệnh nhân có thể hạ đường huyết và phản ứng đầu tiên của tình trạng hạ đường huyết là tăng huyết áp. Ngoài ra, bác cũng không nên ăn quá sát hoặc trong thời gian lọc máu chu kỳ, bởi vì khi ăn máu sẽ dồn về các quai ruột để tiêu hóa thức ăn, có thể gây ra tình trạng tuột huyết áp, rối loạn huyết áp trong quá trình lọc máu.

Bác nên ăn nhẹ trước buổi lọc máu ít nhất là 2 tiếng. Trong trường hợp bác lọc máu vào buổi đêm hoặc buổi sáng sớm có thể ăn nhẹ trước đó khoảng 35-40 phút, bữa chính ăn bình thường. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến kỹ thuật lọc máu cũng sẽ có một số trường hợp liên quan đến tình trạng tăng huyết áp như điện giải trong dịch lọc, đôi khi có phản ứng quá mẫn với màn lọc cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Trường hợp của bác nên bổ sung thuốc huyết áp theo đúng mục tiêu của bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ, trao đổi với bác sĩ tại cơ sở bác đang lọc máu, điều chỉnh lại các thông số trong quá trình lọc có sự thay đổi so với các lần khác không. Người bệnh không nên tăng cân quá nhiều giữa 2 lần lọc máu chu kỳ khác nhau; khi người bệnh tăng cân quá nhiều giữa 2 lần lọc máu khác nhau thì khi lọc máu sẽ gây ra rối loạn biến động, có thể làm tăng hay tụt huyết áp. Vì thế, trường hợp của bác không nên tăng quá 2 kg trong mỗi lần lọc máu chu kỳ.

Chúc bác sớm tìm được phương pháp, trao đổi trực tiếp với bác sĩ và sớm tìm được thuốc và quy trình lọc máu phù hợp để kiểm soát huyết áp tốt hơn.

bệnh thận
 
 

Chào bác sĩ, hiện tại em mới phát hiện mình bị suy thận mạn. Bác sĩ cho em hỏi là từ giai đoạn mấy nước tiểu có bọt, màu sắc nước tiểu có thể khẳng định mức độ suy thận nặng hay nhẹ không? Nếu ở nhà thì có thể dùng cách nào để kiểm tra hàm lượng đạm trong nước tiểu tốt nhất cũng ...

Trần Dũng, 51 tuổi, Bắc Giang

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, tình trạng nước tiểu của bạn không thể phản ánh 100% chính xác về chức năng thận của bạn. Thông qua số lượng nước tiểu có thể đánh giá được chức năng thận tồn dư ở những bệnh lý suy thận mãn tính. Tuy nhiên tùy tính chất số lượng cũng không phản ánh được chính xác nồng độ chất trong nước tiểu, bao gồm có protein, hồng cầu niệu, hay bệnh cầu niệu.

Muốn để kiểm tra chính xác nhất, bạn có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có chuyên khoa Tiết niệu và có khoa Xét nghiệm. Bạn có thể làm các xét nghiệm bao gồm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm liên quan đến cặn nước tiểu, trong nước tiểu có protein, hồng cầu, bạch cầu hay các chất biến đổi khác hay không...

Còn về bệnh lý suy thận nặng có liên quan đến tình trạng nước tiểu hay không, người ta nhận thấy rằng nước tiểu tồn dư có liên quan một chút đến vấn đề bệnh lý suy thận mạn. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố tiên quyết để xác định bệnh nhân này có suy thận nặng hay nhẹ.

điều trị bệnh thận
 
 
Chồng em 36 tuổi đi khám chẩn đoán bị sỏi thận đang uống thuốc 4 tháng nay. Em tìm hiểu có phương pháp tán sỏi sạch và ít đau. Mong bác sĩ tư vấn rõ hơn về phương pháp này, áp dụng trong trường hợp nào và hiệu quả ra sao ạ?
Trinh Định, 30 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
88927- BS Nam
 
 
Em cháu 20 tuổi, có khám ở bệnh viện và được chẩn đoán là bị bệnh sỏi niệu quản. Viên sỏi có kích thước 8.1mm. Em cháu đã tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng vẫn còn thấy đau. Xin cho cháu lời khuyên và em cháu cần có chế độ ăn như thế nào?
Tô Nam Phương, 28 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
88928-BS Nam
 
 
Chào bác sĩ, tôi đang chạy thận cũng được 3 tháng rồi, gần đây tôi liên tục bị chảy máu chân răng, có hôm đánh răng rất nhẹ cũng chảy, hoặc tối ngủ cũng thấy chảy máu. Tình trạng này có phải chạy thận gây ảnh hưởng không ạ? Tôi có thể uống thêm thuốc gì để cải thiện? Xin cảm ơn.
Quý Lễ, 46 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào chị, trường hợp của chị đã lọc máu 3 tháng và chảy máu chân răng cần phải nghĩ đến tại răng và lợi của chị như một số trường hợp bệnh nhân có cao răng, có mảng bám răng lâu ngày mà mình không đánh có thể dẫn đến tình trang viêm nướu, tuột nướu, dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
Thứ 2, do thói quen của mình đánh răng theo chiều ngang hoặc dùng tăm xỉa răng có thể gây ra những tổn thương viêm, gây xước ở trong vùng nướu gây chảy máu chân răng.
Thứ 3 có thể nghĩ đến tình trạng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu do sử dụng các chế phẩm liên quan đến hyperin trong lọc máu, tình trạng gặp ở những bệnh nhân lọc máu kéo dài trên nhiều năm, trường hợp của chị mới 3 tháng thì ít nghĩ tới. Tuy nhiên, chị cũng nên trao đổi với bác sĩ kiểm tra lại xem mức tiểu cầu là bao nhiêu, liều hyperin, liều chống đông đang sử dụng trong lọc máu có đủ liều hay vượt quá liều quy định cho phép hay không, ngoài ra, đôi khi tình trạng này có thể bệnh nhân sẽ tự cầm máu. Trường hợp của chị không nên quá lo lắng và kiểm soát lại toàn bộ tình trạng trên.
chạy thận
 
 
Kính chào các bác sĩ. Bố em năm nay 66 tuổi, ts 3 năm trước có sỏi niệu quản đã mổ nội soi lấy sỏi. Đợt này bố em đi kiểm tra định kì phát hiện sỏi ở 1/3 trên niệu quản kích thước 13 mm bên trái gây giãn nhẹ đài bể thận, cre tăng nhẹ lên 116( lần trước mổ bố có đái ...
Nguyễn Phương Liên, 34 tuổi

BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bố của bạn có sỏi niệu quản #13mm ở đoạn 1/3 trên gây giãn nhẹ đài bể thận, xin chia sẻ với bạn như sau:
Sỏi niệu quản 13mm đoạn 1/3 trên rất hiếm khi đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên mà thông thường phải can thiệp bằng ngoại khoa.
Trường hợp này, bạn nên khuyên người nhà cần thiệp sớm, tránh các biến chứng xảy ra do chậm trễ sẽ bất lợi cho bệnh nhân. Thậm chí những biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng như sốc nhiễm trùng đường tiết niệu mà nguyên nhân là do sỏi niệu quản gây bế tắc.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật ít xâm hại. Trong đó, tán sỏi nội soi bằng laser cho kết quả rất tốt. Người bệnh chỉ cần gây tê tủy sống để tán sỏi. Quá trình phẫu thuật nhanh chóng, không đau và xuất viện sớm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Chào bác sĩ, tôi được chẩn đoán sỏi thận 6.5mm, khuyên tôi nên mổ sớm, nhưng vì ngại mổ nên tôi chưa đi. Xin hỏi bác sĩ, sỏi như vậy có cần phải mổ không? Xin cảm ơn

Nguyễn Thảo, 33 tuổi

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào bạn,
Ngoài thông tin sỏi thận kích thước 6.5mm, bạn cũng không cung cấp gì thêm về các triệu chứng như đau, tức ở vùng nào nhưng thường những viên sỏi nhỏ như thế sẽ xuất hiện âm thầm và không gây ra triệu chứng. Nếu sỏi không nằm ở các vị trí gây tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho thận ứ nước thì bạn có thể chung sống một thời gian với viên sỏi này.

Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để làm siêu âm mỗi 3 tháng, 6 tháng để các bác sĩ theo dõi tình trạng sỏi. Nếu phát hiện kích thước sỏi tăng dần hoặc có triệu chứng đau tức vùng hông lưng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp nhẹ nhàng nhất là tán sỏi ngoài cơ thể để làm vỡ, tan sỏi.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.

bệnh thận
 
 

Thưa bác sĩ, hiện em đang nuôi con bằng sữa mẹ 5 tháng tuổi, gần đây em hay bị đau lưng và tê rần, thấy cứng một chòm sau lưng, ngồi không được lâu, đau nhức suốt đêm, sáng ngủ dậy là ê ẩm hết người. Em cứ nghĩ là do gây tê lúc sanh mổ nên bị đau nhức như thế nhưng hôm ...
Giang Thanh Mai, 31 tuổi, Bình Dương

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Bạn mới sinh con nhỏ được 5 tháng và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Khi xuất hiện đau lưng, bạn đi khám thì phát hiện sỏi thận 2 bên < 9mm, sỏi niệu quản trái gây ứ nước mức độ I và gây ứ tắc đường bài xuất nước tiểu.

Việc đau sau sinh mổ hoặc gây tê tủy sống sau 5 tháng sinh con đã không còn liên quan đến vấn đề đau lưng của bạn hiện nay nữa, mà chủ yếu là đau do sỏi nằm trong bộ máy tiết niệu. Trường hợp sỏi niệu quản trái của bạn gây đau là một trong những cấp cứu trì hoãn của ngành ngoại khoa. Do đó, phải làm sao để giải phóng sỏi khỏi cơ thể, giải phóng thận khỏi ứ nước, tránh làm tổn thương thận về lâu dài.

Bạn đang còn nuôi con nhỏ nên cần phải cân nhắc hơn về quá trình điều trị cũng như chọn thời điểm điều trị thích hợp. Hiện sỏi bên phải không đau nhưng sỏi bên trái bắt đầu gây ứ nước và tắc không hoàn toàn nên bạn cần phải đến ngay bệnh viện để khám và đánh giá thực tế tình trạng ứ nước, mức độ hoạt động của 2 thận xem có ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe hay không.

Nếu còn điều trị nội khoa hiệu quả, tức là nước tiểu vẫn có thể bài xuất hoàn toàn hoặc một phần lớn xuống đường bài tiết tự nhiên thì có thể hoãn điều trị ngoại khoa cho đến khi không phải nuôi con bằng sữa nữa. Tuy nhiên, bạn cần được theo dõi tình trạng ứ nước, viêm nhiễm và mức độ giãn thận để điều trị kịp thời, tránh biến chứng suy thận mà không được phát hiện sớm. Hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

nuoi con
 
 

Chào bác sĩ, cả 1 tuần nay em hay bị tiểu rắt, tiểu buốt đau kinh khủng, còn ra 1 xíu máu nữa. Tiểu thì đi liên tục bụng, lưng đau rất nhiều. E có đi mua thuốc nhưng chưa thể đi khám vì dịch bệnh ạ. Người bán thuốc cho em nói là em bị viêm đường tiết niệu nặng và có thể bị ...
Ngọc Hà, 25 tuổi, Long An

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Tình trạng tiểu buốt, tiểu dắt, đôi khi tiểu máu, đau vùng bụng dưới của bạn hiện tại là các biểu hiện chính của viêm đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu lan lên thận do nước tiểu trào ngược (gọi là viêm ngược dòng).

Trường hợp của bạn cần phải đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, bảo vệ bộ phận tiết niệu, tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây viêm ngược dòng, ảnh hưởng đến chức năng thận hoặc quá trình sinh nở sau này. Bạn mới kết hôn và mong có con là nhu cầu chính đáng nhưng trước hết bạn cần điều trị dứt điểm triệu chứng đau tiết niệu, lúc đó mới an toàn và hiệu quả cho việc mang thai. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín và quan hệ vợ chồng chưa hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân thuận lợi tạo nên viêm nhiễm tiết niệu và tổn thương trong khi giao hợp.

Do đó, bạn cần đến khám chuyên khoa niệu kết hợp khám phụ khoa để bác sĩ làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, soi bàng quang, siêu âm ổ bụng, hệ niệu để xác định rõ nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích để mang thai an toàn. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hiệu quả và phương pháp phòng tránh trong tương lai. Có một điều bạn cần lưu tâm, viêm tiết niệu cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình có thai và phát triển của thai nhi, liên quan đến cả hai vợ chồng, nên đi khám càng sớm nhé.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Thưa chuyên gia, em bị bệnh thận ứ nước độ 3 do bị hẹp đường tiết niệu. Em đã phẫu thuật năm 2016, nay em bị tái lại và đã làm phẫu thuật dẫn lưu quá đà và mổ laser, mổ niệu quản đặt ống stent nhưng giờ lại bị, mong bác sĩ tư vấn cho em, bệnh của em có nên phẫu thuật lại ...
Mỹ Mỹ, 26 tuổi, Tiền Giang

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Bạn bị bệnh thận ứ nước độ 3 do hẹp đường tiết niệu, sau đó phải mổ dẫn lưu thận và đặt stent niệu quản. Bạn chưa nói rõ là mổ sỏi thận hay sỏi niệu quản và mổ một bên hay hai bên và hiện còn stent hay đã rút sau mổ lại. Theo tôi suy đoán, có thể trước đây bạn mổ sỏi niệu quản một bên và sau đó có biến chứng hẹp niệu quản nên bạn phải dẫn lưu thận và đặt stent. Hiện nay stent đã được rút nhưng di chứng vẫn còn giãn thận và thận ứ nước độ 3. Nhiều khả năng là do niệu quản bẹp lại hoặc sỏi tái phát làm bít tắc đường bài xuất của thận.

Trong trường hợp này, bạn cần được thăm khám chuyên khoa Tiết niệu để làm chẩn đoán xác định nguyên nhân giãn niệu thận. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn chính xác cho bạn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Khả năng bạn phải phẫu thuật lại tạo hình niệu quản bẹp để đảm bảo thông suốt đường bài xuất nước tiểu làm giảm hoặc khỏi thận ứ nước nhằm cứu quả thận bị tổn thương khi còn có thể.

Chúc bạn nhiều sức khỏe! Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

ứ nước