VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 14/12/2024
Con em năm nay 5 tuổi, cháu bị hẹp khúc nối bể thận trái từ lúc còn trong bụng mẹ. Cháu đã mổ lúc được 11 tháng tuổi, mổ xong thì từ ứ nước độ 4 xuống còn độ 2. Cứ 3 đến 6 tháng là lại đi siêu âm tái khám thôi chứ bác sĩ không bắt xét nghiệm máu gì cả. Gần đây ...
Lê Hằng Nga, 32 tuổi, Phước Long, Bình Phước

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Theo như chị chia sẻ, con của chị đã tiến hành mổ giãn đài bể thận rồi. Gần đây, cháu lại cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thắt lưng. Chị cần lưu ý vì đây có thể dấu hiệu của hội chứng đoạn nối (một bất thường tại phần nối giữa bể thận và niệu quản). Hội chứng này là yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, chị cần đưa bé đi khám ngay để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không.

Chị có thắc mắc rằng vì sao bác sĩ không kiểm tra lại chức năng thận của bé khi thăm khám. Thực tế, khi bị giãn đài bể thận ở một bên thận, cơ thể vẫn có một bên thận còn lại để hoạt động. Nếu kết quả siêu âm cho thấy thận còn lại không xuất hiện tình trạng tăng âm thận, phân biệt tủy vỏ bình thường và sau mổ đã kiểm tra lại chức năng thận không có gì bất thường, các bác sĩ sẽ không cần thiết phải kiểm tra lại chức năng thận trong các lần thăm khám sau. Vì có rất nhiều người đã hiến 1 quả thận rồi nhưng vẫn sống khỏe mạnh bình thường. Chúc bé mau khỏe!

Trân trọng!

nhi
 
 

Chào bác sĩ, từ lúc mang bầu siêu âm thì em đã phát hiện thận 2 bên của bé kích thước nhỏ, kích thước thận bé chỉ hơn 1/2 trẻ bình thường khác, tinh hoàn ẩn bên phải, bác sĩ chỉ định sinh ra cho làm xét nghiệm theo dõi thêm, cũng không bảo gì nhiều. Lúc bé vừa sinh ra được mấy hôm ...

Huyền Ngọc Võ, 36 tuổi, Bắc Ninh

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn!
Sau khi sinh, con bạn đã được làm kiểm tra chức năng thận, kết quả tăng ure và creatinin. Thực tế, chức năng của thận sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể là trong ngày thử máu, em bé bú chưa đủ. Khi bị thiếu nước hoặc bị sốt, các chỉ số này cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Ở tuổi sơ sinh, chỉ số creatinin lên đến 171 là khá cao. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé nhập viện để kiểm tra lại lượng dịch. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ creatinin của bé. Nếu chỉ số creatinin tiếp tục tăng cao, các bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu chỉ số creatinin giảm dần, thì tình trạng con của bạn sẽ không quá đáng lo ngại. Trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng về việc bé có bị suy thận hay không, bác sĩ sẽ phải tiến hành xét nghiệm rất nhiều lần để mang lại kết quả chính xác.
Bên cạnh đó, có thể lúc sinh, con của bạn bị tổn thương thận cấp vì một nguyên nhân nào đó như bị thiếu máu hoặc thiếu nước hoặc sử dụng một loại thuốc nào đó làm tổn thương thận. Với trường hợp tổn thương thận cấp, thận sẽ tự hồi phục trong khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng sau sinh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ phải kiểm tra lại lần nữa để xem con bạn đang bị suy thận cấp hay mạn. Nếu suy thận cấp, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn khoảng 50%. Trường hợp con của bạn, có thể lúc sinh ra, bé có bị suy thận nhưng chỉ là suy thận cấp, sau đó sẽ tự hồi phục.
Khi chăm sóc bé, mẹ nên lưu ý tránh để con bị nhiễm trùng đường tiểu, xuất hiện tình trạng protein niệu trong nước tiểu, đồng thời cần kiểm tra huyết áp con thường xuyên, theo dõi sự phát triển của thận. Nếu tình trạng phát triển của con tốt, chức năng thận ổn định, con của bạn có thể sẽ không cần phải can thiệp ghép thận trong tương lai. Chúc bé mau bình phục!
Chào bác sĩ, em năm nay 34 tuổi và công việc làm công nhân may. Tháng trước em đi xét nghiệm creatinin là 88 và urê5.2. Mấy hôm nay, em rất hay đi tiểu nhiều vào buổi chiều tầm 1h đi một lần và cảm thấy người hoa mắt mỗi khi quay người làm gì đó. Đêm em không đi tiểu nhiều, buổi sáng nước ...
Minh Ánh, 31 tuổi, Bắc Giang
Thưa bác sĩ, em phát hiện bị sỏi thận được gần 7 tháng nay. Lúc phát hiện bị sỏi thận thì chỉ có 1 viên 5mm. Và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, nhưng uống sau 3 tháng không hề có tiến triển gì. Đi khám lại sỏi còn to hơn 1mm. Nên bác sĩ đã kê đơn thuốc khác, sau 2 tháng sử ...
Nguyễn Đình Tài, 22 tuổi, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TPHCM

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!
Trường hợp của bạn là sỏi thận đã điều trị nhưng không hết, lại to hơn và xuất hiện thêm ở cả hai thận. Một trong các nguyên nhân là của sỏi thận là rối loạn chuyển hóa và do dị dạng đường bài xuất, làm cho sự chuyển hóa tạo sỏi tại thận cũng như sự bài xuất sỏi ra đường tự nhiên có sự cản trở, khó khăn, khiến sỏi ngày một to và không khỏi. Với những sỏi nhỏ, kích thước như bạn cho biết là 5mm thì hoàn toàn có thể điều trị nội khoa, sỏi thoát được ra ngoài theo đường tự nhiên nhờ sỏi nhỏ đi hoặc rơi xuống tự nhiên khi bạn đi vệ sinh. Trường hợp của bạn điều trị đã từng có kết quả và sau đó lại tái phát, có thể là vì điều trị nội khoa chưa đúng; sự phối hợp của thuốc và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, theo dõi chưa đạt được hiệu quả cao.

Trường hợp này bạn cần đến khám tại trung tâm Tiết niệu chuyên sâu để bác sĩ tư vấn sỏi của bạn liệu có điều trị nội khoa thành công hay không. Trong trường hợp sỏi điều trị nội khoa khó khăn, gây các biến chứng như đau lưng, mệt mỏi, tiểu ra máu thì bạn cần có sự can thiệp hỗ trợ. Trong điều trị sỏi hiện nay, việc can thiệp hỗ trợ của ngoại khoa rất phong phú, bạn có thể lựa chọn tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc thậm chí là tán sỏi nội soi qua da, mục đích là để tống hết các sỏi ra khỏi đường bài xuất. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn cách theo dõi để phòng tránh sỏi tái phát, cũng như các biến chứng của sỏi khi nằm trong hệ tiết niệu mà không được điều trị đúng và hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Tôi bị bệnh sỏi thận cách nay đã 20 năm. Tôi có mổ lấy sỏi thận trái 1 lần nhưng nay vẫn cứ tiếp tục có sỏi cả 2 thận. Trước khi xảy ra dịch covid-19 cứ khoảng 2 năm 1 lần tôi có đi tán sỏi ngoài cơ thể tại BV TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau khi tán sỏi có vỡ ...

Nguyễn Văn Thanh, 57 tuổi, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Chào bác sĩ. Bố em đang chạy thận và viêm gan BC thì xin hỏi bác sĩ có thể tiêm vắc xin covid19 được không, em hỏi khắp nơi đều bảo bệnh nền bố nặng không thể tiêm được, nhà em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn.
Nguyễn Đình Tuyên, 31 tuổi, Hà Nội
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, bất ngờ đi khám tổng quát phát hiện suy thận với chỉ số eGFR 27, cre 240. Bác sĩ có kê thuốc cho uống thì hiện tại chỉ số eGFR 52, cre 155. Hiện tại em ăn rất ít đạm, chỉ ăn một xíu buổi sáng, hầu như ăn chay trường. Tình trạng của em như thế ...
Trương Phúc Hoàng, 30 tuổi, Hải Phòng

Tôi bị viêm cầu thận mạn, theo dõi bệnh thận iga, tiểu có protein. Kết quả xét nghiệm có 1 số chỉ số lưu ý: A/C: ++ >=300, P/C +0.30. Protein nc tiểu 24h 0.37, hồng cầu 47.3, TBBM ống thận 1.7. Hiện tôi đang điều trị ngoại trú theo đơn của bs bv Bình Dân. Xin hỏi bác sĩ nên ăn uống theo ...

Đỗ Anh Thiện, 40 tuổi
Chào bác sĩ, tôi bị sỏi thận 7mm, đi tiểu buốt mà đau lắm, giờ đang dịch bệnh chưa đi khám được. Có uống mấy loại rau má, thuốc nam người ta chỉ thì bất ngờ hôm qua đái ra 3 viên sỏi nhỏ nhỏ. Hiện tại tôi thấy bụng đau quặn, tiểu vẫn hơi khó chịu. Trường hợp của tôi có phải đã tống ...
Duy Hoàn, 33 tuổi, Bình Dương
Chào bác sĩ, tôi đi khám được chẩn đoán bị ứ mủ thận trái do sỏi niệu quản 1/3, tiền sử tôi có bị ung thư máu leucemia thì trường hợp của tôi nên điều trị từ đâu. Bác sĩ có đề nghị tôi lên tuyến trên, nên được hội chẩn bởi bác sĩ đa khoa để điều trị tổng quan. Mong bác sĩ tư ...
Đình Liệt, 35 tuổi, Quận 8, TP HCM

Chế độ ăn của người suy thận tôi thấy rối quá, không biết loại thực phẩm nào có nhiều kali, canxi, phôt pho.. nên tôi chỉ tập trung ăn lạt, ít muối. Vì sợ thiếu dinh dưỡng nên có uống bổ sung sữa. Xin hỏi bác sĩ như vây có ổn không?

Phạm phú Lâm, 59 tuổi, 8 TPHCM

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy

Trưởng khoa: Khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Chế độ ăn của người bệnh thận rất khó thiết lập, kể cả với bác sĩ không thuộc chuyên khoa tiết niệu và dinh dưỡng. Tuy nhiên chế độ ăn sai sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng bệnh lý của người bệnh thận. Vì vậy bạn nên đi khám ở bệnh viện cho chuyên khoa tiết niệu và có bác sĩ dinh dưỡng để hỗ trợ bạn việc thiết lập chế độ ăn phù hợp cho bạn. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ biết được bạn có phù hợp với chế độ ăn đã tư vấn hay chưa để tiếp tục điều chình cho bạn. Tình trạng ổn khi chế độ dinh dưỡng giúp bạn đủ năng lượng và dưỡng chất để làm việc và sống khỏe, xét nghiệm theo dõi chức năng thận và chức năng khác ổn định.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Chào bác sỹ, gần đây em đi tiểu phần cuồi nước tiểu có màu trắng đục như sữa và hơi buốt ở đầu dương vật ạ. Xin bác sĩ tư vấn cho em.

nguyễn trọng hùng, 32 tuổi, dong nai

TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên

Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trường hợp của bạn có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Khi bàng quang hay niệu đạo bị viêm sẽ gây ra triệu chứng tiểu nóng rát, đau buốt, nước tiểu có thể đục do có dịch mủ, có khi xảy ra tiểu máu, đau tức bụng dưới. Nhiễm trùng đường tiểu rất hay xảy ra ở những người có thói quen uống ít nước hoặc hay nhịn tiểu lâu. Ở nam giới cũng có thể gặp phải bệnh viêm niệu đạo do lậu, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, với triệu chứng thường gặp là chảy dịch mủ ở lỗ tiểu đầu dương vật. Để biết chắc chắn có phải bị nhiễm trùng đường tiểu hay không, bạn cần phải làm siêu âm bụng và xét nghiệm nước tiểu. Nếu thật sự bị nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh trong vài ngày là sẽ khỏi. Ngoài ra để tránh bị nhiễm trùng tiểu tái phát, bạn cần duy trì uống nhiều nước 2-3 lít/ngày, mắc tiểu phải đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu lâu và quan hệ tình dục an toàn.

Chào bác sĩ, ba em 60 tuổi, bị thận ứ nước, mặt và bụng lúc nào cũng sưng húp lên. Ba em nên đi xét nghiệm gì và chữa trị ra sao ạ?

Quốc Anh, 31 tuổi, Long An

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!
Thận ứ nước là do có sự tắc nghẽn đường tiết niệu, nguyên nhân thường do sỏi đường tiết niệu, hẹp đường tiết niệu, hoặc do có u bướu chèn ép làm tắc nghẽn đường tiết niệu (bướu niệu mạc, bướu bàng quang, bướu tuyến tiền liệt, hoặc các u bướu bên ngoài chèn ép…)
Ba bạn, mặt và bụng lúc nào cũng sưng húp, đó là biểu hiện của phù. Có nhiều nguyên nhân gây phù, như: suy tim, xơ gan, hoặc các bệnh lý về thận (suy thận cấp hoặc mạn, viêm cầu thận, hội chứng thận hư…) Suy thận do tắc nghẽn hay còn gọi là suy thận sau thận thường xảy ra khi có sự tắc nghẽn đường tiết niệu cả 2 bên phải và trái, hoặc tắc nghẽn trên thận độc nhất…

Bạn cần phải đưa ba bạn đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa về thận tiết niệu. Bác sĩ sẽ thăm khám và cho ba bạn làm các xét nghiệm cần thiết: siêu âm bụng, xét nghiệm chức năng thận, thử nước tiểu, các xét nghiệm cần thiết khác… Sau khi có chẩn đoán bác sĩ mới tư vấn cụ thể hướng điều trị được. Chúc ba bạn mau khỏe.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Thưa bác sĩ, cho em hỏi lúc em có bầu bị tăng huyết áp thai kỳ ở tuần 37. Tới lúc đủ 39 tuần em đi sinh thì bị tiền sản giật nặng và bác sĩ thông báo bị suy thận. Sau sinh 9 ngày thì em đi xét nghiệm nói thận yếu, em hoang mang và thực sự chưa hiểu về thông số ...

Thu Cúc Trần, 32 tuổi, Tân Bình, TP HCM
Thưa bác sĩ, em năm nay 42 tuổi, siêu âm được chẩn đoán vôi thận. Bác sĩ cho em hỏi vôi thận có thành sỏi thận nhanh không? Nguyên nhân và cách chữa trị ạ?
Đặng Thị Huệ, 42 tuổi, Hải Phòng

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Vôi thận hay còn gọi là vôi hóa thận, là tình trạng lắng đọng canxi bên trong các mô thận, gây ra cặn thận. Nếu lắng đọng quá nhiều, lâu ngày sẽ dẫn đến sỏi thận. Đa số vôi thận không gây triệu chứng khó chịu gì, tuy nhiên một số trường hợp gây: đau thắt lưng, đau bụng, tiểu đục có mùi, tăng tiết mồ hôi…

Điều trị vôi thận tùy thuộc tình trạng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Nếu không có triệu chứng, người bệnh chưa cần phải điều trị gì, nên duy trì uống đủ nước (2-3 lít nước một ngày), vận động thể thao, hạn chế ăn các thực phẩm có quá nhiều canxi, oxalate, vitamin C… và đi tái khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Chúc bạn khỏe mạnh!

Trân trọng!

Cách đây 1 năm tôi khám sức khoẻ định kỳ, siêu âm phát hiện ra sỏi 6mm. Hiện tại không có biểu hiện gì. Bác sĩ tư vấn giúp:
1. Tôi phải dùng thực phẩm hoặc thuốc nào để hỗ trợ việc giảm kích thước sỏi thận
2. Có nên điều trị loại sỏi thận để đề phòng biến chứng về sau không? ...
Thanh Diep, 38 tuổi

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, Hiện tại, việc điều trị sỏi thận bằng thuốc vẫn chưa cho kết quả khả quan. Bởi một số trường hợp sỏi do axit uric, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc cho sỏi tan đi. Nhưng những loại sỏi khác như sỏi canxi, sỏi photphat thì các loại thuốc điều trị vẫn chưa mang lại hiệu quả. Với trường hợp của bạn, sỏi có kích thước 6mm hiện có 3 phương pháp điều trị như sau: - Thứ nhất là theo dõi một cách chủ động. Nghĩa là người bệnh không cần phải dùng thuốc gì cả, mà chỉ cần siêu âm định kỳ để kiểm tra để xem sỏi có di chuyển hay biến chứng gì hay không. Điển hình nhất là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây ra các cơn đau quặn thận. Lúc đó cần phải can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng chức năng thận. - Thứ hai là có thể điều trị dự phòng nguy cơ sỏi ảnh hưởng đến chức năng thận.

Phương pháp điển hình là có thể tán sỏi ngoài cơ thể. Nghĩa là dùng một cái máy phát ra các tia sóng chấn động tập trung vào vị trí viên sỏi làm sỏi vỡ ra. Phần sỏi bị vỡ ra sẽ theo dòng nước tiểu ra ngoài. - Thứ ba là phương pháp nội soi từ bên trong. Bác sĩ sẽ dùng một ống soi nhỏ đưa vào đường tiểu để tiếp cận viên sỏi tốt hơn. Khi nhìn thấy viên sỏi qua camera, bác sĩ sẽ dùng tia laser để bắn vỡ sỏi và lấy ra ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có một điều cần lưu ý là mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Vì thế, chúng ta cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích để có được lựa chọn phù hợp. Chúc bạn nhanh khỏe.

88880- BS Cương
 
 

Tôi năm nay 60 tuổi bị đi tiểu nhiều một ngày khoảng trên 20 lần, mỗi đêm khoảng 4-5 lần. Tôi muốn đi khám kiểm tra hệ thận tiết niệu để biết vì nguyên nhân gì thì các thủ tục và trình tự khám như thế nào? chi phí hết khoảng bao nhiêu? Xin bác sỹ tư vấn hộ tôi.

nguyenquockhanh30091962, 59 tuổi, Hà tĩnh

THS.BS Nguyễn Tân Cương

Bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chú,
Tình trạng của chú đúng là khá nghiêm trọng. Việc đi tiểu khoảng 20 lần/ngày rất ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế, chú cần phải đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt.
Quy trình thăm khám tại bệnh viện nói chung và Hệ thống BVĐK Tâm Anh nói riêng cũng tương tự nhau. Đầu tiên, chú sẽ đặt lịch khám trước, có thể đặt qua website, fanpage hoặc gọi vào tổng đài. Sau khi đăng ký xong, chú đến thăm khám trực tiếp và cung cấp thông tin đối chiếu với bộ phận tiếp nhận. Hoàn tất giai đoạn nhận bệnh, đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ hướng dẫn chú đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Để phục vụ cho công tác chẩn đoán, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp kiểm tra như: xét nghiệm máu, thử nước tiểu, siêu âm... Biểu hiện này của chú có thể là do các bệnh lý đường tiết niệu hay một số bệnh khác không thuộc đường tiết niệu. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân cụ thể là có hướng điều trị hiệu quả.
Chúc chú nhanh khỏe.

88881-BS Cương
 
 

Xin chào bác sĩ, tôi bị suy thận điều trị ở bệnh viện Bình Dân 4 nam nay. Do tình hình dịch covid nên 4 tháng nay tôi không đến bệnh viện khám được, chỉ uống theo đơn cũ. Chỉ số ceratinin của tôi là 150 xin hỏi chế độ ăn uống của tôi thế nào để bệnh tình cải thiện và tôi có ...

Nguyễn Đức Điền, 40 tuổi

Xin thưa con trai tôi 30 tuổi chưa có gia đình mới phát hiện suy thận 80% hơn 1tháng nay. Bệnh viện nói do virut, hiện tại đang phải lọc máu 3lần/tuần. Tôi muốn hỏi tình hình như vậy thì khả năng điều trị thông thường sẽ thế nào và chế độ dinh dưỡng nên ra sao? Cháu từ trước sức khỏe bình thường ...

Nguyễn Kim Hoa, 55 tuổi, Hai Bà Trưng - Hà Nội.

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trước hết, rất cảm ơn gia đình đã đồng hành cùng các bác sĩ động viên bệnh nhân có tinh thần vượt qua cú sốc để điều trị. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng điều trị về thuốc và tiếp tục động viên bệnh nhân, nhưng sự thông cảm của gia đình cũng rất quan trọng. Hiện nay con của bạn phải chạy thận 3 lần/tuần, có nghĩa đã là suy thận mạn giai đoạn cuối.

Trường hợp này có lẽ sẽ phải điều trị lâu dài. Hướng điều trị sẽ có 3 hướng song song với điều trị thuốc. Thứ nhất là thận nhân tạo đang thực hiện cho cháu. Thứ hai là lọc màng bụng, trừ trường hợp có vết mổ lớn ở bụng hoặc đang nhiễm trùng vùng bụng thì không thể lọc màng bụng. Còn lại hầu hết các trường hợp đều có thể đáp ứng tốt với phương pháp lọc màng bụng. Phương án thứ 3 là cấy ghép. Cấy ghép hiện nay ở Việt Nam cũng đã rất xuất sắc, sánh ngang với khu vực, trình độ của các bác sĩ nội khoa điều trị cũng như bác sĩ ngoại khoa đều đạt được kết quả cao. Gia đình hãy yên tâm và cùng bàn bạc với bác sĩ để điều trị, lựa chọn phương pháp tối ưu cho con.
Trong trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp, bác sĩ bắt buộc phải có phương án điều trị. Thứ nhất là dùng thuốc hạ áp. Thứ hai là trong quá trình lọc thận chúng tôi sẽ cố gắng làm sao để rút về "trọng lượng khô", tức là ở mức cân nặng giúp bệnh nhân không còn phù, đáp ứng tốt với thuốc hạ áp, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể bớt hoặc giảm hẳn thuốc hạ áp. Con của bạn hiện tại huyết áp khoảng 135-145 là chấp nhận được. Lý do là sau mỗi một chu kỳ lọc máu huyết áp có thể xuống, trong chu kỳ lọc máu cũng có một biến chứng là tụt huyết áp cũng khá nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Trong trường hợp đó, trước khi lọc máu huyết áp khoảng 140 là an toàn.

Bình thường khi chưa lọc máu, chúng tôi sẽ cố gắng đưa huyết áp khoảng 120-130 trên 80-90 mmHg, nhưng trong trường hợp đã chuyển sang giai đoạn lọc máu thì chúng tôi sẽ cố gắng duy trì huyết áp trước khi lọc khoảng 140 là đủ. Gia đình đừng quá lo lắng về vấn đề này, đưa được huyết áp từ 180 xuống 135-140 đã là điều rất tốt. Mong gia đình yên tâm!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

T
 
 

Chào bác sĩ, năm nay em 31 tuổi, mới phát hiện bệnh thận, hiện tại chỉ số creatinin của mình là 270 (giai đoạn 2), nhưng chỉ số eGR lọc thận của mình chỉ 18 (giai đoạn 4), bác sĩ có bảo điều trị chưa phải chạy thận. Huyết áp hơi cao khoảng 130-150 tuỳ thời điểm, mỗi khi thức dậy thấy hơi mệt ...

Susan Lê, 31 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Nếu như bạn bệnh thận giai đoạn 4, có nghĩa là chỉ còn 1 mức nữa thôi sẽ chuyển sang giai đoạn 5. Ở giai đoạn 5, bạn sẽ bắt buộc phải chọn lựa phương pháp lọc máu: thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Bạn sẽ phải cố gắng suy nghĩ, phân bổ công việc để sau này có thể điều trị thay thế thận.
Với câu hỏi của bạn về chế độ thuốc, huyết áp trước khi lọc máu, ở độ tuổi của bạn (31 tuổi) các bác sĩ sẽ cố gắng đưa về mức 120-130, xuống dưới là 80-90 mmHg. Đồng thời, tôi cũng khuyến khích bạn nên ăn nhạt. Mức độ sử dụng muối trong ngày của người suy thận mạn chỉ khoảng 2-3 gram, tương đương với muỗng dùng để ăn yaourt. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế mỡ, thay bằng dầu ăn thực vật.
Trong 3 phương pháp tôi vừa đề cập về điều trị thay thế thận: thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận, đương nhiên phương pháp ghép thận là hoàn hảo nhất, vì có thể giúp bạn trở lại cuộc sống gần như bình thường, không phải đến bệnh viện 3 lần/tuần để lọc máu. Phương pháp thứ hai là lọc màng bụng, khi lọc màng bụng bạn vẫn có thể đi làm được. Khi có thời gian chúng ta sẽ trao đổi kỹ hơn về phương pháp này.
Về ghép thận, có 2 tình huống. Một là ghép thận từ người sống, trong trường hợp này bạn phải có người thân ruột thịt trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân hữu. Quốc hội Việt Nam từ năm 2007 đã cho phép được hiến thận mà không cần huyết thống, nhưng phải đảm bảo trên sự hoàn toàn tự nguyện, không được liên quan đến mua bán thận. Trong giai đoạn chưa tìm được người thân để cho thận, bạn sẽ đăng ký với những trung tâm chuyên về ghép. Ở đây họ sẽ đưa tên của bạn lên hệ thống quốc gia, từ đó có thể có cơ hội cho bạn. Từ những trường hợp chết não, chết tim mà gia đình đã đồng ý hiến tạng của người thân, chúng tôi sẽ tìm những người phù hợp để khi may mắn nhận được tạng sẽ tiến hành cấy ghép cho bạn.
Chúc bạn vui khỏe.

thận