Chào chú,
Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu trên 2 lần vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhưng theo như chú mô tả, tôi đánh giá tình trạng của chú là do mất ngủ chứ không phải do tiểu đêm. Ngoài ra, một số bệnh lý gây kích thích bàng quang về đêm như nhiễm khuẩn đường tiểu, bệnh lý tuyến tiền liệt, bệnh lý của hệ thống cơ ở bàng quang cũng gây ra tiểu đêm.
Để có kết luận chính xác, chú cần cung cấp thêm thông tin là sau khi đi tiểu vào ban đêm và quay lại giường thì chú có tiếp tục ngủ được không hay là trằn trọc, ngủ không sâu giấc. Đồng thời, chú nên đến khám tại bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
Chúc chú nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Chào anh!
Bệnh thận đa nang là bệnh lý có tính di truyền cao. Hiện chưa có thuốc hay cũng như phương án điều trị dứt điểm và đặc hiệu. Với trường hợp của anh, anh cần thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn thêm về phương pháp điều trị. Khi mắc bệnh lý này, anh cần phải kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của mình. Điều này sẽ giúp anh kiểm soát tiến triển bệnh thận đa nang. Thông thường, rất ít trường hợp thận đa nang cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu nang thận quá to, dễ gây chảy máu hoặc chèn ép gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật. Chúc anh mau bình phục!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bạn,
Không biết là viên sỏi trong thận trái của bạn có kích thước chính xác là 0.5mm hay 5mm, vì nếu 0.5mm là rất nhỏ, và các công cụ chẩn đoán thông thường như siêu âm rất khó phát hiện.
Nhưng dù là 0.5mm hay 5mm thì bạn cũng không cần quá lo ngại vì kích thước sỏi dưới 5mm là rất nhỏ. Hiện tại sỏi chưa gây triệu chứng gì thì bạn cũng không cần phải điều trị. Bạn chỉ cần uống nhiều nước khoảng 1.5-2 lít/ngày và siêu âm bụng định kỳ kiểm tra mỗi 6 tháng là được.
Trường hợp sỏi gây đau hông lưng thường xuyên, gây thận ứ nước, theo dõi thường xuyên thấy sỏi to lên dần thì lúc đó mới cần phải điều trị. Khi đó tùy vị trí và kích thước sỏi mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị nào cho bạn. Hiện nay với những viên sỏi thận nhỏ dưới 10mm trong thận thì có thể sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cho hiệu quả sạch sỏi khá cao, ít xâm lấn, chi phí thấp và không cần phải nằm viện.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Chào bạn,
Theo như bạn cho biết, trước đây bạn có triệu chứng đi tiểu liên tục. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang kích thích hoặc cũng có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu nói chung. Gần đây, khi đi khám bác sĩ phát hiện bạn có tình trạng giãn bể thận. Theo tôi, bạn nên đến chuyên khoa sâu Tiết niệu để xác định rõ nguyên nhân giãn bể thận là do sỏi, do viêm nhiễm gây chít hẹp đường bài xuất hay là do các nguyên nhân khác.
Bên cạnh đó, bạn còn đang mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau lưng, rất dễ nhầm với cơn đau do sỏi tiết niệu. Hai bệnh này có phương pháp xác định chẩn đoán khác nhau. Về điều trị, bạn nên ưu tiên cho bệnh nào là bệnh chính. Nếu bệnh viêm đường tiết niệu gây ứ nước và có nguy cơ suy thận, có dị vật đường tiết niệu thì cần được ưu tiên điều trị trước.
Ngược lại, nếu cơn đau lưng của bạn làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt thì bạn cần điều trị đau lưng trước. Nếu trong cơ sở điều trị của bạn có cả 2 chuyên khoa, các bác sĩ có thể hội chẩn để chọn ra phương pháp điều trị phối hợp, đem lại hiệu quả cao cho bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Trân trọng!
Chào bạn,
Trường hợp vừa có nang thận, vừa có sỏi thận là vấn đề thường gặp trong bệnh lý tiết niệu nói chung. Hai bệnh này có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với nang thận, bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa khi kích thước nang lớn (thường là trên 7cm) để phòng trường hợp nang bị vỡ; hoặc nang to chèn ép mô thận lành ảnh hưởng đến chức năng thận hoặc chèn cuống mạch thận gây thiếu máu động mạch thận làm tăng huyết áp.
Đối với sỏi thận, bệnh có thể gây đau và dẫn đến biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Phương pháp điều trị sỏi thận phụ thuộc vào kích thước sỏi. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da để loại bỏ sỏi thận kích thước lớn. Nếu kích thước sỏi thận dưới 7mm, các bác sĩ có thể cho thuốc điều trị nội khoa để làm sỏi nhỏ đi và thoát ra ngoài qua con đường tự nhiên.
Trường hợp của chồng bạn có biểu hiện đau lưng có thể là biến chứng của nang thận hoặc là triệu chứng của sỏi thận gây nên các biến chứng sớm. Bạn cần lưu ý để đưa người nhà đi khám và phát hiện kịp thời. Ngoài ra, chồng bạn còn gặp phải tình trạng tụt và tăng huyết áp, thậm chí là hụt hơi khi đi lại. Đây là các biểu hiện liên quan đến bệnh về tim mạch và hô hấp.
Do đó, bạn cũng cần đưa chồng đi khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để xác định nguyên nhân của tăng huyết áp là do bệnh ở thận hay là vô căn; cũng như tình trạng hụt hơi có phải là do bệnh tim phối hợp với các bệnh về hô hấp khác mà bạn chưa phát hiện hay không. Hai vấn đề này có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và chồng bạn nên đi khám sớm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Trong vòng 3 tháng, kali máu của mình nó tăng từ 3,7 lên 4,2. Vẫn trong ngưởng nhưng thấy nó leo nhanh thế có ổn không nhỉ, rau quả mình hay ăn sup lơ xanh, hành tây, bắp cải, ớt chuông đỏ, táo tàu. Mọi người cho ý kiến nên bỏ loại nào với ạ.
Chào bạn,
Kali máu tăng có thể do bạn ăn uống thực phẩm giàu kali vào quá nhiều mà chức năng thận của bạn kém không thãi Kali thừa ra hết được, hoặc bạn ăn vào kali không nhiều nhưng chức năng thận bị giảm. Rau quả và nhất là nước luộc rau là nguồn kali dồi dào mà người suy thận cần hạn chế tùy mức độ suy thận. Thực phẩm nhiều kali là trái cây tươi và khô, rau xanh, cà chua, bí đỏ, đậu xanh, khoai tây, nước luộc rau,… Thực phẩm ít kali là măng tây, bông cải xanh (sống hoặc được nấu sau khi đông lạnh), bông cải trắng, cà rốt, bắp cải, cần tây, dưa leo, rau diếp, nho, táo tây, lê …
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Chào bạn, Bạn nên đi khám tại BVĐK Tâm Anh: Trung tâm Tiết niệu Thận học và khoa Dinh dưỡng Tiết chế để được tư vấn cụ thể chế độ ăn phù hợp thể trạng và bệnh lý của mình. Khi đi nhớ mang theo hồ sơ bệnh án của mình. Suy thận không làm sụt cân nhưng do cách ăn uống kiêng khem không hợp lý, không đủ năng lượng nên gây sụt cân và không lên cân hồi phục.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Thưa bác sĩ, em bị viêm cầu thận mạn, protien niệu. Sau 2 tháng uống thuốc huyết áp và canxi thì chỉ số protein niệu đã về âm tính. Hiện tại em có được kê toa thuốc và có khỏi được bệnh viêm cầu thận không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào chị!
Theo như chị chia sẻ, con của chị bị sưng húp. Thực tế, trong y học không có thuật ngữ tràn dịch thận. Vì thận tiết dịch ra bên trong không thể quan sát được bằng mắt thường. Về dấu hiệu bé bị sưng húp mà nghi ngờ thận hư, chị nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một số bệnh nhi bị u vỏ thượng thận cũng bị sưng húp ở mặt. Vì thế, chị nên nhanh chóng đưa bé đi thăm khám để các bác sĩ xác định tình trạng phù của bé là do nguyên nhân nào.
Để cho thuốc điều trị, chúng tôi phải xác định chính xác bé bị phù là do nguyên nhân nào mới cho đúng thuốc điều trị được. Về việc dùng thêm thuốc bổ thận, xét về lý thuyết, nếu thận của bé không có bất kỳ vấn đề nào thì không cần bổ sung thuốc bổ. Chúc bé mau bình phục!
Chào bạn!
Về lý thuyết, khi bị thận móng ngựa, thận của người bệnh vẫn hoạt động bình thường. Hai đơn vị thận chỉ dính nhau ở cực dưới. Do đó, thận vẫn có khả năng tiết nước tiểu bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nước tiểu đọng và chảy chậm ở vùng cực dưới vẫn có khả năng xảy ra. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, dễ gây sỏi thận. Khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu (tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…), bạn cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem có nhiễm trùng đường tiểu hay không. Để từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Vì khi trì hoãn chữa trị nhiễm trùng đường tiểu, bé có nguy cơ bị ảnh hưởng các chức năng của thận rất cao.
Ngoài ra, bệnh thận móng ngựa cũng có nguy cơ gây ra sỏi thận. Vì thế, nếu có bằng chứng cho thấy con bạn thiếu canxi, bạn mới cần bổ sung canxi cho bé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh cho bé ăn các thức tạo ra nhiều oxalate như khế, mì ăn liền, đồ đóng hộp… Vì chúng có khả năng gây ra tình trạng sỏi thận cho bé. Bạn nên cho con uống nhiều nước và tránh nhịn tiểu.
Về vấn đề phẫu thuật mổ tách rời 2 thận là không cần thiết. Chỉ trừ khi có bất thường đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng thận, bác sĩ mới chỉ định can thiệp phẫu thuật.
Vậy thận hình móng ngựa có gây vô sinh hay không? Bệnh lý này có liên quan đến bất thường gene và bệnh Turner. Nếu bé mắc phải những bất thường về gene hoặc bệnh Turner, bạn mới cần phải lo lắng. Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chức năng sinh sản sau này của bé. Tốt nhất là bạn nên đưa bé đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo chức năng của thận và khả năng sinh sản sau này của bé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Thưa bác sĩ, ngày 4/10 tôi bị đi tiểu buốt và đi ra máu, nước tiểu có màu hồng. Tôi đã ra tiệm thuốc quen thì được dược sĩ kê cho toa như sau : 1. Tavanic 500mg ngày uống 1,5v/1 lần /ngày 2. Brexin 20mg ngày uống 1v/1 lần/ngày 3. alphachoay ngày uống 2v/2 lần/ngày. Đến nay tôi đã uống được 4 ngày. ...
Tôi năm nay 60 tuổi bị bệnh tiểu đêm đã trên 20 năm nay rồi. Hiện giờ mỗi ngày đi tiểu khoảng trên 20 lần ban đêm, khoảng 6-7 lần cứ trung bình một tiếng một lần. Tôi có tìm hiểu thông tin thì được biết có mấy nguyên nhân sau: có thể do thận yếu, tiểu đường,u xơ tuyên tiền liệt,bàng quang tăng ...
Chào chú,
Tiểu đêm là tình trạng phải đi tiểu ít nhất một lần trong đêm. Trường hợp của chú 6-7 lần là khá nhiều. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm rất đa dạng chứ không phải chỉ do các bệnh về thận, chẳng hạn như uống quá nhiều nước vào buổi tối, sử dụng một số thuốc hoặc chất gây lợi tiểu hay một số bệnh lý về tim, gan như suy tim, xơ gan, phù ngoại biên cũng gây tiểu đêm.
Ngoài ra, một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng tiểu đêm là hiện tượng tăng tuyến hormone ADH không phù hợp, dẫn đến việc không tiết ra hormone, làm cho lượng nước trong thể tích tuần hoàn bị hạn chế bài tiết ra ngoài (hiện tượng tăng giữ nước) nên nước tiểu vào ban đêm rất nhiều.
Điều trị ban đầu cho tình trạng này có thể là những biện pháp không dùng thuốc như hạn chế uống nước vào ban đêm, giảm bớt chất gây lợi tiểu... Trong trường hợp những biện pháp này không mang lại hiệu quả thì có thể tiến hành điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng tiểu đêm. Do đó, để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chú có thể đến Trung tâm Tiết niệu Thận học - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chúc chú nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, chú có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!