VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 13/12/2024


Cháu bị sỏi thận kích trái, siêu âm phát hiện kích thước 10cm, nằm ở đài bể thận. Cháu hay bị đau lưng xin cho cháu hỏi phương pháp nào điều trị tốt nhất ạ? Cháu bị bệnh sỏi thận khoảng 20 năm rồi cứ 2 đến 3 năm lại bị tạo sỏi thường thì cháu uống thuốc lá thì tiểu ra nhưng rất ...

Trung Thanh Phạm, 39 tuổi, Long Biên Hà nội

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào bạn,
Đối với sỏi thận trái của bạn hiện tại, cách điều trị hiệu quả và nhẹ nhàng nhất là tán sỏi ngoài cơ thể. Nếu phương pháp này không thành công, sỏi không vỡ, không thoát hết ra ngoài thì có thể áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi qua da hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng.

Theo như bạn chia sẻ, cơ địa của bạn dễ bị tạo sỏi cao hơn người khác. Nguyên nhân là do lượng canxi trong nước tiểu khá nhiều nên khi lắng động sẽ tạo thành sỏi. Bạn cần đến bệnh viện để tầm soát những bất thường, rối loạn chuyển hóa hay rối loạn nội sinh, làm tăng thải canxi trong nước tiểu để giải quyết tận gốc, ngăn tạo sỏi.

Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 70-90% các trường hợp như bạn mà y học vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân cụ thể để chữa và ngăn ngừa tạo sỏi. Chỉ khoảng 10% là có những rối loạn cụ thể về sản xuất và bài tiết canxi vào trong nước tiểu mới có thể điều trị được.

Đối với trường hợp đã tầm soát hết nhưng không phát hiện ra bất cứ nguyên nhân cụ thể nào làm tăng tạo sỏi trong cơ thể nhiều hơn những người khác, bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống thật nhiều nước để hòa tan canxi trong nước tiểu, giảm bớt sự lắng đọng và tạo sỏi.

Một biện pháp khác nữa là bạn cần phát hiện sỏi thật sớm bằng cách khám sức khỏe định kỳ. Khi sỏi có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng can thiệp bằng các phương pháp nhẹ nhàng, không xâm lấn, tránh ảnh hưởng đến chức năng thận sau này vì trong tương lai bạn sẽ còn nhiều đợt bị tạo sỏi nữa. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

bệnh thận
 
 

Chào bác sĩ. Tôi năm nay 57 tuổi trước đây hơn 20 năm tôi bị sỏi thận có chạy chữa đã ổn định (đến nay chưa đi khám lại). Tôi vẫn duy trì uống nước nhiều và đi tiểu cũng nhiều nhưng thời gian gần đây mỗi lần đi tiểu tôi để ý thấy rất nhiều bọt khí, lưng thường xuyên đau ê ẩm. Do ...
Lê Thị Cẩm An, 57 tuổi, Đồng Nai
Thưa bác sĩ, đi tiểu đêm nhiều lần có phải bị suy thận không? Tôi 40 tuổi, dạo này hay mắc chứng đi tiểu nhiều lần, cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng rất nhiều đến cả công việc và giấc ngủ. Hiện tại, tôi đang rất lo lắng. Mong chuyên gia tư vấn giúp.
Hồ Ngọc Lan Phương, 40 tuổi, Đồng Nai

BS.CKI Phan Trường Nam

Bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
điều trị bệnh thận
 
 
Chào bác sĩ, tôi đã từng đi tán sỏi nhưng nay lại tái phát thì đi tán tiếp được không. Cả 2 bên thận đều có nang thì tán sỏi tiếp có ảnh hưởng gì không, có cần phải điều trị nang không ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp.
Trương Hà Văn Anh, 61 tuổi, Bến Tre

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào bạn,
Việc tán sỏi tái phát có thể lặp lại mà không gây ảnh hưởng gì đến chức năng của thận. Tôi chưa nắm rõ là bạn đã tán sỏi ngoài cơ thể hay trong cơ thể (tán sỏi nội soi ngược dòng) nhưng dù là phương pháp nào thì cũng có thể lặp lại khi sỏi tái phát.

Vấn đề nang thận không ảnh hưởng gì đến việc tán sỏi cho dù áp dụng phương pháp điều trị nào. Hiện nay, 90% các trường hợp nang thận đều không cần điều trị mà có thể chung sống hòa bình và theo dõi 6 tháng 1 lần.

Bác sĩ chỉ can thiệp phẫu cho các trường hợp nang thận quá lớn, kích thước từ 8cm trở lên hoặc xuất hiện các cơn đau, tức nhiều, gây nhiễm khuẩn nang hoặc tiểu ra máu do xuất huyết nang. Có nhiều phương pháp điều trị nang thận như chọc hút nang thận dưới hướng dẫn siêu âm xuyên qua da, phẫu thuật nội soi cắt một phần chỏm nang thận... Bạn nên có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Trân trọng!

tán sỏi
 
 

Thưa bác sĩ, sỏi thận có khả năng biến chứng thành ung thư thận không ạ? Hai bệnh này khác nhau như thế nào? Bệnh nào có tiên lượng khả quan hơn? Xin cảm ơn.

Nguyễn Ngọc Anh, 28 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt

Bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!

Sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng trong đường tiểu, nhiễm trùng trong thận, gây ứ nước trong thận. Tình trạng này nếu trì hoãn chữa trị có khả năng gây ung thư thận, ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Nếu sỏi thận được phát hiện sớm, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật để tiến hành lấy hết sỏi ra, giúp bảo tồn chức năng cho thận của người bệnh.

Với ung thư thận, nếu không phát hiện và chữa trị sớm, có thể di căn xa, xâm lấn sang những cơ quan xung quanh, ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Một số trường hợp bệnh trở nặng, can thiệp phẫu thuật khi đó không còn mang lại hiệu quả.

Trân trọng!

sỏi thận
 
 

Thưa bác sĩ, theo tôi được biết, thận yếu thường diễn biến một cách âm thầm và chậm rãi. Vậy có cách nào kiểm tra tình trạng sức khỏe thận của mỗi người không ạ? Tôi có thể làm gì và đi đến đâu để kiểm tra chức năng thận? Xin cảm ơn.
Nguyễn Quốc Việt, 32 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt

Bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn!

Kiểm tra chức năng thận hiện nay rất dễ dàng. Bạn có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu thận học để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận. Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ định lượng ure, creatinin trong máu, qua đó đánh giá chức năng thận.

Ngoài ra, bạn còn chia sẻ là đang lo lắng về diễn biến âm thầm của bệnh thận. Nếu gia đình có tiền căn bệnh thận, suy thận mạn, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Trân trọng!

bệnh lý thận
 
 

Thưa bác sĩ, em đi xét nghiệm ở hai bệnh viện nhưng ra chỉ số Creatinin khác nhau, nơi thì 116, nơi thì 138 mmol/l. Hiện tại em không có triệu chứng gì cụ thể. Vậy trường hợp của em có phải là suy thận không? Em cần làm thêm xét nghiệm nào nữa ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Khải Hoàng, 40 tuổi, Tiền Giang

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trường hợp của bạn là chỉ số xét nghiệm có lúc là 116, lúc khác là 138. Thực ra cả 2 chỉ số này dù ở 2 cơ sở khám chữa bệnh khác nhau, nhưng cũng thể hiện là bạn có dấu hiệu giảm chức năng thận. Tôi khuyên bạn nên đến một cơ sở y tế có đội ngũ về bác sĩ chuyên về thận, có nhiều xét nghiệm chuyên sâu về thận để khám.
Như bạn cũng thấy triệu chứng của bệnh thận rất mơ hồ, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Bệnh thận có 5 giai đoạn từ 1 đến 5, giai đoạn 1 hầu như không ai phát hiện được, thậm chí những trường hợp suy thận do đái tháo đường, giai đoạn 1 bệnh nhân còn tăng mức lọc cầu thận, kể cả xét nghiệm cũng không thấy được.

Chúng tôi chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách siêu âm hoặc xét nghiệm chuyên sâu như xạ hình thận. Một số trường hợp triệu chứng có thể xuất hiện thoáng qua như thỉnh thoảng cảm thấy mệt. Chúng ta có thể nghĩ là do công việc hàng ngày làm mình mệt, vì những triệu chứng này có thể tự hết... Cho đến giai đoạn 3 các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn, cho nên trong giai đoạn 1-2 bạn sẽ không cảm thấy gì cả. Vì thế, trên thực tế rất nhiều trường hợp đến khám với chúng tôi đã suy thận đến giai đoạn 4-5.
Để khẳng định có bệnh thận hay không, thứ nhất tôi nghĩ rằng chỉ số xét nghiệm của bạn đã có suy giảm chức năng thận. Bạn nên đến trung tâm có nhiều xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm thận, xạ hình thận, thậm chí là sinh thiết thận để tìm ra chính xác suy thận do nguyên nhân gì, từ đó sẽ có tiên lượng tốt hơn. Có những trường hợp suy thận chỉ vài ba năm là đến giai đoạn cuối, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài trên 10 năm, nếu có sự tuân thủ tốt của bệnh nhân (bệnh nhân tái khám đều, uống thuốc theo toa của bác sĩ...) thì có thể trên 10 năm mới dẫn đến giai đoạn cuối.

Có những xét nghiệm chuyên sâu để thấy rằng ngoài mình thì các anh chị em, con cái cũng nên đến bệnh viện để tầm soát vì bệnh lý đó có tính chất gia đình. Chúng tôi rất mong sớm được gặp bạn để thăm khám.
Chúc bạn vui khỏe.
Trân trọng!

xét nghiem
 
 

Chào bác sĩ. Tôi bị suy thận và phải làm phẫu thuật. Vậy sau khi phẫu thuật FAV thì nên làm gì để bảo vệ cầu tay? Cảm ơn bác sĩ.

Hồ Quỳnh Anh, 51 tuổi, Hà Nội

THS.BS Hà Tuấn Hùng

Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, khi mà phẫu thuật FAV ống thông mở tĩnh mạch, thông thường trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ phải kiểm soát các tình trạng liên quan đến mạch máu của bạn, bao gồm có tình trạng động mạch, tĩnh mạch, huyết áp toàn thân, các màng vỡ xơ ở động mạch. Sau khi mổ xong, việc đầu tiên giữ cho FAV không bị nhiễm trùng, giữ vệ sinh FAV và sau khi cắt chỉ thì việc mình tập luyện bằng các phương pháp ví dụ như là dùng bóng bóp để tăng được trước lực của các mạch máu tại vị trí mổ FAV.

Thứ 2 là sau khi sử dụng FAV trong lọc máu thì các bác sĩ sẽ xem xét các vị trí đặt kim trong quá trình lọc máu không khoá FAV, cũng phải tư vấn cho người bệnh cách bảo vệ FAV sau lọc máu, garo trong vòng bao lâu, băng như thế nào và sẽ phải nới lỏng dần dần ra sao sau mỗi lần lọc máu để có thể bảo vệ được FAV lâu dài nhất. Mặc dù vậy, chúng tôi thấy rằng tuổi thọ của FAV cũng không quá dài.

Trường hợp như vậy sẽ tìm vị trí khác để mổ FAV hoặc là khuyên bệnh nhân sử dụng những phương pháp khác, ví dụ bệnh nhân lớn tuổi không thể mổ được FAV tự thân thì sẽ dùng các đoạn mạch nhân tạo hoặc những garo đường hầm để lọc máu chu kỳ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

các bệnh
 
 
Chào bác sĩ. Con gái em 9 tuổi bị u thận, cách đây 2 năm đã cắt 1 quả thận. Giờ chỉ còn 1 quả thì có cần uống loại thuốc gì để tăng cường hỗ trợ cho quả thận còn lại không ạ? Bé còn quá nhỏ nên em không biết liệu 1 quả thận có sống tốt được không? Cảm ơn bác sĩ.
Mai Thu Huyền, 31 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

Nhiều người cho đi một quả thận vẫn sống khỏe mạnh, bình thường với một quả thận còn lại đến trước 70 tuổi. Họ chỉ cần kiêng thuốc lá, các chất độc hại thận và khống chế tình trạng cholesterol xấu tăng cao, kiểm soát tốt huyết áp. Sau 70 tuổi, chức năng của thận sẽ suy giảm ở người còn đủ cả 2 thận. Quay lại trường hợp con của bạn, vì có một quả thận đã cắt do u, người nhà cần theo dõi sát bên thận còn lại. Tất nhiên, con bạn đã được cắt bên thận để ngăn ngừa biến chứng do u.

Tình trạng thận của bé hiện giờ đã tạm thời được kiểm soát. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi bên thận còn lại của bé. Vì khối u vẫn có nguy cơ tái phát ở bên thận còn lại. Ngoài ra, nếu thận còn lại của bé vẫn hoạt động bình thường, bạn không cần phải cho bé uống thuốc gì để bảo vệ thận. Bởi chỉ khi thận có vấn đề, bác sĩ mới can thiệp điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác. Chúc bé mau bình phục!

trị thận
 
 
Chào bác sĩ, em là nữ 21 tuổi bị béo phì, từng bị sỏi thận 1 năm trước. Gần đây em bị tiểu rắt, cảm giác tiểu không hết bãi, vừa tiểu xong lại muốn đi tiếp. Em không bị sốt. Tiểu không đau. Nước tiểu màu bình thường. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì ạ. Cảm ơn bác sĩ.
KIm Quỳnh, 21 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Những triệu chứng về rối loạn tiểu tiện như bạn vừa nêu thì tôi nghĩ rằng nó liên quan đến bệnh lý về sỏi tiết niệu. Cụ thể, tiền sử của bạn đã mắc sỏi thận, do vậy, tôi nghĩ bạn nên đi thăm khám, ít nhất là cần phải làm một số các xét nghiệm và thăm dò chức năng như xét nghiệm về chức năng thận, siêu âm hệ tiết niệu và chụp cắt lớp để xác định xem rối loạn tiểu tiện bạn gặp phải là do nguyên nhân gì. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội là một trong những cơ sở có chuyên khoa về Thận - tiết niệu. Nếu có điều kiện, bạn có thể đến bệnh viện để chúng tôi thăm khám và chẩn đoán chính xác cho bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

tiểu nhắt
 
 

Chào bác sĩ. Em nghe nói uống thuốc chống thải ghép sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phù nề và tăng huyết áp. Vậy nếu sau khi ghép thận có phương pháp gì thay thế không hay bắt buộc phải dùng thuốc đó cả đời ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Phúc Nguyên, 32 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Việc uống thuốc chống thải ghép sau phẫu thuật ghép thận là một trong những bước cơ bản và không thể thay thế. Ở các bệnh nhân ghép thận, trước mỗi cuộc phẫu thuật, bác sĩ đã phải đánh giá quả thận mà bạn được ghép có phù hợp và tương thích không. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được uống thuốc chống thải ghép và các loại thuốc hỗ trợ.

Do vậy, tình trạng giảm miễn dịch khi sử dụng thuốc chống thải ghép có thể có diễn ra nhưng không đáng kể. Những bệnh nhân khi ghép được quả thận tương thích vẫn có thể tham gia được cuộc sống, lao động, học tập như bình thường. Bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Chúc bạn mau khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

chống thải ghép thận
 
 

Chào bác sĩ. Em bị viêm cầu thận mạn igA, hiện xét nghiệm máu, các chỉ số đều nằm trong ngưỡng bình thường. Nhưng em bị sỏi thận tán đi tán lại nó vẫn xuất hiện, khá là mệt mỏi. Em cứ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên tục, uống kháng sinh được 1-2 tháng lại tái lại. Em có đi cấy vi khuẩn ...
Nguyễn Nam, 35 tuổi, Hà Nội

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó trưởng khoa Nam học Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Trường hợp của bạn bị viêm cầu thận mạn. Đây là bệnh lý thường gây tổn thương hai thận, ảnh hưởng đến chức năng thải độc, chức năng điều hòa nước, điện giải của thận. Bây giờ, bạn lại phát hiện mình có sỏi thận và cả viêm nhiễm đường tiết niệu, đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi dứt điểm. Trường hợp của bạn rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến suy thận, ảnh hưởng tới tính mạng.
Đối với tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, bạn cần đến ngay trung tâm chuyên sâu để xác định nguyên nhân viêm nhiễm là do sỏi, do dị dạng đường bài tiết hay do sức đề kháng suy giảm trong quá trình viêm cầu thận mạn. Bạn cần lưu tâm chữa sớm, chữa đúng để tránh trường hợp biến chứng suy thận khiến bệnh thêm nặng và điều trị không hiệu quả.
Về câu hỏi bệnh có chữa dứt điểm được hay không, có thể nói viêm cầu thận mạn là bệnh lý điều trị khá khó khăn, khả năng khỏi bệnh hạn chế. Việc điều trị hướng đến mục đích giảm nguy cơ nhiễm trùng, sỏi thận, kéo dài thời gian dẫn đến suy thận để không ảnh hưởng đến đời sống và tính mạng của bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng.

BS Trường
 
 

Chào bác sĩ, em 25 tuổi bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Hiện em đang chạy kim cổ được 4 tháng. Bệnh viện có khuyên chuyển sang lọc màng bụng trước đã rồi sau này mới muốn ghép thận thì ghép. Tình trạng của em nếu lọc màng bụng thì có ổn không ạ? Phương pháp này có tốt hơn không? Cảm ơn bác ...
Trầm Hương, 25 tuổi, Hà Nội
Chào bác sĩ. Tôi bị teo thận. Sau đó một thời gian đi khám thì được thông báo đã sang giai đoạn suy thận. Bệnh của tôi nên tiến hành điều trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.
Mỹ Xuyên, 36 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Teo thận, thận hư, thận mất chức năng... là những bệnh lý chuyên khoa sâu của mảng thận tiết niệu. Do vậy, để kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng và giai đoạn bệnh, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi các triệu chứng lâm sàng, đánh giá kết quả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định chính xác giai đoạn suy thận và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể vì ở mỗi giai đoạn thì sẽ có các phương án điều trị khác nhau.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

teo thận
 
 

Chào bác sĩ. Em đột nhiên đau bụng và sốt nhẹ 38 độ. Đi bác sĩ khám được biết bị bệnh khô thận. Em rất lo lắng vì trước nay chỉ nghe sỏi thận chứ chưa nghe bệnh này bao giờ. Vậy thưa bác sĩ bệnh của em có nặng không, hướng điều trị như thế nào và em nên tham khảo thêm kiến thức ...
Cát Khuê, 33 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Tạ Ngọc Thạch

Bác sĩ khoa Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!
Chúng tôi chưa bao giờ dùng hoặc thấy thuật ngữ "khô thận" trong bất kỳ văn bản y học nào. Tuy nhiên, với những triệu chứng như bạn mô tả thì có thể bạn đang mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Do đó, bạn cần đến chuyên khoa Thận - Tiết niệu để thăm khám và chẩn đoán chính xác vấn đề bạn đang gặp phải, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

trường hợp sốt
 
 

Chế độ dinh dưỡng và ăn uống cho người vừa bị tiểu đường và suy thận giai đoạn 3 như thế nào thưa bác sĩ?

Trần Ngọc Dinh, 78 tuổi, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Cháu bác sĩ, cháu đang học năm cuối đại học thì phát hiện mình suy thận giai đoạn cuối cách đây khoảng 3 tháng rưỡi. Cháu lọc máu cấp cứu bằng carather. Bác sĩ bảo bệnh này có thể ghép thận, sống như bình thường nên cháu đừng bi quan. Nhưng trong khoảng thời gian chạy bằng carather cháu bị nhiễm khuẩn huyết, điều trị ...
Vũ Thế An, 31 tuổi, Bình Chánh, TPHCM

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Nếu bạn chạy thận nhưng vẫn đang sử dụng các catheter thì nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Thậm chí cho dù kĩ lưỡng hoặc làm các thao tác lọc máu tốt, nhưng không quá 2-3 tuần là đã nguy cơ bị nhiễm trùng rồi. Chưa kể là những môi trường nắng, nóng, dễ ra mồ hôi thì có nguy cơ nhiễm trùng sớm hơn, thậm chí có thể nhiễm trùng trong ngay trong tuần đầu tiên.
Chính vì vậy, nếu bạn đã được bác sĩ chẩn đoán là suy thận mà phải lọc thận, đối với giai đoạn cuối phải lọc định kỳ thì có hai hướng điều trị: một là mổ cầu tay để lọc máu, thứ hai là chọn phương pháp lọc màng bụng để tránh phải mang catheter lâu.
Còn về trường hợp ghép thận thì bất cứ một người nào đều có thể ghép thận được, có thể là trì hoãn ở thời điểm này hoặc thời điểm khác thôi. Ví dụ như trường hợp của bạn đã bị viêm phổi, lao phổi rồi thì sẽ điều trị bệnh lao trước. Sau khi điều trị lao ổn định hơn rồi mới tiến hành ghép thận. Phác đồ dành cho người bệnh lao tốt nhất là cần 6 tháng hoặc 9 tháng, nhưng với những người suy thận thì có xu hướng kéo dài thêm. Ví dụ như phác đồ của ngườ bệnh là 6 tháng thì có thể kéo dài thêm 2 tháng. Sau khi mà điều trị tốt và thấy có thể ngưng thuốc điều trị bệnh lao thì cần theo dõi thêm 3 tháng,để chắc chắn là bệnh lao phổi sẽ không tái phát lại. Khoảng thời gian này cũng giúp người bệnh phục hồi sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật ghép thận.
Sự thật là bệnh lao phải điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, bạn đừng quên liều hay bỏ thuốc hoặc dù đã khỏi nhưng nếu bác sĩ cho thuốc thì bạn vẫn cứ phải uống đủ liều, không nên bỏ thuốc lao sớm. Bởi thuốc lao không phải các loại thuốc viêm nhiễm thông thường, 5-7 ngày là đủ, mà cần nhiều tháng, tối thiểu là 6 tháng. Đặc biệt đối với các bệnh nhân bệnh thận thì phải kéo dài thuốc thêm để chấm dứt bệnh lao trước khi ghép thận.
Người bệnh cần có sức khỏe thật tốt để tiến hành phẫu thuật và sử dụng thuốc sau ghép thận, nên các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn 3 tháng sau trước khi mổ. Sau 3 tháng nếu không tái phát lao, sức khỏe tốt hơn và có người hiến thận phù hợp thì lúc đó có thể ghép thận. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm!

tư vấn thận
 
 

Chào bác sĩ. Chồng tôi bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Anh mới đi lọc thận về 10 ngày thì bị chướng bụng, đại tiện tiểu tiện bình thường. Bác sĩ cho hỏi tình trạng trên có thể cải thiện như thế nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Duyên Ngọc, 35 tuổi, TPHCM

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Trường hợp chồng bạn đã chạy thận được 10 ngày nhưng bụng chướng, cảm thấy khó chịu có thể có khả năng xảy ra 2 tình huống như thế này. Thứ nhất là vấn đề về rối loạn tiêu hóa, khi bị bệnh thận lâu ngày thì các chất dư thừa, chất thải lắng đọng ở các cơ quan nội tạng, trong đó có tiêu hóa, làm cho người bệnh bị viêm dạ dày, viêm ruột, đầy hơi, chướng bụng...

Thứ hai là chướng bụng do dư dịch, dư dịch có nghĩa là cơ thể có nước dư thừa, nước dư thừa có thể ở chân, tay, trong màng tim, trong màng phổi hoặc trong ổ bụng... nên cần phải đi khám để kiểm tra. Bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: chụp phim, siêu âm… hoặc những công cụ khác có thể thấy có nước trong phổi, tim, vùng bụng.

Trong trường hợp dư nước, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị là rút nước cho bệnh nhân, mỗi ngày rút một chút thì có thể làm cho bụng xẹp bớt từ từ, không thể 1-2 ngày là hết tất cả các triệu chứng được. Nếu thấy sưng phù, bụng nhiều nước mà vội vàng hút nước trong các chu kỳ chạy thận thì có thể làm tụt huyết áp, gây ra nhiều nguy cơ hơn vì ảnh hưởng tới tính mạng.

Tại Tâm Anh, chúng tôi sẽ rút nước từ từ mỗi ngày một chút vì như vậy nước trong phổi, nước trong tim, nước trong ổ bụng sẽ rút đi và dần hết tình trạng chướng bụng. Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra ngoài suy thận thì chồng bạn có vấn đề gì khác trong ổ bụng không, có thể là một bệnh nào khác kèm theo. Tóm lại, chồng bạn cần phải được thăm khám kỹ hơn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc chồng bạn nhanh khỏe!
Trân trọng!

bs phương dung
 
 

Thưa bác sĩ. Em chạy thận nhân tạo ở đùi, mà cứ chạy được mấy phút là sốt, người rét run. Cháu đã uống kháng sinh Augmemtin loại 1g, 2 viên/ngày. Lúc đầu thì thấy không sốt, nhưng bây giờ thì dù không chạy thận cháu cũng bị sốt. Lúc sốt toàn 39,6 độ thôi và rất mệt. Bác sĩ có cách nào ...
Trần Minh Phong, 31 tuổi, Khánh Hoà

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Với câu hỏi này thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng huyết với catheter. Bất cứ một cái catheter hay điều trị xâm lấn nào, catheter nhỏ hay lớn đều có khả năng nhiễm trùng. Catheter ở vị trí đùi liên quan đến vấn đề vệ sinh hằng ngày, khi đặt catheter ở đùi thì việc vệ sinh tắm rửa sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, trong nhiều trường hợp bệnh nhân còn không dám tắm, cho nên nếu vệ sinh thì chỉ vệ sinh tại chỗ được thôi chứ không ngăn ngừa được việc ăn lan từ vùng sinh dục sang vùng tĩnh mạch đùi. Chính vì vậy, nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao. Nếu xác định nhiễm trùng huyết do catheter thì bắt buộc phải rút catheter ra hoặc thậm chí là phải cấy đầu catheter để tìm tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gây bệnh nào để dùng kháng sinh cho phù hợp. Mỗi một lần chạy thận nhân tạo mà bệnh nhân bị sốt, người chạy thận nhân tạo là phải hỏi bệnh nhân có mang catheter không, nếu bệnh nhân có mang catheter thì suy nghĩ đầu tiên thì đó là do nhiễm khuẩn catheter, rồi sau đó mới đến các fistule và những nguyên nhân khác.

Chính vì vậy nên rút catheter ra sớm, sau khi rút catheter thì phải cấy đầu để tìm ra tác nhân gây bệnh thì mới cho được phương pháp điều trị chính xác cho bệnh nhân. Nếu không tìm ra nguyên nhân, uống đại kháng sinh chưa chắc tìm ra đúng bệnh, chính vì vậy đó là nguyên nhân mà bạn cứ bị sốt dai dẳng. Nếu đã nhiễm trùng huyết rồi thì không phải lúc chạy thận mới sốt, mà lúc nào cũng có khả năng bị sốt. trường hợp của bạn sốt hơn 39 độ thì đã là sốt cao. Bạn hãy cố gắng chuyển qua lọc bằng bụng, hai là phải rút catheter và mổ Fistule ArterioVeinu (FAV) sớm nếu có ý định chạy thận lâu dài, bởi vì fistule từ lúc mổ cho tới lúc sử dụng được thì tối thiểu cũng mất tới 6 tuần. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị để tìm ra phương pháp nào tối ưu.

Chúc bạn vui khỏe.

thận hư
 
 

Chào bác sĩ, bố em năm nay 60 tuổi, đã mổ sỏi thận 3 lần, bố em bị sỏi cả 2 bên và kích thước viên sỏi mỗi lần mổ đều lớn trên 20mm nên đều mổ banh. Sau khi mổ thì vài tháng sau sỏi lại quay trở lại, bác sĩ có nói thận bố em bị giãn đài bể thận và chức ...
Nguyễn Mến, 30 tuổi

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức

Trưởng khoa Tiết niệu - Trung tâm Tiết niệu Thận học BVĐK Tâm Anh

Chào bạn,
Theo như câu hỏi của bạn thì chắc chắn là bố bạn bị tình trạng sự bài tiết, đào thải chất canxi trong nước tiểu của ông tăng cao, chính vì vậy mà ông bị tái phát sỏi liên tục. Như vậy, để phát hiện được những nguyên nhân cụ thể mà làm tăng đào thải canxi trong nước tiểu, nguyên nhân gây ra sỏi thận thì tốt nhất bạn nên đưa bố đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín như BVĐK Tâm Anh để các bác sĩ sẽ có các biện pháp đo lường để xem có sự rối loạn trong bài tiết các chất canxi trong nước tiểu hay không, để giúp ngăn ngừa các viên sỏi tái phát trong tương lai. Đôi khi không kiếm được nguyên nhân gì thì cần áp dụng các phương pháp để giúp viên sỏi chậm phát triển hơn bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày cần uống nước để lượng nước tiểu thải ra từ 1,5 lít và điều chỉnh lượng nước uống chp phù hợp.

Tuy nhiên trường hợp bố bạn sỏi đã tái phát rồi, nếu có điều trị thì nên dùng những phương pháp ít xâm lấn để ít làm tổn hại nhu mô thận để chức năng thận không suy giảm nữa. Nếu mà ông có sỏi thận tái phát nhiều lần mà còn bị suy thận nữa thì cách điều trị về sau càng phức tạp cho ông. Hiện nay thận của ông của đã suy yếu nên hạn chế ăn mặn, những món ăn có thể nêm nếm muối mắm nhưng khi ở trên bàn ăn thì không nên chấm thêm nữa, tránh nêm quá mặn, ngoài ra hạn chế ăn đạm. Y học hiện nay thì chưa có loại thuốc nào làm chậm quá trình hình thành các loại sỏi, ngoại trừ một số loại sỏi đặc biệt như axit uric do bệnh gút gây ra thì có thể dùng thuốc để làm tan được những viên sỏi axit uric nhỏ. Mong rằng câu trả lời sẽ giúp bạn nắm được thêm tình trạng của bố và biết cách chăm sóc, theo dõi sỏi thận sau này của bố em.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

88932 - BS Đức