Chào bạn!
Gan thận đa nang là bệnh lý thường gặp, có tính di duyền và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương án điều trị cho bệnh gan thận đa nang chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị giảm nhẹ. Việc bạn cần làm là kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của mình để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể đến BVĐK Tâm Anh để kiểm tra chính xác mức độ và giai đoạn bệnh cũng như cung cấp thông tin về yếu tố di truyền. Ttừ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ nhìn nhận đúng đắn tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị, lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Tôi tên Nguyễn Văn Hưởng sinh năm 1953, hiện thường trú 7/1 Bùi Thị Xuân P Phước Tiến TP Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa. Ngày 26/4/2021 tôi có khám tại BV Tâm Anh TP Hồ Chí Minh. BS điều trị PGS TS Vũ Lê Chuyên chẩn đoán: Tăng sản xuất tuyến tiền liệt (N40). Kết quả xét nghiệm : Định lượng PSA toàn phần ...
4ng/ml) thì cần theo dõi sát và có thể phải sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm tế bào ác tính.\nVới trường hợp của anh, tiền liệt tuyến khá lớn, PSA tăng cao, trên siêu âm phát hiện có vùng giảm âm... anh cần làm thêm sinh thiết tiền liệt tuyến. Hiện tại, tình trạng đi tiểu của anh tạm ổn và chưa đi tái khám được do dịch, anh có thể tiếp tục dùng thuốc như bác sĩ đã cho (Xatral, Avodart) và đi tái khám lại ngay khi có thể nhé. \nChúc anh khỏe mạnh!\nNếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.\r\nTrân trọng!"}" style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 10pt; font-family: Calibri, Arial;">Chào anh,
Tăng sản tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới độ tuổi trung niên trở lên, làm chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết bãi... nặng hơn có thể gây bí tiểu, nhiễm trùng tiết niệu, suy giảm chức năng thận… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi, hơn 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này.
Đối với bệnh nhân bị tăng sản tiền liệt tuyến thì cần phải tầm soát thêm nguy cơ ung thư thông qua xét nghiệm tầm soát là PSA. Nếu chỉ số tăng cao (>4ng/ml) thì cần theo dõi sát và có thể phải sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm tế bào ác tính.
Với trường hợp của anh, tiền liệt tuyến khá lớn, PSA tăng cao, trên siêu âm phát hiện có vùng giảm âm... anh cần làm thêm sinh thiết tiền liệt tuyến. Hiện tại, tình trạng đi tiểu của anh tạm ổn và chưa đi tái khám được do dịch, anh có thể tiếp tục dùng thuốc như bác sĩ đã cho (Xatral, Avodart) và đi tái khám lại ngay khi có thể nhé.
Chúc anh khỏe mạnh!
Thưa bác sĩ. Cách đây 4 năm, cháu có bị đau hai bên sống lưng, đi tiểu nhiều. Cháu có đi khám ở nhà thuốc tư nhân thì bác sĩ nói cháu bị suy nhược cơ thể và đã cho uống thuốc nhưng không suy giảm, vẫn bị đi tiểu như vậy. Đến năm ngoái cháu có đi khám, sau khi chụp X quang, nội ...
Chào bạn,
Để được chẩn đoán có suy thận hay không, bạn cần phải làm rất nhiều các xét nghiệm chuyên sâu về đánh giá chức năng thận, mức độ lọc của thận và đồng thời phải tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thì mới kết luận được. Triệu chứng đi tiểu nhiều không phải là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân suy thận. Nếu chỉ đơn giản là bạn có các triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu rắt thì có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác như sỏi tiết niệu hoặc bệnh về bàng quang, điển hình là bàng quang tăng hoạt.
Do vậy, bạn vẫn cần gặp các bác sĩ chuyên khoa Thận - tiết niệu để tiến hành các xét nghiệm và thăm dò chức năng, từ đó mới có thể kết luận cụ thể bạn mắc bệnh gì và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Trân trọng!
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 52 tuổi. Khoảng 2 năm nay tôi thỉnh thoảng bị đau nhẹ 2 bên lưng hông lúc thì đau bên trái, lúc thì đau bên phải, lúc thì đau 2 bên ( đau tức nhẹ ). Tôi đã đi khám nhiều nơi kể cả khám theo yêu cầu tại BV đại học Y Hà Nội. Các chẩn đoán, ...
Chào chú, Câu hỏi của chú khá dài và nhiều vấn đề nên tôi xin trả lời từng phần như sau:
Thứ nhất, theo như thông tin chú cung cấp về tình trạng đau lưng thì tôi cũng đánh giá đây chưa phải là vấn đề liên quan đến các bệnh về thận, suy thận lại càng không. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng và theo kinh nghiệm của chúng tôi cũng như các tài liệu y học thì hơn 90% là không liên quan gì đến thận - tiết niệu mà thường liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp, cột sống, dây thần kinh xuất phát từ cột sống gây ra. Nếu tình trạng đau này làm cho chú cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì chú nên đi khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp để biết chính xác tình trạng bệnh.
Thứ hai, tình trạng tiểu đêm gần đây của chú không phải là vấn đề gì của suy thận hay bệnh lý đường tiết niệu. Trước mắt, chú có thể điều chỉnh chế độ uống nước như không nên uống nước sau 8 giờ tối và hạn chế sử dụng chất gây kích thích, khó ngủ vào ban đêm. Đa phần những trường hợp này là do bị rối loạn giấc ngủ khiến giấc ngủ không sâu.
Thứ ba, vấn đề mệt mỏi, làm việc ra mồ hôi và nhu cầu sinh lý giảm sút, rối loạn giấc ngủ ở tuổi 52 có thể là do tình trạng suy giảm hormone sinh dục nam testosterone. Chú có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ testosterone trong máu có đạt yêu cầu hay không, nếu bị suy giảm thì có thể áp dụng 1 số biện pháp để cải thiện. Thứ tư, để đo kích thước tuyến tiền liệt chính xác thì phải siêu âm qua ngã trực tràng, còn siêu âm qua ngã bụng thì có thể bị sai số khoảng 20%. Cho dù 35 gram là số đo chính xác nhưng ở độ tuổi của chú thì cũng chưa thể kết luận do phì đại tuyến tiền liệt. Chúc chú nhiều sức khỏe.
Chào bác sĩ,
Em thỉnh thoảng hay tức ngực, khó thở vào nửa đêm. Đôi lúc, người hay mệt, khó thở, ăn uống không được. Đi khám tổng quát tất cả đều bình thường và cứ mỗi lần vậy, lặp lại tình trạng trên. Xin hỏi bác sĩ, tình trạng trên của em là bệnh gì. Mong bác sĩ giải đáp tư vấn và ...
Con em năm nay 5 tuổi. Cháu bị hẹp khúc nối bể thận trái từ lúc còn trong bụng mẹ. Con đã mổ lúc được 11 tháng tuổi, mổ xong thì từ ứ nước độ 4 xuống còn độ 2. Cứ 3 - 6 tháng là lại đi siêu âm thôi, bác sĩ không bắt xét nghiệm máu gì cả. Gần đây con em ...
Em chào bác sĩ ạ. Em bị sỏi thận 2 bên, mới tán sỏi nhưng vẫn còn. Sau sinh e thấy mình đi tiểu đêm nhiều hơn, gần đây tiểu đêm 2 lần, ngày thì quá nhiều lần. Nước tiểu đêm của e có màu vàng sẫm và đi tiểu nhiều vậy là triệu chứng của bệnh gì ạ? Ban ngày uống nhiều nước ...
Chào bác sỹ.
Em năm nay 30 tuổi. Hiện giờ tình trạng ù tai cứ kéo dài triền miên cũng ngót được 1 năm, có cảm giác không lúc nào thấy đỡ. Em bị từ lúc do quá căng thẳng. Em đã đi chụp CT và MRI nhưng không thấy có gì bất thường.
Em rất lo lắng xin bác sỹ cho lời khuyên.
Tôi bị bệnh bẩm sinh về thận từ nhỏ nang thận, do siêu âm bụng phát hiện, trong thận có 4 nang thận nhỏ li ti. Tôi xin hỏi bác sĩ phương pháp điều trị và cách khắc phục, hạn chế ăn uống những gì đừng để ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh thận sau này? Tôi đã lớn tuổi và khám kiểm ...
Chào chú,
Khoảng 60 - 70% các trường hợp nang thận đều có thể chung sống hòa bình và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp nang thận tăng kích thước, nhiễm khuẩn nang, xuất huyết nang hoặc phát hiện bất thường nghi ngờ tiến triển thành ác tính thì mới cần can thiệp phẫu thuật.
Về chế độ ăn của người bị thận đa nang thì không có lưu ý gì đặc biệt nào, chỉ cần ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn mặn để tránh làm trầm trọng hơn bệnh lý cao huyết áp, suy thận do biến chứng của nang thận (nếu có).
Chú có thể đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào có chuyên khoa Tiết niệu vì nang thận là vấn đề thông thường trong tiết niệu nhưng nếu có điều kiện, chú nên đến BVĐK Tâm Anh để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá chính xác hơn với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.
Chúc chú nhiều sức khỏe.
Chào bác sĩ, mẹ cháu năm nay 64 tuổi, thỉnh thoảng bị tiểu gắt, buốt và đi nhiều lần, không có máu, nặng bụng dưới, mẹ cháu mua thuốc ở tiệm thuốc tây uống 3-5 ngày là khỏi. Đợt rồi mẹ cháu bị lại, do dịch nên không dám đi bệnh viện, uống thuốc ở tiệm thuốc tây 10 ngày không khỏi, sau đó ...
Chào bạn!
Đường huyết lúc đói 7,4 là có đái tháo đường rồi. Người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Vì vậy, mẹ của bạn cần điều trị ổn đường huyết. Phải dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường niệu dài ngày có thể do:
- Dùng liều chưa đủ
- Thời gian chưa đủ đã ngưng, dẫn tới việc bị tái phát và phải dùng lại hay phải chuyển kháng sinh khác.
- Thuốc kháng sinh “chưa hạp”, chưa diệt được chủng vi khuẩn này.
Bướu giáp có thể chỉ là bướu lành, không cần điều trị. Nếu cẩn thận, bạn nên đưa mẹ đi khám tổng quát. Riêng về Tiết niệu nên khám ở bệnh viện có khoa Tiết Niệu với đầy đủ bác sĩ có trình độ và phương tiện chẩn đoán.
Ngoài ra, ăn uống kiêng khem quá cũng không phải là tốt. Vì cơ thể không đủ chất để duy trì sức khỏe và chống đỡ bệnh tật. Quan trọng là ăn đủ chất, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm và điều độ.
Nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại còn có thể do sỏi, “bất thường của đường tiết niệu” (về cấu trúc), trào ngược bàng quang niệu quản,…cần chụp phim, siêu âm bụng... để phát hiện. Chúc mẹ của bạn nhiều sức khỏe!
Chào bác sĩ.
Tôi bị u thận trái, đã phẫu thuật cắt thận vào tháng 10/2019(KT: # 35mm), sau phẫu thuật không dùng thuốc hay phương pháp điều trị gì. Tái khám theo dõi 6 tháng một lần, lần tái khám gần nhất các kết quả tương đối tốt, không phát hiện tái phát và các chỉ số đều bình thường, chỉ có ...
Chào anh,
Như chúng ta đã biết cơ thể sinh ra có 2 trái thận, nó hỗ trợ lẫn nhau để lọc hết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất. Đương nhiên khi mất đi 1 trái thận, thì ít nhiều gì chức năng thận ở toàn trên cơ thể cũng ảnh hưởng, chứ không thể nào bằng khi 2 trái thận cùng hoạt động. Một số trường hợp 1 trái thận còn lại sẽ tăng cường hoạt động để đảm bảo độ lọc được càng cao, càng hiệu quả càng tốt cho cơ thể chúng ta. Hiện nay đối với anh thì trái thận còn lại hoạt động khoảng 73ml/phút ở độ tuổi 43 thì tuy chưa được xếp vào mức suy thận, nhưng cần hết sức cân nhắc và có chế độ theo dõi định kỳ và thích hợp, vì trong tương lai khoảng 1-2 năm nữa khả năng độ lọc cầu thận sẽ giảm dần theo năm tháng vì hiện nay cũng không ở mức cao lý tưởng có thể yên tâm được.
Chính vì vậy, y học hiện nay với những bướu nhỏ có khuynh hướng chỉ cắt bỏ bướu và giữ lại thận càng nhiều thì chức năng thận càng ít ảnh hưởng trong tương lai. Anh nên nghiêm túc theo dõi trong 6 tháng/lần để đánh giá chức năng thận định kỳ. Anh phải có chế độ ăn hạn chế chất mặn, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên lưu ý với bác sĩ là anh chỉ có 1 trái thận để cân nhắc các loại thuốc nếu có gây độc cho thận thì hạn chế. Bệnh này hiếm tái phát, bướu của anh 35mm khi mổ thì chỉ mới ở giai đoạn 1 của bướu thận (hay còn gọi là ung thư tế bào thận) mức độ tái phát nếu có chỉ 5%, mà khi tái phát thì có thể ở vị trí vùng thận đã cắt rồi, tế bào ung thư có thể tái phát lại hoặc di căn xa nơi khác, thậm chí là qua trái thận còn lại nhưng rất hiếm, nên vấn đề này anh đừng quá lo lắng. Vấn đề quan trọng cần lo lắng là vấn đề chức năng thận trong tương lai.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Tôi bị tiểu đêm 2-3 lần, ban ngày cũng tiểu nhiều lần, nước tiểu màu vàng nhạt lúc sáng ngủ dậy, lúc ban ngày thì nước trắng trong, luôn cảm thấy khát nước, môi bị khô.
Chào anh,
Vấn đề rối loạn đường tiểu của anh có thể do rối loạn hoạt động của bàng quang gây ra. Như chúng ta đã biết, ban ngày ít nhất mỗi một lần đi tiểu ít nhất cách nhau 2-3 tiếng, ban đêm tối đa đi tiểu khoảng một lần ở lứa tuổi của anh, nếu bị nhiều hơn như vậy chắc chắn là có những rối loạn, thường gặp nhất là do hoạt động của bàng quang kích thích gây tăng hoạt động. Ngoài ra, có một số nguyên nhân gây ra rối loạn đi tiểu là do bệnh lý của tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản...
Để có thể điều trị thật chính xác, hiệu quả, anh có thể đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở có chuyên khoa Tiết niệu như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để các bác sĩ làm một số xét nghiệm chẩn đoán, thăm dò chức năng của bàng quang. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với anh.
Vấn đề khát nước và môi khô có rất nhiều nguyên nhân gây ra chuyện này, đôi khi chúng ta có thể thấy một số rối loạn về nội tiết hay các bệnh về nội khoa gây ra. Trước tiên, anh có thể xem lại chế độ uống nước của mình phù hợp chưa, mỗi ngày phải uống khoảng ít nhất là 1, -2 lít nước và có làm việc ở môi trường lạnh hay mất sức, mất nước hay không để điều chỉnh cho phù hợp thói quen, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trước. Nếu tình trạng vẫn diễn tiến như vậy, anh nên đến khoa Nội tổng quát và khoa Nội tiết để kiểm tra lại vấn đề môi khô, khát nước.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ, liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!
Tôi bị thận mãn tín hbẩm sinh đa nang, hiện nay siêu âm phát hiện 3 nang thận, vậy xin sĩ cho biết cách điều trị, cách bồi dưỡng ăn uống cho tốt thận, đừng phát triển mọc thêm nang thận, thận không chứa nước. Xin cảm ơn.
Chào chú,
Khoảng 60 - 70% các trường hợp nang thận đều có thể chung sống hòa bình và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp nang thận tăng kích thước, nhiễm khuẩn nang, xuất huyết nang hoặc phát hiện bất thường nghi ngờ tiến triển thành ác tính thì mới cần can thiệp phẫu thuật.
Về chế độ ăn của người bị thận đa nang thì không có lưu ý gì đặc biệt nào, chỉ cần ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn mặn để tránh làm trầm trọng hơn bệnh lý cao huyết áp, suy thận do biến chứng của nang thận (nếu có). Chú có thể đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào có chuyên khoa Tiết niệu vì nang thận là vấn đề thông thường trong tiết niệu nhưng nếu có điều kiện, chú nên đến BVĐK Tâm Anh để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá chính xác hơn với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. Chúc chú nhiều sức khỏe.
Tôi bị tiểu đêm nhiều lần, nhìn thấy nước muốn đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị bệnh thận?
Chào bà,
Vấn đề tiểu đêm ở người 76 tuổi có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân góp phần gây tiểu đêm ở người lớn tuổi là rối loạn giấc ngủ, thậm chí có những vấn đề về rối loạn tâm lý, rối loạn trầm cảm, lo lắng... Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm hoặc do hệ thống cơ bàng quang hoạt động không ổn định, bị kích thích nhiều vào ban đêm.
Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống chưa phù hợp, chiều tối ăn nhiều canh, uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây ra việc đi tiểu đêm. Tóm lại vấn đề của bà có thể do nhiêu nguyên nhân nên để xác định lại được nguyên nhân cụ thể, chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả, chúng tôi khuyên bà nên đến khoa Tiết niệu của bệnh viện thăm khám để bác sĩ phát hiện ra được nguyên nhân của bà và điều trị thích hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bà và gia đình có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!