Chào bạn!
Nếu bạn đã được xác định nguyên nhân suy thận do tăng huyết áp, việc quan trọng giờ và phải ổn định huyết áp. Điều trị bao gồm 2 biện pháp gồm dùng thuốc và không dùng thuốc.
Nếu không dùng thuốc, bạn cần lưu ý:
- Ăn lạt, lượng muối hàng ngày chỉ vào khoảng 2-3 gram (tương đương muỗng ăn yaourt) và nhớ là trong thực phẩm đã có sẵn muối, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Suy thận mạn giai đoạn 3, cơ bản bạn vẫn ăn được thịt cá với lượng như người bình thường nhưng nên bỏ da, ruột. Trứng nên ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ.
- Lượng nước nhập hàng ngày = 500 ml+ lượng nước tương đương lượng nước tiểu trong 24h vừa qua + lương nước mất kg xác định (mồ hôi, chiếm khoảng 200-300 ml nếu trời không quá nóng + ói nếu có), bao gồm cả nước uống, canh, nước phở/hủ tíu (nếu có dùng).
- Vận động vừa phải, không gắng sức quá, nhưng cũng không vì bệnh mà lại không dám vận động. Nếu có quá cân nặng, nên đưa cân nặng về mức cho phép BMI khoảng 21-23 (cân nặng/bình phương của chiều cao).
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá.
Dùng thuốc: các bác sĩ sẽ cho thuốc hạ huyết áp, tuỳ mức độ mà cho bao nhiêu loại, bao nhiêu viên. Mặt khác, do bạn được chẩn đoán viêm cầu thận mạn. Tôi không biết bạn có kèm “tiểu đạm” không. Nếu có, bác sĩ sẽ chọn loại thuốc vừa có tác dụng hạ HA, vừa giảm đạm niệu, ổn định chức năng thận cho bạn
Bạn cần khám định kỳ, uống thuốc đều. Bác sĩ sẽ cho bạn uống thêm các loại thuốc khác như hạ mỡ máu (nếu có), bổ xung sắt, canxi.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Chào bạn!
Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Đây là một bệnh lý rất phổ biến và có thể tái phát lại nhiều lần trong thời gian dài, với triệu chứng: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu, đau bụng dưới, sốt... Bệnh thường xảy ra ở nữ giới, với hơn 50%, ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang.
Nguyên nhân viêm bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua ngả niệu đạo. Ở nữ giới, do cấu tạo của đường tiểu dưới, niệu đạo ngắn (3-5cm so với nam giới khoảng 20cm) và nằm sát với âm đạo và tầng sinh môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập được vào bàng quang. Ngoài ra, cũng có thể bị viêm từ thận lan xuống, viêm từ máu do du khuẩn huyết.
Điều trị viêm bàng quang, kháng sinh là lựa chọn đầu tiên, kèm với các thuốc làm giảm triệu chứng. Kèm với đó người bệnh phải duy trì uống đủ nước, từ 2,5 – 3 lít nước một ngày.
Tốt nhất bạn đưa em tới bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám, cho làm thêm các xét nghiệm như tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu làm kháng đồ từ đó mới biết được vi khuẩn nào đang gây bệnh và nhạy với kháng sinh nào và lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp. Chúc em của bạn mau khỏe!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Thưa bác sĩ,
Em đi khám sàng lọc tiêm vacxin hồi tháng 5 thì bác sĩ bảo em bị huyết áp cao. Đến tháng 9 em đi khám lại vẫn huyêt áp 160/90.
Vừa qua em đi khám ở bệnh viện TW Thái Nguyên bác sĩ xét nghiệm máu, nước tiểu bảo em bị suy thận độ 2 ( Creatinin: 300 - ...
Chào bạn,
Bạn không cho biết tuổi, cân nặng nhưng trị số creatinine 300 là bạn suy thận qua mức độ 3 rồi.
Chế độ ăn cho người bệnh Suy thận có tăng huyết áp, tăng acid uric khá nhiều việc cần lưu ý. Vài hướng dẫn cho bạn gồm:
- Ăn nhạt, lượng muối hàng ngày chỉ vào khoảng 2-3g (tương đương muỗng ăn yaourt) và nhớ là trong thực phẩm đã có sẵn muối rồi, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Suy thận mạn giai đoạn 3 về cơ bản vẫn ăn được thịt cá với lượng như người bình thường, nhưng nên bỏ da, ruột. Trứng nên ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ,
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá nếu có hút.
- Acid uric 600 nếu không kèm cơn gút thì không cần dùng Febuxostat (có kèm gút hoặc trên 800 mới dùng). Bạn không nên uống rượu vang đỏ, hạn chế ăn “thịt đỏ” như thịt bò, hải sản do làm tăng acid uric.
Huyết áp cần đưa xuống mức khoảng 120-130/80 mmHg. Huyết áp ổn định trong mức đó mới giúp bảo tồn được thận của bạn không bị suy thêm và hạn chế ảnh hưởng tới cơ quan khác như: tim, não, mắt…Thuốc hạ áp với người có huyết áp 160/90 cần dùng ít nhất 2 loại thuốc. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê toa.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Chào anh!
Theo như anh chia sẻ, tôi thấy đây là triệu chứng nang đơn độc. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cần đánh giá tình trạng nang thận thông qua kết quả chụp phim cắt lớp cắt lớp vi tính CT. Nếu nang xuất hiện tình trạng xơ hóa ở thành hoặc có nguy cơ bị vỡ hay chảy máu, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Vì kích thước nang thận của bạn đã to, bác sĩ sẽ cần can thiệp phẫu thuật. Thông qua kết quả phim chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ xác định vị trí nang, từ đó lên phương án tiếp cận nang thận.
Với trường hợp của anh, ở bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp phẫu thuật an toàn, triệt để, thời gian phục hồi của người bệnh cũng rất nhanh. Chúc anh mau bình phục!
Trân trọng!
Chào anh!
Theo như anh chia sẻ, trường hợp của anh được chẩn đoán là vôi thận. Đây là triệu chứng tiền đề của bệnh sỏi thận. Trường hợp của anh cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để lên phác đồ điều trị thích hợp. Phác đồ điều trị cho trường hợp này sẽ chủ yếu dự phòng vấn đề vôi thận, cặn thận có nguy cơ chuyển hóa thành sỏi. Ngoài ra, anh cũng cần lưu ý chế độ ăn uống của mình như uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh… Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng đào thải cặn thận ra ngoài, tránh hiện tượng hình thành sỏi trong đường tiết niệu.
Trân trọng!
Chào bác sĩ. Năm nay em 26 tuổi, nam. Em bị sỏi thận lâu rồi, khoảng 7-8 năm. Kích thước sỏi hiện giờ của em là 6-7mm, không thay đổi là bao so với lúc mới bị. Thế nhưng, em chủ quan không chữa trị dứt điểm để bây giờ tình trạng xấu hơn là hay đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu ít ...
Chào em,
Em bị sỏi thận hơn 7 năm, đã từng đau mỏi lưng và tiểu đục, đi tiểu nhiều, số lượng ít, khả năng em đã bị biến chứng của sỏi thận làm viêm đường tiết niệu và suy giảm chức năng thận. Gần đây hay đỏ mặt và nóng trong người, khả năng em bị cao huyết áp, nguyên nhân do thận hoặc huyết áp cao vô căn nguyên.
Em cần đi khám chuyên khoa niệu và tim mạch để đánh giá chính xác mức độ bệnh lý của sỏi thận, viêm thận, viêm đường tiết niệu (viêm thận bể thận). Đây là nguyên nhân dẫn đến suy thận và cao huyết áp ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe hiện tại và lâu dài của bạn.
Trân trọng!