Chụp CT nhiều lần có ảnh hưởng đến sức khỏe? (Yến Châu, 33 tuổi, TP HCM)
Trả lời:
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng bức xạ tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể, giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán bệnh.
Phương pháp này được dùng để khảo sát toàn thân hoặc các bộ phận trên cơ thể như não bộ, ngực, bụng, cột sống... Trường hợp trẻ em ngã đập đầu xuống sàn đến lần thứ hai như con của chị có nhiều nguy cơ như chảy máu, tụ máu não, bầm tím, xấu hơn có thể chấn thương sọ não. Gia đình nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT vùng đầu để xác định vị trí, kích thước, đặc điểm của các tình trạng bệnh liên quan như chảy máu, chấn thương...
Hiện, không có quy định khoảng cách giữa hai lần chụp CT cụ thể. Bác sĩ chỉ định thực hiện tùy thuộc vào mức độ của tổn thương, thể trạng của người bệnh. Trẻ em đang độ tuổi phát triển, hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nên nhiều phụ huynh lo sợ tia bức xạ ion (tia xạ) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế liều lượng tia xạ được sử dụng rất thấp và kiểm soát chặt chẽ nên không làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Một số trường hợp chụp CT đầu có tiêm thuốc cản quang, trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp và ở bệnh viện luôn có các biện pháp hỗ trợ. Sau khi chụp, trẻ cần ở lại để theo dõi và can thiệp kịp thời nếu có triệu chứng bất thường. Trong quá trình chụp, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên điều chỉnh và kiểm soát lượng bức xạ ở mức thấp nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Một trong những lý do khiến phụ huynh băn khoăn khi cho trẻ chụp CT là thời gian lâu khiến bé khó chịu, sợ hãi. Hiện, những dòng máy thế hệ mới đã rút ngắn thời gian chụp nhưng vẫn cho kết quả đặc hiệu cao. Chẳng hạn hệ thống máy CT 1975 lát cắt có tốc độ chụp chỉ 0,23 giây, an toàn cho trẻ, không cần gây mê, giúp phát hiện được nhiều loại tổn thương khác nhau, từ đó giảm số lượng tia xạ. Máy này sử dụng trí tuệ nhân tạo True Fidelity trong xử lý hình ảnh giúp giảm liều xạ đến 96%, tức chỉ sử dụng 4% liều xạ.
Ngoài theo dõi bệnh, chị cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé thường xuyên ngã để có hướng khắc phục. Nếu bé ngã do nghịch ngợm, chơi rượt đuổi chị cần nhắc nhở, do mặt sàn trơn cần khắc phục thay sàn, cho trẻ mang dép chống trượt.
BS.CKII Dương Anh Dũng
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |