Hà NộiNgày nằm trên giường bệnh, bạn đến thăm, Nguyễn Huy Thiệp đọc thơ thay lời chào: "Khi mê bùn chỉ là bùn/ Ngộ ra mới biết trong bùn có sen".
Sau "Vong bướm", một thể nghiệm với chèo cổ, đã hơn 2 năm Nguyễn Huy Thiệp không xuất hiện trên văn đàn. Ông quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65.
Ngày 23/1, ông "Tướng về hưu" của văn đàn Việt Nam sẽ bay sang Italy để nhận giải Premio Nonino. Đây là giải thưởng văn học từng tôn vinh những cây bút nổi tiếng thế giới như Jorge Amado, Claude Levi-Strauss và V.S. Naipaul.
Sau 15 năm thôi đời công chức để rảnh rang làm một nhà văn tự do, Nguyễn Huy Thiệp vừa đệ đơn lên Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội xin phục hồi chế độ cho khoảng thời gian gần 22 năm ông phục vụ trong các cơ quan nhà nước.
Lễ vinh danh tác giả “Tướng về hưu” sẽ diễn ra vào 9/7 tại Tòa đại sứ Pháp. Đây là sự ghi nhận của chính phủ Pháp cho những đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đối với hoạt động quảng bá văn hóa trong khuôn khổ khối Pháp ngữ.
Sau “Tiểu long nữ”, Nguyễn Huy Thiệp vừa xuất bản “Gạ tình lấy điểm” - những cuốn sách tự ông gọi là tiểu thuyết ba xu. Qua gần 20 năm ngự ở đỉnh cao, tác giả truyện ngắn kỳ cựu này đang chấm ngòi bút của mình vào lọ mực dốc ngược. Dưới đây là nhận xét của đồng nghiệp về sự chuyển hướng của nhà văn.
Mới đây, cây bút gạo cội này lại xuất xưởng tiểu thuyết "Gạ tình lấy điểm". Các bạn đọc trung thành của ông gần như điên lên, không hiểu vì sao nhà văn lại viết những tác phẩm dễ dãi và nhảm nhí như vậy. Còn Nguyễn Huy Thiệp thì nói thẳng, ông viết đơn giản vì... tiền.
"Tiểu long nữ" là một cuốn tiểu thuyết thời sự. Nó được viết ra từ một chuyện nhảm nhí và tôi nghĩ cũng không phải khó khăn gì mấy. Thực ra ý nghĩa của nó cũng chỉ là để mua vui và kiếm tiền", tác giả "Tướng về hưu" thẳng thắn nói về cuốn tiểu thuyết mới xuất bản của mình.
Là con trai của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, họa sĩ Nguyễn Phan Bách đang tiếp nối giấc mơ hội họa còn dang dở của cha bằng triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên "Vô diện", diễn ra từ 8 đến 26/8 tại gallery 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội). Anh tâm sự mình không hề bị chi phối bởi danh tiếng của bố, dù chính ông đã “đăng đàn” nói về triển lãm của con trai mình.
"Sống chứ đừng viết vội! Ông Nguyễn Công Hoan ngày xưa có nói về một người rất muốn bơi, nhưng cứ đứng trên bờ loay hoay thì làm sao mà bơi được. Hãy nhảy ùm xuống nước mà khua khoắng lên. Viết văn và mọi công việc ở đời cũng vậy thôi", tác giả 'Tướng về hưu' tâm sự.
Sau hơn chục năm nung nấu ý đồ viết tiểu thuyết và đều bị đứt gánh giữa đường, gần đây Nguyễn Huy Thiệp đã tung ra cuốn tiểu thuyết đầu tay gây sốc "Tuổi 20 yêu dấu". Ông đã thoả mãn tâm nguyện lang thang trên mọi lãnh địa truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, điện ảnh, viết phê bình, tiểu luận, tạp bút...
"Tôi cũng là một người dao động, thiếu tự tin. Tuy nhiên, tôi vẫn hiểu được những giá trị văn minh VN, và chẳng bao giờ văng đi khỏi cái gốc của mình. Tôi có thể bồ bịch lăng nhăng nhưng không bỏ vợ, hoặc tôi có thể làm nghề này nghề khác, nhưng viết văn vẫn là trục chính", nhà văn tâm sự.
Gương mặt "nhàu" như bị giời đày qua mọi buồn vui khổ hạnh của kiếp người. Giọng nói trầm ấm và những câu chuyện giản dị. Dáng ngồi cô đơn, giống như một ông phó cối ấy lại là một nhà văn danh tiếng. Nguyễn Huy Thiệp vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên "Tuổi 20 yêu dấu".
"Người nghệ sĩ mà thỏa hiệp là thất bại hoàn toàn. Viết cho hay không hề đơn giản. Mà viết làm sao để người ta muốn đọc còn khó hơn rất nhiều", nhà văn tài hoa này tâm sự như vậy về nghiệp văn chương của mình.
Ông là người có khả năng cuốn hút. Ông thể hiện sự sâu sắc, quyết đoán và ngay thẳng trong khi đối thoại. Đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, khắc khổ của người trải đời là một tâm hồn nhạy cảm.
Tác giả tuyển tập “Như những ngọn gió” cùng nhà văn Ahmadou Kourouma (Pháp) và Jean - Wouters (Bỉ) sẽ có cuộc gặp gỡ tại Văn Miếu vào 18h ngày 21/3. Họ đều có một lối văn hấp dẫn được dệt nên từ những trò chơi và tục ngữ, phép ngoa dụ...
"Tình yêu làm người ta mơ mộng và nổi hứng sáng tạo. Tôi từng và đã làm được một lô lốc các thứ: truyện, tranh, gốm. Sau, cũng thấy tất cả là vô nghĩa. May mà vợ tôi hiền lành, lương thiện và chịu hy sinh", nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tâm sự.
Đó là tên cuốn sách tập hợp 54 bài tranh luận với những lời khen chê về các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.