Tối qua, tại phòng trà ATB (TP HCM), trong chương trình kỷ niệm 35 năm ca hát, Ánh Tuyết đã kể về cuộc đời làm nghệ thuật của mình một cách giản đơn, hồn nhiên như chính phong cách sống của chị.
Thay vì ra rạp lớn, liveshow "Sống và hát" kỷ niệm 35 năm ca hát của Ánh Tuyết chỉ diễn ra tại phòng trà ATB với kinh phí 400 triệu đồng. Không có khách mời, khán giả sẽ thưởng thức trọn vẹn giọng ca của "chủ xị" trong 18 bài hát.
"Cái được lâu nay của tôi là tình cảm của khán giả, của đồng nghiệp, của những người thày đã tin tưởng mình. Còn cái mất là sức khoẻ và ít thời gian để chăm sóc gia đình riêng của mình", ca sĩ Ánh Tuyết tâm sự với độc giả VnExpress.
Ba mươi lăm năm đi hát, dù khoảnh khắc được vinh danh hay lúc hết tiền, đói rã ruột, Ánh Tuyết ít khi tắt nụ cười. Với chị "cuộc đời tròn trịa quá mất vui". Giọng ca gắn liền những ca khúc của Văn Cao và dòng nhạc tiền chiến này sẽ trò chuyện cùng độc giả VnExpress vào 14h30 ngày 8/12.
Sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng với thị trường băng đĩa, bà chủ phòng trà ATB sẽ tung ra một lúc 3 CD nhạc vào cuối tháng 12. Đây chính là những ấp ủ từ rất lâu của ca sĩ Ánh Tuyết với dòng nhạc tiền chiến, nay mới có dịp thực hiện nhân kỷ niệm 35 năm đi hát.
Ca sĩ nổi tiếng, bà chủ của phòng trà ATB tiết lộ với VnExpress rằng, niềm vui và âu lo luôn song hành trong suốt 36 năm đi hát của chị như cặp bài trùng, và chúng "tuân thủ" khá chặt quy luật bù trừ.
"Đừng nên để việc trao tặng danh hiệu là một sự an ủi, ghi nhớ công lao. Được công nhận đúng lúc, nghệ sĩ sẽ có thêm động lực để cống hiến. Khi đó, danh hiệu có ý nghĩa hơn", ca sĩ Ánh Tuyết nói khi biết mình cũng nằm trong diện xét phong tặng danh hiệu NSND - NSƯT.
Qua ba đêm nhạc nhân 10 năm ngày mất Văn Cao tại phòng trà ATB, những người yêu mến âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa đã phải ngầm cảm ơn ca sĩ Ánh Tuyết, vì chị đã tặng họ bữa tiệc ca từ, giai điệu thịnh soạn, ý nghĩa.
Ba đêm 8-9-10/7 tới, kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao, nữ ca sĩ Ánh Tuyết sẽ tổ chức chương trình ca nhạc tại Phòng trà ATB 234 Lý Tự Trọng, TP HCM. Chị không giấu nổi niềm xúc động khi nhớ về người nhạc sĩ tài hoa này.
"Dòng tân nhạc có số sống lâu, cho đến giờ này vẫn trường tồn trong lòng công chúng yêu nhạc. Chỉ đáng buồn khi hiện nay người ta cứ ngộ nhận dòng nhạc này đã già, đã chết, bị lãng quên", Ánh Tuyết tâm sự về con đường đã qua và những dự định cho chương trình kỷ niệm 30 năm ca hát của chị.
Những ngày gần đây, nhiều người yêu nhạc cảm thấy rất bất ngờ và tiếc nuối trước thông tin Ánh Tuyết sẽ giải thể ATB. Nhưng mới đây, ca sĩ Ánh Tuyết lại khẳng định: ATB không thể giải thể.
Giờ đây, tôi không còn đủ sức để chèo chống với Ánh Tuyết band bởi những cố gắng của tôi cùng ban nhạc dường như không được ghi nhận. Dòng nhạc tiền chiến mà tôi theo đuổi cùng ATB cũng giống như đồ cổ cần được gìn giữ, nhưng ngược lại, chúng tôi đang chết dần vì không được quan tâm đúng mực.
"Tôi hát nhạc Văn Cao phù hợp hơn cả. Hơn nữa tôi cũng muốn nhắc cho mọi người nhớ lại hồn âm nhạc VN. Nhạc thị trường chỉ là món ăn nhất thời mà thôi", ca sĩ Ánh Tuyết nói về thành công đạt được trong quãng đời làm nghệ thuật của chị.
Ánh Tuyết nhớ lại: “Năm 1993, lần đầu tiên biểu diễn trên sân khấu Trống Đồng, tôi đã bị một nhóm khán giả trẻ đuổi xuống sân khấu. Dù rất buồn nhưng bản lĩnh một người nghệ sĩ không cho phép bỏ cuộc, vì vậy tôi vẫn thể hiện tiếp bài hát của mình nhưng mắt cay xè vì nhòa lệ”.
Tính cách của tôi chẳng giống ai: nhút nhát, hiền lành nhưng lại thẳng thắn, không thích bon chen nhưng lại mê ca hát đến cực đoan, dịu dàng nhưng lại dễ nổi giận. Có lẽ vì những tính cách trái ngược như thế mà ứng xử với đời không mấy khéo, làm cho quãng đường ca hát của tôi trở nên chông gai, trắc trở.
"Công việc bộn bề cùng áp lực dồn dập khiến tôi mệt mỏi rã rời, nhiều lúc muốn bỏ hết để làm tròn nghĩa vụ một người vợ, người mẹ. Nhưng tôi đã lỡ đam mê, lỡ kéo anh em ban nhạc ATB đi theo thì phải chèo chống đến cùng, dù biết con đường âm nhạc đầy chông gai và bất trắc", chị tâm sự.
Trên sân khấu, ca sĩ này chỉ xuất hiện trong chiếc áo dài nhưng luôn tạo được thiện cảm cho khán giả. Chị tâm sự, khi mặc trang phục truyền thống, chị thấy mình đẹp và quyến rũ hơn.
Chị sẽ xuất hiện trong đêm nhạc tưởng nhớ Văn Cao, tổ chức vào 22-24/8 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng có mặt trong chương trình trong vai trò là người đệm đàn cho Ánh Tuyết.
Mới tuần trước, chị còn đang bay bổng trong đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn tại Hà Nội, giờ đã thấy “điều binh khiển tướng" ở trung tâm văn hóa Long Phụng để chuẩn bị cho sân khấu ATB hoạt động trở lại vào dịp Tết Quý Mùi.
Ngày 13-15/12, người Hà Nội lại được đắm mình trong những dòng âm thanh của 2 nhạc sĩ đã đi xa nhưng dấu ấn còn mãi để lại. Chương trình có sự tham gia của Ánh Tuyết, một tri âm của Văn Cao từ 10 năm nay; Hồng Nhung, "người thân" với Trịnh Công Sơn đến mức không biết phải gọi là gì.