Chủ nhật, 26/1/2025
Thứ tư, 21/6/2017, 10:00 (GMT+7)

5 sản vật nức tiếng làm từ hạt gạo

Từ những hạt gạo trắng ngần, người dân Việt Nam có thể tạo ra nhiều loại bánh ngon với đủ màu sắc, hương vị khác nhau.

Bánh chưng làng Dòng

Làng Dòng, Phú Thọ có lịch sử lâu đời làm bánh chưng. Bánh nơi đây nổi tiếng nhờ hương thơm đặc trưng của gạo nếp hảo hạng, nhân đậu thịt đậm đà và màu xanh đẹp mắt của lá dong.

Gạo làm bánh là nếp cái hoa vàng hảo hạng, chọn mua từ những cơ sở được Phòng Nông nghiệp huyện Lâm Thao chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nguyên liệu khác như thịt lợn, đỗ xanh, lá dong, gia vị cũng được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào chế biến.

Để đảm bảo vệ sinh, người làm bánh sử dụng gang tay, tạp dề, chà rửa dụng cụ thật kỹ. Sản phẩm đều có nhãn mác ghi rõ thành phần, nơi sản xuất, hạn sử dụng.

polyad

Chiếc bánh chưng làng Dòng ngon nhờ gạo và bí quyết gói, luộc truyền thống của làng Dòng. Ảnh: Bizmedia.

Bánh cáy làng Nguyễn

Đến làng Nguyễn, thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, bạn có cơ hội thưởng thức bánh cáy thơm ngon làm từ những sản vậy quê hương. Bánh cáy không làm từ con cáy như nhiều người vẫn tưởng mà được tạo ra từ gạo nếp, lạc, vừng, gấc, mỡ lợn, vỏ quýt…

Những nguyên liệu này đều được thu mua từ những cơ sở uy tín trong vùng. Hầu hết khâu phối trộn đều sử dụng máy móc nhằm tiết kiệm sức lao động, thời gian. Sau mỗi lần sử dụng, máy sẽ vệ sinh sạch sẽ, để nơi khô ráo. Bánh thành phẩm đựng trong túi thực phẩm và hộp giấy có đầy đủ nhãn mác, thông tin cần thiết.

Quy trình sản xuất bánh cáy làng Nguyễn:

5 sản vật nức tiếng làm từ 'hạt ngọc trời'
 
 

Bánh đa Kế

Những chiếc bánh đa giòn rụm, phủ đầy vừng lạc là thức quà vặt không thể thiếu của bao thế hệ người Việt. Tại phường Dĩnh Kế, tỉnh Bắc Giang, người dân nơi đây làm bánh đa quanh năm và nức tiếng gần xa bởi bánh giòn, thơm, ngon. 

Bột làm bánh là loại gạo ngon của Bắc Ninh, hạt gạo đều, mẩy mới đủ tiêu chuẩn. Các nguyên liệu khác như vừng, lạc cũng đều phải có độ mẩy, hạt căng, không mốc. Thợ làm bánh luôn chú trọng khâu vệ sinh, dụng cụ đựng bột hay tránh bánh đều được rửa, tiệt trùng kỹ. Sau khi tráng bánh, người dân phơi bánh ở những nơi thoáng mát, cách xa mặt đất tránh bụi bẩn.

polyad

Chiếc bánh đa kế thơm ngon của Bắc Giang. Ảnh: Bizmedia.

Bánh gai Ninh Giang

Thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương có nghề làm bánh gai ngon nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và được nhiều thực khách yêu mến. Dù làm từ bột gạo nếp nhưng bánh lại có màu đen tuyền nhờ bột lá gai. Nhân bánh gồm dừa nạo, mứt bí, mứt sen, mỡ lợn, nước đường... bảo đảm nguồn gốc xuất xứ và được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhà xưởng làm bánh được vệ sinh, khử trùng hàng ngày. Công nhân làm bánh luôn tự giác đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất. Mỗi năm, các cơ sở làm bánh tại Ninh Giang đưa 2 triệu chiếc ra thị trường.

polyad

Mẻ bánh gai Ninh Giang vừa được vớt ra. Ảnh: Bizmedia.

Bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn là món ăn nức tiếng của người dân Hà Thành từ bao đời nay. Để bánh dẻo, thơm, người làm chọn gạo đã bay hết nhựa từ các vùng trồng xung quanh Hà Nội. Bên cạnh đó, vải khuôn, dụng cụ tráng bánh cũng phải bảo đảm vệ sinh để giữ nguyên vẹn chất lượng bánh. 

Hiện nay, làng Thanh Trì có hai loại bánh cuốn: bánh truyền thống không nhân và bánh có nhân. Do chỉ làm từ bột gạo, không có bất cứ hóa chất nào khác nên bánh cuốn thường chỉ bảo quản được trong ngày. Với khoảng 80 hộ làm nghề, mỗi ngày, người dân Thanh Trì cung cấp khoảng 120 tạ bánh cuốn cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.

Kỹ thuật làm bánh cuốn của làng Thanh Trì:

Bánh cuốn Thanh Trì ăn cùng cà cuống
 
 

Như Quỳnh

Chia sẻ bài viết qua email