Ngoại thành Hà Nội phát triển nông thôn mới nhờ nông nghiệp
Xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn từ địa phương nghèo ở Hà Nội trở thành hình mẫu xây dựng nông thôn mới nhờ phát triển nông nghiệp.
Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện chương trình "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" của Thành uỷ Hà Nội, xã Xuân Sơn đạt được 19/19 tiêu chí về xây dựng dựng nông thôn mới.
Theo đó, trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, xã Xuân Giang đã tăng gấp hơn 4 lần chỉ số thu hoạch đã cơ giới hóa hàng năm (từ 20% năm 2011 đến 90% năm 2015). Cơ cấu giống lúa của xã tăng hơn 3 lần trong 4 năm (từ 20% lúa hàng hóa năm 2011 lên 70% năm 2015).
Xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. |
Các mô hình trồng hoa, cây ăn quả, lúa cao sản... đạt được kết quả cao và được nhân rộng trên địa bàn, đang dần được nhân rộng các mô hình trên địa bàn toàn xã, quy hoạch đến năm 2020 là 150ha.
Bên cạnh đó, xã cũng đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa và chuyển dịch cơ cấu đất trồng lúa tăng từ 20% năm 2011, đến 90% năm 2015. Trong đó, cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các xã thực hiện dồn điền đổi thửa được thực hiện tại 5/5 thôn và đạt được 340ha. Giống lúa hàng hoá được đưa vào trồng tại xã, tăng từ 20% lúa hàng hóa năm 2011, lên 70% năm 2015.
Để đạt được những kết quả đó, chính quyền xã Xuân Giang đã thực hiện nhiều biện pháp như: Toàn xã phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Chính quyền xã cũng tăng cường tập huấn, dạy nghề cho nông dân để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.
Nông dân Yên Sào chăm sóc cây dược liệu. |
Một trong những đề án phát triển nông nghiệp tại địa phương là đề án "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp". Trong đó, một số mô hình phát triển mạnh và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Đây cũng là một trong những dự án nhằm quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới sản xuất theo quy mô hàng hóa và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Có thể kể đến mô hình hoa lily của hợp tác xã Hoa Lợi do anh Nguyễn Văn Lợi làm chủ. Với những kiến thức tự học hỏi và nhận được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Sóc Sơn, anh Nguyễn Văn Lợi đầu tư hơn 1 tỉ đồng để xây dựng nhà giàn, nhà lưới, nhà sơ chế, kho lạnh... để phát triển mô hình hoa lily. Hiện nay, với diện tích hơn 2ha, hợp tác xã Hoa Lợi tạo việc làm cho hơn 20 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định.
Bên cạnh phát triển các mô hình trồng hoa, cây ăn quả thì mô hình trồng dược liệu theo hướng hữu cơ cũng được áp dụng. Tại thôn Yên Sào, cây dược liệu nhận được nhiều sự chú ý bởi hiệu quả kinh tế mà nó đem lại cho bà con nông dân. So với các cây trồng truyền thống thì cây dược liệu đơn giản và có thu nhập cao hơn. Hiện tại, xã Xuân Giang phát triển được 5ha trồng dược liệu: thìa canh, kim ngân, khôi tía...
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Giang cho biết, thời gian tới, xã sẽ xây dựng các mô hình phù hợp với nguồn lực của nhân dân, đầu tư tìm kiếm các đầu ra để đảm bảo ổn định. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất tập trung, nông nghiệp sạch, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, đầu tư vào giống, kĩ thuật chăm bón, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.
Xã Xuân Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu tăng trưởng ngành nông nghiệp hàng năm từ 3 - 4% trở lên. Nâng diện tích trồng lúa chất lượng cao lên 200ha; hoa, cây dược liệu lên 150ha, gấp 10 lần diện tích hiện tại. Quy hoạch chuyển đổi mô hình vườn, ao, chuồng tập trung 32ha, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp, hộ nông dân, đầu tư khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Khánh Nguyên