Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng đã đến lúc nông dân miền Tây buộc phải thay đổi khi năng suất, sản lượng của cây lúa dần chạm ngưỡng, dư địa phát triển đã không còn.
Cùng bắt đầu trồng lúa với 0,5 ha, ông Lê Văn Hùng (52 tuổi, Hậu Giang) càng làm càng nợ, trong khi người hàng xóm Lê Văn Cần, 53 tuổi, thu tiền tỷ mỗi năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tăng nhiều mức tiền hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, hạn chế chuyển đổi.
Cà MauNông dân miền Tây cần liên kết để tạo thành những thửa ruộng tôm lúa lớn, giúp doanh thu và lợi nhuận tăng 10 lần.
Lương Văn Trường ứng dụng men vi sinh giúp phân hủy rơm vụ cũ, không cần cày bừa khi gieo trồng giúp giảm nhiên liệu, phân bón... góp phần bảo vệ môi trường.
Một số trang trại Trung Quốc sử dụng dây chuyền chăm sóc mạ tự động và máy cấy lúa tự động, giúp tăng đáng kể hiệu quả.
Trồng lúa phát thải gần 50 triệu tấn khí nhà kính (CO2e) mỗi năm, tức trung bình sản xuất 0,9 tấn gạo sinh ra một tấn CO2e.
Trong hai thập niên tới, chưa có cây trồng nào thay thế được lúa ở các tỉnh miền Tây, song nông dân khó giàu từ giống chủ đạo này, theo TS Đặng Kiều Nhân.
Là người đầu tiên ở TP Hà Tĩnh quây ruộng hoang để bắt rươi kết hợp trồng lúa Nàng Xuân, ông Nguyễn Văn Hiển bị nhiều người nói "đầu óc có vấn đề".
Cần Thơ và nhiều tỉnh phía Nam đang nhân rộng mô hình dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tạo ra nông sản xanh, an toàn cho sức khỏe.
Tôi canh tác bốn công lúa Nàng thơm chợ Đào, nhưng năng suất chỉ có 3,8 tấn/ha, trừ hết chi phí, tính ra chỉ lời nhiều nhất 1,2 triệu đồng/công.
Địa phương nằm trong khu vực được mệnh danh "vựa lúa của Việt Nam", có các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo.
Giống lúa gieo trong vườn ươm khu vực hồ Yuepu có tỷ lệ nhiễm mặn 15 ‰, sẽ trồng quy mô gần 19 ha đầu tháng 5 tới.
Trung QuốcTừ năm học 2020-2021, trường tiểu học Qinghe Tongxin, tỉnh Trùng Khánh, đưa vào giáo án tiết học nông nghiệp, dạy học sinh trồng và thu hoạch lúa.
Sau bao nhiêu công đoạn mỗi sào lúa lời được vài trăm nghìn, tôi tự hỏi người ta trồng lúa vì điều gì.
Nguyễn Xuân Đoàn dừng xe bên bờ ruộng rồi bước xuống. Đôi giày đen phăm phăm bước trên cánh đồng nơi những thửa ruộng lúa nếp của anh đang vào độ chín vàng.
Người trồng lúa chúng tôi đang ở thế 'tiến thoái lưỡng nan', làm thì cực công cả năm trời mà chẳng có lợi nhuận, còn nếu bỏ không lại phí.
Máy móc nông cụ, phân bón, thuốc trừ sâu... đa số đều là hàng nhập, với giá bán gạo 500-800 đôla/tấn thì nông dân Việt lời giả lỗ thật.
Cả vụ mùa tốn nhiều công sức chăm bẵm, tưới tiêu nhưng tính kỹ ra họ chỉ thu về 17 nghìn đồng mỗi ngày trên một công lúa.
Quê tôi nhiều năm nay có phong trào bỏ ruộng đi làm công ty, vì một tháng lương đong được thóc ăn cả năm.