Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn
* Vui lòng điền chính xác và đầy đủ để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Tôi rất đồng cảm và chia sẻ với hành trình mong con của chị, trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của việc thụ tinh trong ống nghiệm thì chúng ta sẽ xem xét đến 3 vấn đề chính:
- Phôi: Về vấn đề này phải xét đến yếu tố tuổi, với những phụ nữ trên 35 thì ít nhiều số lượng & chất lượng trứng sẽ giảm nên tỷ lệ có phôi tốt sẽ giảm. Chưa kể hình thức của phôi là ngay 3 hay ngày 5, cũng như tốc độ phân chia, hay những vấn đề di truyền. Vì vậy phôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của việc TTON.
- Nội mạc tử cung: Đây là rào cản rất lớn, ảnh hưởng đến việc bám dính của phôi vào lòng tử cung. Việc siêu âm trên mỗi chu kỳ, và đánh giá chi mang tính gián tiếp thông qua những hình ảnh trắng đen. Trong hoàn cảnh chuyển phôi thất bại nhiều lần như chị Linh thì có thể xem xét đến phương pháp nội soi buồng tử cung để đánh giá lại một cách thực tế những tổn thương, bất thường liên quan đến nội mạc tử cung khiến phôi không bám.
- Yếu tố khác, bệnh lý
Ngoài ra có một số thông tin khác về bất thường trong làm tổ của phôi. Với những vấn đề này chị nên trao đổi trực tiếp để có những khảo sát tìm ra nguyên nhân cụ thể và nâng cao hiệu quả trong điều trị.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Trong hỗ trợ sinh sản thì nhóm phụ nữ có buồng trứng đa nang là nhóm có nhiều đặc ân nhất, có tiên lượng điều trị tích cực. Vấn đề chính của nhóm bệnh này là vòng kinh không đều, rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể,... làm cho thời gian mong con của những cặp vợ chồng này kéo dài hơn.
Trong hỗ trợ sinh sản hiện tại, có rất nhiều phương thức giúp các cặp vợ chồng có thể có con như là thả tự nhiên, làm IUI, IVF. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, đối với nhóm bệnh buồng trứng đa nang sẽ có những thể bệnh khác nhau, và mỗi thể bệnh sẽ có 1 hướng điều trị khác nhau. Để đưa ra một lời khuyên chân thành & bổ ích nhất thì tôi nghĩ vợ chồng anh chị nên đến thăm khám với chúng tôi sớm, để chúng tôi có thể giúp anh chị trong chặng đường mong con sắp tới.
Mình mất kinh 2 năm rồi, nay muốn sinh con có được không ạ? Cách đây 2 năm đi khám bác sĩ có chẩn đoán là mình bị suy buồng trứng, mong bác sĩ tư vấn giúp mình ạ.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Bệnh viện chúng tôi đã gặp khá nhiều trường hợp như chị, 46 tuổi và mất kinh 2 năm, được chẩn đoán suy buồng trứng, chị nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được đánh giá lại số lượng trứng còn lại trên buồng trứng của chị. Nếu chị vẫn còn trứng, dù số lượng rất ít, chúng tôi vẫn cố gắng để tạo cho chị cơ hội làm mẹ bằng chính trứng của mình, bằng các phương pháp như kích thích buồng trứng nhẹ và gom trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng nếu chị thực sự đã rơi vào tình trạng mãn kinh, chị có thể cân nhắc xin noãn của 1 người phụ nữ khác thì khả năng thành công rất cao nếu thụ tinh trong ống nghiệm.
Tôi năm nay 27 tuổi, đã có một bé trai 6 tuổi bị tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, theo dõi rối loạn phát triển. Tôi nghe nói đây là bệnh di truyền, vậy tôi muốn thụ tinh trong ống nghiệm chọn phôi loại bỏ gen di truyền có được không? Tôi không dám sinh tự nhiên tiếp bé sau vì ...
PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TPHCM
Chào bạn Xuân, tôi rất chia sẻ đối với vợ chồng anh chị khi có một bé bị như vậy. Đối với các bệnh lý di truyền nhất là những bệnh lý di truyền về gen thì anh cần đưa bé khám bộ NST sau đó kiểm tra gen xem có bất thường như thế nào, trong phần lớn trường hợp mình có thể tìm được cái gen đó để khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, mình đi sinh thiết phôi hoặc tầm soát những dị tật.
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện tại thì có một số bệnh di truyền về gen, các kỹ thuật di truyền vẫn không tìm được chính xác cái gen đó, vì vậy vợ chồng anh nên đi khám để mình tìm thử xem gen đó mình có tìm ra được hay không. Nếu tìm ra được thì mình mới có thể làm thụ tinh ống nghiệm và loại bỏ gen bất thường này.
Thân mến!
Em có quốc tịch Mỹ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Em muốn biết tất cả thông tin về thủ tục để thụ tinh nhân tạo. Em độc thân đang sống ở bang Tennessee của Mỹ. Em muốn trở thành mẹ đơn thân, cần 1 đứa con. Xin cho em biết tất cả thông tin và thủ tục. Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào bạn,
Nếu bạn vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, pháp luật vẫn cho phép bạn thực hiện thụ tinh ống nghiệm với tư cách là người mẹ đơn thân. Bạn có thể thực hiện bằng cách vận động một người nam giới, người này có thể là người thân hoặc bất kỳ ai đủ điều kiện để hiến mẫu, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi người này đủ điều kiện, chúng tôi cho phép hiến mẫu vào ngân hàng tinh trùng, hoán đổi mẫu và cấp cho bạn một mẫu vô danh. Nghĩa là bạn sẽ không biết mẫu tinh trùng này đến từ người đàn ông nào.
Đối với quy trình thụ tinh nhân tạo ở người mẹ đơn thân, với tỷ lệ thực hiện thụ tinh nhân tạo, nếu tối ưu nhất tỷ lệ thành công khoảng 20%. Do đó, đối với những trường hợp sử dụng mẫu ở ngân hàng tinh trùng nên thực hiện thụ tinh ống nghiệm để tăng tỷ lệ thành công, cũng như tiết kiệm thời gian. Vì mỗi lần hiến tinh trùng mất thời gian khá dài, khoảng 3 tháng để kiểm tra mẫu có đủ điều kiện hay không.
Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Mến chào anh Trí, đối với trường hợp của anh Trí thì có 2 phần. Phần đầu tiên tôi xin chia sẻ với anh Trí về trường hợp của mình, anh Trí nên lưu ý rằng là anh vẫn còn có cơ hội. Theo các nghiên cứu trên thế giới hiện nay, đối với những bệnh nhân bị quai bị khả năng tìm thấy tinh trùng bằng kỹ thuật micro-TESE đâu đó là khoản 20-30%, cho nên tối rất là hi vọng có thể gặp được anh Trí để thăm khám và đánh giá lại coi mình có thật sự còn cơ hội tìm thấy tinh trùng hay không.
Còn về phần ngân hàng tinh trùng thì quy trình cũng rất là đơn giản, bệnh nhân cũng phải tìm một người hiến tinh trùng, nam giới khỏe mạnh trên 18 tuổi đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được thăm khám theo 4 bước.
Đầu tiên là Bệnh nhân sẽ làm xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, bước thứ 2 là bệnh nhân sẽ trữ tinh trùng lại nếu như vượt qua được bước thứ nhất, đồng thời bệnh nhân sẽ được khám tâm lý, bước thứ 3 là trữ tinh trùng lần 2 và bước thứ 4 là xét nghiệm HIV.
Bước thứ 2 cách bước thứ nhất khoảng 5 ngày, bước thứ 3 cách bước thứ 2 khoảng 3-5 ngày, đặc biệt bước thứ 4 cách bước thứ 3 là khoản 3 tháng. Gộp chung lại nguyên một quy trình này gồm 4 bước thì sẽ tốn khoàng 3 tháng rưỡi đến 4 tháng, sau đó sau khi mà mẫu tinh trùng nay đã được nhận vào ngân hàng tinh trùng, có một bước mà bộ Y tế yêu cầu chúng ta phải thực hiện hoán đổi mẫu, có nghĩa là người cho và người nhận không được biết nhau, đây là một điểm cần lưu ý vì đa số các bệnh nhân rất là muốn được sử dụng chính tinh trùng của mình, thì điều này là pháp luật không cho phép.
Em bị tắc 2 vòi trứng thì trường hợp của em có mổ nội soi thông để mang thai tự nhiên được không ạ? Hay là em phải thực hiện làm IVF ạ? Mong bác cho em lời khuyên ạ!
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Việc tắc 2 vòi trứng mà mình không giải quyết thì việc có thai tự nhiên gần như là không được. Tuy nhiên, khi mình tắc 2 vòi trứng và quyết định mổ nội soi hay là làm thụ tinh ống ngiệm luôn thì phải xem thêm nhiều yếu tố khác.
Thứ nhất, tắc vòi đơn thuần hay có kèm theo ứ dịch vòi trứng, vì nếu có ứ dịch thì dù mình làm thụ tinh ống nghiệm đi chăng nữa mình cũng phải giải quyết khối dịch này, bởi vì khối dịch này sẽ làm giảm đi một nửa tỉ lệ có thai của bạn.
Vấn đề thứ 2 là số lượng trứng trên buồng trứng của bạn như thế nào. Nếu như số lượng trứng trên buồng trứng ít có nghĩa là thời gian còn lại cho việc có con sẽ ngắn. Thì thay vì đi mổ 2 vòi trứng (mỗi lần mổ sẽ có khả năng số lượng trứng trên buồng trứng giảm đi rất nhiều), bạn nên đi làm thụ tinh ống nghiệm luôn, tại vì sau mổ chưa chắc đã thông được 2 vòi trứng. Nếu như 2 vòi trứng không thông sau mổ là lại phải đi làm thụ tinh ống nghiệm, còn trong trường hợp 2 vòi trứng thông, bạn lại phải chờ đợi, nhưng số lượng trứng hằng tháng cứ giảm dần và không gì có thể ngăn cản được.
Có lẽ trong trường hợp số lượng trứng ít, tắc 2 vòi trứng và không ứ dịch vòi trứng cũng nên đi làm thụ tinh ống nghiệm. Một yếu tố khác là mình sẽ phải kiểm tra về chất lượng tinh trùng của chồng, vì việc có con không phải là câu chuyện của người vợ, của 2 vòi trứng, mà là của cả 2 vợ chồng.
Bác sĩ ơi, cho em hỏi là còn 2 hôm nữa em thực hiện thủ thuật chọc trứng và mổ Tese cho chồng. Nhưng chồng em test bị Covid-19, sinh hoạt bình thường, ho có đờm, không sốt. Em có nên tiếp tục mổ tese cho chồng không ạ?
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào chị!
Hiện nay, có nghiên cứu cho thấy có sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong tinh dịch của một số nam giới đang bị COVID-19, đồng thời, tình trạng nhiễm virus này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khi thực hiện can thiệp Micro TESE.
Do đó, quyết định trì hoãn chưa thực hiện Micro TESE có thể là hợp lý. Trong hoàn cảnh chị đã kích thích buồng trứng, đã tốn nhiều thời gian, công sức, tài chính để đến giai đoạn này, thì việc chọc hút noãn là việc nên thực hiện. Sau khi có noãn, có 2 hình thức: đông lạnh noãn và cho gặp tinh trùng sau; hoặc thực hiện Micro TESE để tìm tinh trùng và cho thụ tinh với noãn luôn. Mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp để anh chị có thêm thông tin trước khi lựa chọn.
Em chào bác sĩ ạ. Em lấy chồng được 4 năm, từng mang thai 2 lần nhưng không được. 2 vợ chồng em đi khám thì chồng em bị tinh trùng yếu, còn em về đường sinh sản thì bình thường. Bên cạnh đó em có bệnh nền là bị lupus ban đỏ nhưng tình hình bệnh của em đã và đang ổn định bình ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào chị!
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hỏng, sảy thai 2 lần liên tiếp, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử của chị để chỉ định thêm một số xét nghiệm nhằm tầm soát nguyên nhân, giảm thiểu nguy cơ chị lại bị thai lưu ở lần mang thai tiếp theo.
Nếu anh/chị đã từng mang thai tự nhiên được thì vấn đề về tinh trùng của anh có thể không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc anh/chị khó có thai trở lại. Về vấn đề bệnh nền lupus ban đỏ, chị cần đi thăm khám với bs điều trị để đảm bảo tình trạng hiện tại ổn định và đủ điều kiện mang thai, bệnh lý này có thể bùng phát đợt cấp trong thai kỳ, do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe và lên các phương án dự phòng là rất quan trọng.
Trân trọng!