Bệnh viêm túi thừa và viêm ruột thừa đều do viêm gây ra, nhưng ảnh hưởng đến hai phần cơ thể khác nhau của cơ thể. Dưới đây là một số cách phân biệt các triệu chứng, quá trình phục hồi của viêm túi thừa so với viêm ruột thừa.
Về vị trí đau khi chứng viêm khởi phát, viêm túi thừa và viêm ruột thừa đều có thể gây đau bụng. Đại tràng (hay ruột già) là một phần của hệ thống tiêu hóa. Đại tràng có chức năng loại bỏ nước và một số chất dinh dưỡng từ thực phẩm và các chất khác còn sót lại từ ruột non. Bộ phận này chuyển hóa các chất chưa được hấp thụ thành phân, đến trực tràng và đến hậu môn. Có một phần của đại tràng, gọi là manh đại tràng. Ruột thừa là một ống mô ruột nhỏ có hình ngón tay, kéo dài từ manh đại tràng ở bụng dưới bên phải. Túi thừa là các túi phồng nhỏ có thể hình thành trong thành đại tràng khi người lớn tuổi.
Khi viêm ruột thừa, bệnh nhân thường cảm thấy đau ở bụng dưới bên phải. Bệnh có thể do mô giãn nở từ nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng; thủng mô; phân cứng gây tắc nghẽn ruột; bệnh viêm ruột (viêm niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng); khối u đường ruột; chấn thương...

Đau bụng dưới dữ dội và đột ngột là triệu chứng của viêm túi thừa và viêm ruột thừa, đều cần được cấp cứu y tế. Ảnh: Freepik
Do đó, vị trí và cảm giác đau của viêm túi thừa và viêm ruột thừa có một số điểm khác nhau:
Vị trí khi đau túi thừa: thường bắt đầu ở phía dưới bên trái bụng, nơi các túi thường phát triển trong đại tràng. Đau do viêm túi thừa cũng có thể xảy ra gần bên phải hoặc gần xương chậu. Cơn đau có thể lan xuống chân, lưng, háng hoặc toàn bộ một bên.
Vị trí cơn đau do viêm ruột thừa: thường xảy ra ở vùng bụng, bắt đầu từ giữa đến bụng trên rồi di chuyển xuống phía dưới bên phải. 12-24 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu, cơn đau tập trung tại vùng trong bụng ngay phía trên ruột thừa. Vùng bụng lúc này mềm hơn khi ấn vào so với bình thường, dần đau lan ra toàn vùng bụng.
Viêm túi thừa gây đau đột ngột: Cơn đau do viêm túi thừa thường diễn ra đột ngột và nghiêm trọng. Một số trường hợp bị đau nhẹ và trở nặng trong vài ngày.
Viêm ruột thừa gây đau vài giờ: Đau do viêm ruột thừa bắt đầu nhẹ và tiến triển thành cơn đau dữ dội trong vài giờ. Ho, hắt hơi, di chuyển hoặc hít thở sâu có thể khiến người bệnh đau nhiều hơn, cơn đau cũng khác biệt so với các chứng đau bụng khác.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa có thể bắt đầu nhẹ và sau đó trở nên nghiêm trọng một cách nhanh chóng. Cơn đau cũng có thể biến mất trong một khoảng thời gian nhưng sẽ xuất hiện lại. Triệu chứng bao gồm: sưng bụng, táo bón, bệnh tiêu chảy, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa...
Các triệu chứng của viêm túi thừa và viêm ruột thừa phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh. Cả hai bệnh đều ảnh hưởng đến bộ phận ruột kết và các bộ phận lân cận. Nhiễm trùng có thể lây lan và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề có thể trở nặng đột xuất.
Viêm ruột thừa có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm sau có nguy cơ bị viêm ruột thừa cao hơn: thanh thiếu niên và thanh niên dưới 30 tuổi; người có tiền sử gia đình bị viêm ruột thừa, đặc biệt là nam giới; trẻ bị xơ nang... Bên cạnh đó, người ngoài 40 tuổi, người bệnh táo bón, chế độ ăn ít chất xơ, hút thuốc, tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, tiền sử gia đình mắc bệnh viêm túi thừa, sử dụng aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID), như Advil hoặc Motrin (ibuprofen) và Aleve (naproxen).... thường dễ mắc viêm túi thừa.
Để chẩn đoán nguyên nhân cơn đau bụng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn khám sức khỏe toàn diện, bao gồm sờ vụng và khám trực tràng kỹ thuật số; tư vấn lịch sử y tế và lịch sử sức khỏe gia đình; câu hỏi liên quan đến thời gian, mức độ nghiêm trọng và vị trí cơn đau; xét nghiệm máu; xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm phân, trong đó:
Chẩn đoán viêm túi thừa: Các xét nghiệm chẩn đoán như chụp cắt lớp vi tính bụng (CT) và nội soi đại tràng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra sự đau bụng, chảy máu trực tràng, vị trí bị viêm hoặc nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Chẩn đoán viêm ruột thừa: Vì ruột thừa nhỏ nên để tránh xảy ra sai sót hoặc chậm trễ trong việc chẩn đoán, người bệnh có thể được yêu cầu cắt bỏ ruột thừa. Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật như chụp CT với độ nhạy và hiệu quả cao trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp tính, siêu âm bụng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Hãy cấp cứu khi bạn bị đau bụng đột ngột và dữ dội kèm theo một trong các triệu chứng: đau bụng dữ dội không cải thiện trong vòng 30 phút, nôn mửa, sốt, ăn mất ngon, buồn nôn, chảy máu âm đạo bất thường, cơn đau trở nên dữ dội hơn khi sinh hoạt (như khi ăn, ho, hoặc hít thở sâu), nhịp tim nhanh, bụng chướng và mềm...
Mai Chi
(Theo Very Well Health)