Phân loại
- Ngưng thở tắc nghẽn (OSA) do hẹp hoặc đóng một phần hoặc toàn bộ đường hô hấp trên khi ngủ.
- Ngưng thở trung tâm (CSA) do não không gửi tín hiệu đúng đến cơ hô hấp làm thay đổi nhịp thở và mất kiểm soát thở.
- Ngưng thở kiểu hỗn hợp (MSA) là sự kết hợp của hai loại trên.
Triệu chứng
- Ngủ ngáy.
- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ trong ngày.
- Bồn chồn khi ngủ hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
- Khô miệng hoặc đau họng khi thức dậy.
- Thức dậy đột ngột sau khi thở hổn hển hoặc nghẹt thở.
- Khó tập trung, hay quên hoặc cáu kỉnh.
- Trầm cảm hoặc lo lắng.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Nhức đầu.
- Rối loạn chức năng tình dục.
Yếu tố nguy cơ
- Thừa cân.
- Chu vi cổ lớn có thể làm cho đường thở hẹp hơn.
- Đường thở bị thu hẹp do amidan hoặc vòm họng lớn.
- Người cao tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
- Hút thuốc.
- Uống nhiều rượu bia.
- Dùng thuốc an thần.
- Nghẹt mũi.
- Các tình trạng bệnh lý như tiểu đường type 2, suy tim sung huyết, huyết áp cao, bệnh Parkinson, rối loạn nội tiết tố, các bệnh phổi mạn tính như hen suyễn.
Chẩn đoán
- Bác sĩ khám trực tiếp, xem xét tiền sử của người bệnh.
- Đa ký giấc ngủ: Thường thực hiện tại bệnh viện, gắn máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở, lượng oxy trong máu khi người bệnh ngủ.
Biến chứng
- Huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim.
- Bệnh tiểu đường type 2.
- Hội chứng chuyển hóa.
- Biến chứng về gan.
- Sương mù não.
- Trầm cảm.
Điều trị
Thở áp lực dương liên tục (CPAP): Sử dụng áp lực không khí từ dụng cụ cơ học để giữ cho đường thở trên mở lúc ngủ.
Phẫu thuật: Người bệnh được phẫu thuật tái cấu trúc đường hô hấp trên hoặc chỉnh lại xương, mô mềm. Tuy nhiên, người bệnh có thể tái phát ngưng thở khi ngủ sau phẫu thuật.
Thay đổi tư thế khi ngủ: Tránh nằm ngửa để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên ưu tiên nằm nghiêng.
Giảm cân: Người bệnh cần giảm cân nếu thừa cân - béo phì, không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
Cách phòng ngừa
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: Ngưng thở khi ngủ phổ biến hơn ở người béo phì do mô mỡ thừa có thể chặn đường hô hấp trên ở tư thế nằm.
- Tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng cường sức mạnh cho tim và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Điều trị nghẹt mũi.
- Thực hiện thói quen ngủ tốt như ngủ đủ giấc, nằm nghiêng.
- Kiểm soát ăn uống: Tránh ăn nhiều, hạn chế thực phẩm chứa caffeine và thức ăn cay vào ban đêm vì chúng làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng. Tình trạng này do axit di chuyển từ dạ dày lên cổ họng, gây kích ứng đường hô hấp trên.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc có hại cho phổi, góp phần dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ung thư, khí phế thũng, huyết áp cao, ngưng thở khi ngủ.
- Không uống rượu bia: Rượu bia làm suy yếu hệ thống thần kinh, cản trở nhịp thở bình thường, là nguyên nhân tiềm ẩn gây ngưng thở khi ngủ.
Lê Nguyễn (Theo WebMD)