Cấu trúc giải phẫu của mũi giúp chúng ta hít thở an toàn và hiệu quả hơn so với miệng. Lông mũi giúp lọc bụi, phấn hoa, các chất gây dị ứng và phấn hoa, ngăn chúng xâm nhập vào phổi. Mặt khác, mũi giúp làm ấm và ẩm không khí hít vào để phù hợp với phổi. Ngoài ra trong quá trình thở bằng mũi, mũi tạo ra khí NO giúp làm giãn các mạch máu, cải thiện lưu thông oxy trong cơ thể. Hít thở bằng mũi cũng giúp ta nhận diện mùi lạ, phát hiện các độc tố có hại trong không khí và thực phẩm.
Trong khi đó, thở bằng miệng khiến không khí không được lọc bụi bẩn trước khi đi vào phổi, dễ gây bệnh hô hấp. Không khí hít vào bằng miệng không được làm ấm và ẩm như hít bằng mũi. Thở bằng miệng gây hôi miệng, khô miệng, khô môi, viêm nướu, sâu răng, lâu dài còn có thể thay đổi cấu trúc khuôn mặt và hàm.
Câu 3. Khi nào cần thở bằng miệng?