Trả lời:
Khi thay dây chằng, không phải cứ đặt gân vào là được ngay mà phải trải qua quá trình dây chẳng hóa. Quá trình này diễn ra từ 12 đến 18 tháng. Nhiều trường hợp mổ tốt, kỹ thuật đặt dây chằng tốt nhưng quá trình tái tạo bị hư hỏng sẽ khiến dây chẳng không tiến triển được, tạo cảm giác không thoái mái.
Kỹ thuật mổ khi thay dây chằng rất quan trọng, yêu cầu kỹ thuật viên phải đặt lại đúng vị trí dây chẳng cũ. Mục tiêu là khớp gối không bị trật ra trước và không bị bán trật xoay. Thông thường bệnh nhân hay gặp các bấn đề về bán trật xoay sau thay dây chằng, tức là khi đi thẳng, chạy thẳng thì thoải mái nhưng xoay người lại khó khăn do khớp gối không vững. Có thể khi thay dây chằng tự thân, chồng bạn gặp phải những vấn đề này. Do vậy, nếu có cơ hội thì chồng bạn nên thay dây chằng nhân tạo.
Khoa học phát triển, hệ thống dây chằng nhân tạo cũng đa dạng. Khi thay dây chằng nhân tạo cơ thể không phải hy sinh bất cứ phần gân nào như thay dây chằng tự thân. Khi đặt dây chằng nhân tạo vào sẽ diễn ra quá trình dây chằng hóa tạo ra dây chằng hoàn chỉnh. Có 3 yếu tố chính để thay dây chằng nhân tạo thành công gồm:
Thứ nhất, có một dây chằng nhân tạo thật tốt.
Thứ hai, kỹ thuật mổ, đặt đúng vị trí để khớp không trật ra trước, không bị bán trật xoay.
Thứ ba, trong quá trình thay dây chằng nhân tạo cố gắng không phá hủy các gốc dây chằng cũ, bảo tồn tối đa những gì có trên cơ thể của bệnh nhân.
Sau khi thay dây chằng, bệnh nhân cần đánh giá các cơ khớp có cân bằng không. Người bệnh nên duy trì chương trình phục hồi chức năng để bảo vệ dây chằng mới trong suốt quá trình phục hồi, giúp giảm đau, đảm bảo hồi phục sớm khả năng vận động, sức mạnh cơ, các chức năng của khớp gối cùng khả năng hoạt động độc lập. Thông qua luyện tập thăng bằng và dáng đi, người bệnh sẽ có cơ hội chơi thể thao ở cường độ như trước đây nhanh chóng và an toàn.
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM