Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Y học Thể thao của Anh cho thấy, cường độ hoạt động thể chất và thời gian vận động của một người có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 47.450 phụ nữ tiền mãn kinh và hơn 126.700 phụ nữ sau mãn kinh ở quốc gia này. Qua gần 8 năm (2006-2014) theo dõi sức khỏe, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những phụ nữ tham gia hoạt động thể chất giảm nguy cơ mắc ung thư vú ngay trong giai đoạn tiền mãn kinh (21%) và sau mãn kinh (16%). Nguy cơ mắc ung thư vú ở nhóm phụ nữ thường xuyên hoạt động thể chất ít hơn.
Tiến sĩ Brigid Lynch (một trong những tác giả của nghiên cứu) lý giải, hoạt động thể chất nhiều, vận động thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú bằng cách giảm mỡ (mô mỡ trong cơ thể), ảnh hưởng có lợi đến nồng độ hormone giới tính, cải thiện trao đổi chất rối loạn chức năng và giảm viêm. Hoạt động thể chất còn giúp cơ thể giảm mức độ hormone steroid sinh dục - mức độ thấp hơn của estrogen và androgen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Do nghiên cứu điều tra mối liên hệ giữa ung thư vú và hoạt động thể chất mang tính chất quan sát nên gần đây, các nhà nghiên cứu này tiếp tục phân tích dữ liệu chăm sóc sức khỏe từ 76 nghiên cứu trước đó để xác định thêm xem liệu có mối liên hệ nhân quả giữa mức độ hoạt động thể chất và nguy cơ ung thư vú không. Từ đó, họ phát hiện ra phụ nữ hoạt động thể chất nhiều, ít vận động có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Tiến sĩ Brigid Lynch cho biết thêm, ngay cả phụ nữ hoạt động thể chất ở mức độ thấp cũng giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu cơ học sâu hơn giữa hoạt động thể chất và nguy cơ ung thư vú để khẳng định thuyết phục hơn.
Anh Chi
(Theo Medical News Today)