Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, nếu các triệu chứng đường hô hấp xuất hiện khi bạn trở về nhà và giảm khi ra khỏi nhà, có khả năng không khí trong nhà bị ô nhiễm. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Duy Hưng, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết nấm mốc là một trong những tác nhân gây bệnh hô hấp phổ biến thường có trong không gian sống, cho thấy độ ẩm không khí thường xuyên ở mức quá cao. Hiện tượng rò rỉ nước thường thấy ở bếp, nhà tắm, tầng hầm, tầng áp mái... làm tăng độ ẩm không khí, thúc đẩy sự phát triển của mạt bụi, gián, vi khuẩn, nấm mốc. Mùi khói thuốc có thể bám rất lâu trên đồ vật trong phòng, gây bệnh cho người trong thời gian dài, kể cả các bệnh ngoài đường hô hấp.
Câu 2. Đóng kín cửa có thể ngăn ô nhiễm không khí trong nhà?