Theo Tiến sĩ Khanh, bổ sung quá nhiều, quá nhanh chất xơ có thể gây đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, bạn nên tăng chất xơ trong chế độ ăn uống từ từ để cơ thể thích nghi, hệ vi khuẩn đường ruột có thời gian điều chỉnh. Ngoài ra, chất xơ chỉ hoạt động tốt khi nó được hấp thụ nước. Nếu không uống đủ nước, phân sẽ có khối lượng lớn nhưng khô, khiến tình trạng táo bón khó cải thiện. Vì vậy, khi tăng khối lượng chất xơ, bạn cần lưu ý uống đủ nước.
Để tăng lượng cần xơ, ngoài ăn nhiều trái cây, rau quả mỗi ngày, bạn có thể chuyển sang dùng một nửa số ngũ cốc là ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám; các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan... Trường hợp đã tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ mà tình trạng táo bón không cải thiện, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn lượng chất xơ cần bổ sung phù hợp với thể trạng.
Câu 4: Lượng chất xơ cần bao nhiêu mỗi ngày là đủ?