Không ăn quá no
Ăn quá no có thể gây đầy bụng, tạo cảm giác khó chịu, dẫn đến khó thở. Ăn nhiều hơn so với mức bình thường còn khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Điều này khiến cho nhịp tim tăng nhanh, mồ hôi ra nhiều hơn. Mỗi người chỉ nên ăn no khoảng 80%, tránh dùng bữa gần giờ đi ngủ.
Cung cấp chất béo lành mạnh
Không phải chất béo nào cũng có hại cho cơ thể. Omega-3 là chất béo tốt góp phần chống viêm, đem đến nhiều lợi ích cho phổi. Người bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn bổ sung omega-3 làm giảm phản ứng viêm. Người bệnh viêm phổi nên ăn thực phẩm có omega-3 như cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, dầu cải...
Chất béo này cũng tăng cường hoạt động của tim mạch, cải thiện hệ miễn dịch và trí nhớ. Lượng omega-3 được khuyến nghị cho người từ 19 tuổi trở lên là 1,6 g với nam và 1,1 g với nữ.
Ăn thực phẩm giàu vitamin
Ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe phổi. Chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin có thể tăng cường chức năng phổi, ngăn ngừa tổn thương tế bào. Bổ sung vitamin D giảm khả năng nhiễm trùng phổi, cải thiện triệu chứng hen suyễn. Lượng vitamin D thấp làm tăng nguy cơ thở khò khè, viêm phế quản, hen suyễn, các vấn đề về hô hấp khác. Nấm, trứng, cá hồi, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt giàu vitamin này.
Các gốc tự do, độc tố trong phổi do hút thuốc và ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến viêm nhiễm trong cơ thể. Vitamin C góp phần chống lại gốc tự do và độc tố, giảm tỷ lệ tổn thương mô phổi. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ phổi trước các bệnh mạn tính. Cam quýt, ớt, ổi, kiwi, bông cải xanh, cải xoăn và quả mọng giàu vitamin C.
Bên cạnh dinh dưỡng cân bằng, mỗi người nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe phổi. Hoạt động thể chất giúp quá trình đưa oxy vào máu và vận chuyển nó đến các cơ đang hoạt động hiệu quả hơn. Đôi khi nguyên nhân của các bệnh về phổi là do tiếp xúc với nấm mốc độc hại, gây viêm, dị ứng, lên cơn hen. Gia đình làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể phát hiện bệnh sớm.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính. Người đang hút thuốc nên bỏ thói quen này.
Lê Nguyễn (Theo Times of India, WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |