Gừng: Chất 6-shogaol trong gừng có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư phổi. Nghiên cứu năm 2015 của Đại học Y Cao Hùng, Trung Quốc, cho thấy ăn gừng hỗ trợ điều trị ung thư phổi và bổ sung gừng vào chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ u ác tính ở phổi di căn. Gia vị này còn làm giảm buồn nôn do hóa trị ung thư.
Gừng: Chất 6-shogaol trong gừng có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư phổi. Nghiên cứu năm 2015 của Đại học Y Cao Hùng, Trung Quốc, cho thấy ăn gừng hỗ trợ điều trị ung thư phổi và bổ sung gừng vào chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ u ác tính ở phổi di căn. Gia vị này còn làm giảm buồn nôn do hóa trị ung thư.
Nghệ: Curcumin trong nghệ có thể ức chế khả năng xâm lấn của tế bào ung thư phổi. Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Florida, Mỹ, curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kích thích miễn dịch, gây ra apoptosis trong tế bào ung thư. Apoptosis là quá trình chết tế bào theo chương trình trong cơ thể.
Curcumin còn có khả năng làm cho các khối u nhạy cảm hơn với tác động của hóa trị và xạ trị, tăng hiệu quả điều trị.
Nghệ: Curcumin trong nghệ có thể ức chế khả năng xâm lấn của tế bào ung thư phổi. Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Florida, Mỹ, curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kích thích miễn dịch, gây ra apoptosis trong tế bào ung thư. Apoptosis là quá trình chết tế bào theo chương trình trong cơ thể.
Curcumin còn có khả năng làm cho các khối u nhạy cảm hơn với tác động của hóa trị và xạ trị, tăng hiệu quả điều trị.
Hành tây: Theo nghiên cứu năm 2019 của Đại học Khoa học Y khoa Shiraz, Iran, tiêu thụ nhiều hành tây làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Hành tây chứa chất quercetin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư.
Hành tây: Theo nghiên cứu năm 2019 của Đại học Khoa học Y khoa Shiraz, Iran, tiêu thụ nhiều hành tây làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Hành tây chứa chất quercetin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư.
Tỏi: Nghiên cứu công bố năm 2013 của Đại học Y Nam Kinh, Trung Quốc, trên gần 6.000 người, cho thấy người tiêu thụ tỏi sống hai lần trở lên mỗi tuần giảm 44% nguy cơ ung thư phổi. Ăn tỏi sống để tận dụng khả năng bảo vệ của nó với ung thư tốt hơn vì nấu hoặc ngâm tỏi phá vỡ các hợp chất có lợi.
Tỏi: Nghiên cứu công bố năm 2013 của Đại học Y Nam Kinh, Trung Quốc, trên gần 6.000 người, cho thấy người tiêu thụ tỏi sống hai lần trở lên mỗi tuần giảm 44% nguy cơ ung thư phổi. Ăn tỏi sống để tận dụng khả năng bảo vệ của nó với ung thư tốt hơn vì nấu hoặc ngâm tỏi phá vỡ các hợp chất có lợi.
Ớt: Capsaicin (thành phần tạo nên vị cay của ớt) làm giảm hình thành mạch trong các tế bào ung thư biểu mô phổi không phải tế bào nhỏ. Capsaicin còn thể hiện hoạt động thúc đẩy apoptosis, điều chỉnh giảm tế bào trong tế bào của loại ung thư phổi tế bào nhỏ. Nó cũng có tác dụng chống tăng sinh, chống lại bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.
Ớt: Capsaicin (thành phần tạo nên vị cay của ớt) làm giảm hình thành mạch trong các tế bào ung thư biểu mô phổi không phải tế bào nhỏ. Capsaicin còn thể hiện hoạt động thúc đẩy apoptosis, điều chỉnh giảm tế bào trong tế bào của loại ung thư phổi tế bào nhỏ. Nó cũng có tác dụng chống tăng sinh, chống lại bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.
Hoa nghệ tây: Nghiên cứu năm 2016 của Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc, chỉ ra chiết xuất etanolic của nghệ tây ức chế khả năng tồn tại của tế bào trong các tế bào ung thư biểu mô đáy phế nang. Dịch chiết nước nghệ tây có thể gây ra apoptosis và ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư phổi.
Hoa nghệ tây: Nghiên cứu năm 2016 của Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc, chỉ ra chiết xuất etanolic của nghệ tây ức chế khả năng tồn tại của tế bào trong các tế bào ung thư biểu mô đáy phế nang. Dịch chiết nước nghệ tây có thể gây ra apoptosis và ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư phổi.
Hạt thìa là đen: Theo nghiên cứu trên của Đại học Tôn Trung Sơn, chiết xuất hạt và dầu của hạt thìa là đen làm giảm khả năng sống sót của tế bào và làm thay đổi hình thái tế bào của tế bào ung thư phổi. Thymoquinone từ hạt thìa là đen có vai trò ức chế sự tăng sinh, di cư và xâm lấn của tế bào khối u phổi ác tính.
Hạt thìa là đen: Theo nghiên cứu trên của Đại học Tôn Trung Sơn, chiết xuất hạt và dầu của hạt thìa là đen làm giảm khả năng sống sót của tế bào và làm thay đổi hình thái tế bào của tế bào ung thư phổi. Thymoquinone từ hạt thìa là đen có vai trò ức chế sự tăng sinh, di cư và xâm lấn của tế bào khối u phổi ác tính.
Mai Cat (Theo Very Well Health)
Ảnh: Freepk
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để được bác sĩ giải đáp |