Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành: Phân tích tổng hợp năm 2006 của Trường Đại học Loma Linda, Mỹ, dựa trên 5 nghiên cứu, cho thấy ăn đậu nành có thể cản trở khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp nên uống thuốc sau 4 giờ ăn đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, tương, miso.
Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành: Phân tích tổng hợp năm 2006 của Trường Đại học Loma Linda, Mỹ, dựa trên 5 nghiên cứu, cho thấy ăn đậu nành có thể cản trở khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp nên uống thuốc sau 4 giờ ăn đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, tương, miso.
Đậu: Các loại đậu rất giàu chất xơ. Người bị suy giáp ăn quá nhiều chất xơ có thể gây khó khăn cho điều trị bệnh.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, người trưởng thành nên tiêu thụ 25-38 g chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ có trong đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây... vượt quá mức này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cản trở hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Đậu: Các loại đậu rất giàu chất xơ. Người bị suy giáp ăn quá nhiều chất xơ có thể gây khó khăn cho điều trị bệnh.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, người trưởng thành nên tiêu thụ 25-38 g chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ có trong đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây... vượt quá mức này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cản trở hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Rau họ cải: Bệnh nhân suy giáp tránh các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải chíp, súp lơ vì chúng cản trở cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp nếu thiếu iốt.
Theo nghiên cứu năm 2010 của Viện Pasteur de Nouvelle, Pháp, trên 647 người, ăn nhiều rau họ cải có thể ngăn chặn khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp, trong khi iốt là khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp.
Rau họ cải: Bệnh nhân suy giáp tránh các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải chíp, súp lơ vì chúng cản trở cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp nếu thiếu iốt.
Theo nghiên cứu năm 2010 của Viện Pasteur de Nouvelle, Pháp, trên 647 người, ăn nhiều rau họ cải có thể ngăn chặn khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp, trong khi iốt là khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp.
Cà phê: Nghiên cứu năm 2008 của Trường Đại học Messina, Italy, với 24 người tham gia, cho thấy caffeine trong cà phê có tác dụng ngăn chặn hấp thụ hormone thay thế cho tuyến giáp. Người đang dùng thuốc tuyến giáp nên tránh thức uống này hoặc đợi ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc mới dùng cà phê.
Cà phê: Nghiên cứu năm 2008 của Trường Đại học Messina, Italy, với 24 người tham gia, cho thấy caffeine trong cà phê có tác dụng ngăn chặn hấp thụ hormone thay thế cho tuyến giáp. Người đang dùng thuốc tuyến giáp nên tránh thức uống này hoặc đợi ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc mới dùng cà phê.
Rượu: Đánh giá năm 2013 của Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ, dựa trên 79 nghiên cứu, chỉ ra tiêu thụ rượu có thể tàn phá mức độ hormone tuyến giáp và khả năng sản xuất hormone của tuyến này.
Rượu cũng ngăn chặn khả năng cơ thể sử dụng hormone tuyến giáp. Người bị suy giáp nên uống có chừng mực hoặc bỏ rượu.
Rượu: Đánh giá năm 2013 của Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ, dựa trên 79 nghiên cứu, chỉ ra tiêu thụ rượu có thể tàn phá mức độ hormone tuyến giáp và khả năng sản xuất hormone của tuyến này.
Rượu cũng ngăn chặn khả năng cơ thể sử dụng hormone tuyến giáp. Người bị suy giáp nên uống có chừng mực hoặc bỏ rượu.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Ảnh: Freepik
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp |