Thở mím môi: Bài tập được chứng minh giảm mức độ khó thở của bệnh nhân, giúp giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi, thúc đẩy thư giãn và giảm khó thở khi leo cầu thang. Kỹ thuật này nên được thực hiện 4-5 lần một ngày.
Để tập luyện, bệnh nhân hít một hơi bằng mũi trong khi tự đếm đến hai, không cần hít quá sâu. Mím môi như thể chuẩn bị huýt sáo hoặc thổi nến bánh sinh nhật, từ từ thở ra trong khi tự đếm đến 4. Không nên cố gắng thở mạnh mà nên thở từ từ bằng miệng.
Thở mím môi: Bài tập được chứng minh giảm mức độ khó thở của bệnh nhân, giúp giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi, thúc đẩy thư giãn và giảm khó thở khi leo cầu thang. Kỹ thuật này nên được thực hiện 4-5 lần một ngày.
Để tập luyện, bệnh nhân hít một hơi bằng mũi trong khi tự đếm đến hai, không cần hít quá sâu. Mím môi như thể chuẩn bị huýt sáo hoặc thổi nến bánh sinh nhật, từ từ thở ra trong khi tự đếm đến 4. Không nên cố gắng thở mạnh mà nên thở từ từ bằng miệng.
Thở phối hợp: Cảm giác khó thở có thể khiến bạn cảm thấy bất an. Bài tập phối hợp nhịp thở hai bước sẽ giúp cải thiện triệu chứng này. Đầu tiên, bạn hít vào bằng mũi, sau đó mím môi như thể chuẩn bị thổi nến, thở ra bằng miệng, kết hợp bài tập khi đang tập tạ tay hoặc tập thể dục.
Thở phối hợp: Cảm giác khó thở có thể khiến bạn cảm thấy bất an. Bài tập phối hợp nhịp thở hai bước sẽ giúp cải thiện triệu chứng này. Đầu tiên, bạn hít vào bằng mũi, sau đó mím môi như thể chuẩn bị thổi nến, thở ra bằng miệng, kết hợp bài tập khi đang tập tạ tay hoặc tập thể dục.
Thở sâu: Hít thở sâu ngăn không khí bị mắc kẹt trong phổi, giảm cảm giác khó thở. Nhờ đó, bạn có thể hít thở không khí trong lành hơn. Bài tập này nên thực hiện cùng các bài tập thở hàng ngày khác, kéo dài 10 phút mỗi lần, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Ngồi hoặc đứng với khuỷu tay duỗi, hơi ngửa ra sau. Tư thế này cho phép ngực mở rộng hơn. Sau đó, hít vào bằng mũi thật sâu, nín thở khi đếm đến 5 rồi thở ra chậm và sâu qua mũi.
Thở sâu: Hít thở sâu ngăn không khí bị mắc kẹt trong phổi, giảm cảm giác khó thở. Nhờ đó, bạn có thể hít thở không khí trong lành hơn. Bài tập này nên thực hiện cùng các bài tập thở hàng ngày khác, kéo dài 10 phút mỗi lần, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Ngồi hoặc đứng với khuỷu tay duỗi, hơi ngửa ra sau. Tư thế này cho phép ngực mở rộng hơn. Sau đó, hít vào bằng mũi thật sâu, nín thở khi đếm đến 5 rồi thở ra chậm và sâu qua mũi.
Ho khan: Khi bị bệnh phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chất nhầy có thể tích tụ dễ dàng hơn trong phổi. Tập ho khan giúp bệnh nhân ho ra chất nhầy mà không gây mệt mỏi.
Cách tập gồm bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, hít vào bằng miệng sâu hơn so với bình thường. Sau đó, kích hoạt cơ bụng để thổi không khí ra trong ba nhịp thở và tạo âm thanh “ha, ha, ha”. Mọi người tưởng tượng đang thổi khí vào một chiếc gương.
Ho khan: Khi bị bệnh phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chất nhầy có thể tích tụ dễ dàng hơn trong phổi. Tập ho khan giúp bệnh nhân ho ra chất nhầy mà không gây mệt mỏi.
Cách tập gồm bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, hít vào bằng miệng sâu hơn so với bình thường. Sau đó, kích hoạt cơ bụng để thổi không khí ra trong ba nhịp thở và tạo âm thanh “ha, ha, ha”. Mọi người tưởng tượng đang thổi khí vào một chiếc gương.
Thở bằng cơ hoành: Cơ hoành rất quan trọng, giúp hô hấp tốt hơn. Những người mắc bệnh phổi có xu hướng dùng các cơ phụ ở cổ, vai và lưng để thở hơn thay cho cơ hoành. Kỹ thuật này có thể phức tạp hơn các bài tập khác, vì vậy bệnh nhân nên thực hành nhiều hơn, có thể nhờ bác sĩ hoặc nhà trị liệu hô hấp hướng dẫn.
Thở bằng cơ hoành hoặc bụng giúp huấn luyện loại cơ này. Bệnh nhân có thể tập trong khi ngồi hoặc nằm thả lỏng vai, đặt một tay lên ngực và tay kia đặt lên bụng. Hít vào bằng mũi trong 2 giây, cảm thấy bụng căng lên hoặc phình ra. Mím môi và thở ra từ từ bằng miệng, ấn nhẹ vào bụng để tăng khả năng thoát khí của cơ hoành. Lặp lại bài tập đến khi mệt.
Thở bằng cơ hoành: Cơ hoành rất quan trọng, giúp hô hấp tốt hơn. Những người mắc bệnh phổi có xu hướng dùng các cơ phụ ở cổ, vai và lưng để thở hơn thay cho cơ hoành. Kỹ thuật này có thể phức tạp hơn các bài tập khác, vì vậy bệnh nhân nên thực hành nhiều hơn, có thể nhờ bác sĩ hoặc nhà trị liệu hô hấp hướng dẫn.
Thở bằng cơ hoành hoặc bụng giúp huấn luyện loại cơ này. Bệnh nhân có thể tập trong khi ngồi hoặc nằm thả lỏng vai, đặt một tay lên ngực và tay kia đặt lên bụng. Hít vào bằng mũi trong 2 giây, cảm thấy bụng căng lên hoặc phình ra. Mím môi và thở ra từ từ bằng miệng, ấn nhẹ vào bụng để tăng khả năng thoát khí của cơ hoành. Lặp lại bài tập đến khi mệt.
Chi Lê
Ảnh: Healthline