Trẻ nhỏ thường xuyên bị ho do nhiều nguyên nhân như do kích ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản... Cơn ho trong từng trường hợp thường có những đặc thù riêng để nhận biết. Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ, dùng thuốc... ba mẹ cũng nên lưu ý đến một số thực phẩm nên và không nên cho con ăn khi bị ho.
Dâu tây, nho và vải thiều
Khi trẻ xuất hiện cơn ho và trong vòng 15-20 ngày kể từ khi cơn ho chấm dứt, phụ huynh không nên cho trẻ ăn một số loại trái cây, bao gồm: dâu tây, nho và vải thiều, nước mía. Đa số trẻ ho do dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai hay amidan, nếu ăn những loại trái cây này, cơn ho dễ bị kích thích hơn.
Quả dâu tây thường giải phóng histamine, một chất gây ho làm trầm trọng thêm tình trạng ho hiện tại của trẻ. Quả nho và vải thiều là những loại trái cây chứa quá nhiều đường từ nhiên, các chất này có thể là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
Thực phẩm có màu đậm
Các loại thực có màu quá đậm, chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, phá vỡ hàng rào cục bộ khiến vi khuẩn sinh sôi, đồng thời tạo điều kiện cho nhiễm trùng phát triển. Nhóm phẩm màu này thường dùng nhiều trong sản xuất bánh kẹo, đồ tráng miệng, mứt, siro, nước ngọt, kem...
Hải sản, đồ ăn nhanh
Không phải kiêng hoàn toàn nhưng khi con bạn bị ho, bạn nên hạn chế cho chúng ăn tôm, cua cá. Hải sản dễ gây dị ứng, kích thích cơn ho dẫn đến ho nặng và dữ dội.
Đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ kích thích tiết nhiều đờm hơn, dễ khiến trẻ bị ho nặng, kéo dài, lâu khỏi bệnh.
Ba mẹ không nên cho bé đến trường, nơi có nhiều bụi bặm công trình, khói bụi khi con bị ho. Những hạt li ti, ô nhiễm này thường trở thành yếu tố làm cơn ho nặng hơn.
Một số cách giúp giảm ho cho trẻ, bao gồm: giữ ấm, tránh để trẻ nhiễm lạnh, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, không có trẻ tiếp xúc với khói thuốc, chia nhỏ bữa ăn, vỗ lưng giúp long đờm giảm ho, dùng thuốc ho thảo dược, cho trẻ uống mật ong vào buổi tối nước khi đi ngủ...
Anh Chi (Theo E Times)