Tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng tăng. Thăm khám trễ, chẩn đoán và điều trị không hiệu quả khiến quá trình điều trị có thể kéo dài, tốn kém. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVFTA), vô sinh không phải dấu chấm hết, mà vẫn có cách chữa trị. Vợ chồng vô sinh hiếm muộn hơn 10 năm do niêm mạc tử cung mỏng, ít trứng, sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân... vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.
Tiến bộ của y học, sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại và chuyên gia nhiều kinh nghiệm sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho những trường hợp này. Bác sĩ Lê Hoàng khuyên các cặp vợ chồng cần đi khám ở cơ sở uy tín để không bỏ lỡ "thời điểm vàng" trong điều trị. Hàng nghìn người sau khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã có con như ý nguyện.
Chị Trần Thu Hà (Đống Đa, Hà Nội) kết hôn ở tuổi gần 40, mắc ba bệnh khó có con cùng lúc gồm suy buồng trứng, tắc hai vòi trứng và niêm mạc rất mỏng.
Năm 2016, chị kiểm tra sức khỏe và nhận kết quả bị tắc vòi trứng, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) chỉ còn 0,4. Bác sĩ tư vấn làm thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thời gian chuẩn bị, chị bất ngờ mang thai, nhưng ở tuần thứ 7 thì mất tim thai. Hành trình tìm con càng khó khăn hơn khi chỉ số AMH tiếp tục sụt giảm còn 0,26. Tuổi càng lớn, AMH càng thấp, vợ chồng đi một số bệnh viện nhưng chỉ nhận những cái lắc đầu vì cơ hội có con bằng noãn tự thân rất thấp, chỉ 5%.
"Lúc đó, tôi gần như mất hết tinh thần và không còn nghĩ đến việc chữa trị. Mẹ ruột muốn tôi tiếp tục chiến đấu. Bà đặt lịch ở IVFTA và bảo tôi đến khám. Khi đến bệnh viện, tôi hoàn toàn không có sự chuẩn bị", chị Hà nhớ lại.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng khuyên chị đừng mất niềm tin vì "còn nước còn tát", khát khao làm mẹ trong chị trỗi dậy. Phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ được Phó giáo sư Lê Hoàng thiết kế riêng cho chị để tránh các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra khi kích thích buồng trứng cho phụ nữ lớn tuổi, suy buồng trứng, đáp ứng buồng trứng kém như không có nang trội, chọc hút không có noãn (hội chứng nang trống)...
Mỗi lần thực hiện kích trứng thu được một đến hai noãn, qua sáu chu kỳ với bốn lần kích trứng tạo bốn phôi tốt. Tháng 2/2020, chị chuyển phôi thì gặp rào cản vì niêm mạc quá mỏng, chỉ được 5,4 mm vào ngày 10 của chu kỳ.
Bác sĩ tiếp tục xây dựng phác đồ điều trị niêm mạc mỏng bằng phương pháp ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. "Nằm trên bàn siêu âm mà lòng tôi như lửa đốt, đến khi nghe bác sĩ bảo niêm mạc 8,1 có thể chuyển phôi, tôi mới thở phào nhẹ nhõm", chị Hà nhớ lại.
Chị được chuyển hai phôi và đậu song thai trong lần đầu thụ tinh ống nghiệm. Hành trình mang thai rất vất vả như bị nghén nặng phải nhập viện liên tục, tiểu đường thai kỳ, tụt cổ tử cung, tiền sản giật... Nhờ sự chăm sóc của bác sĩ sản khoa tại bệnh viện, chị sinh hai bé gái khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ ở tuần thai 36.
Gần giống như trường hợp chị Trần Thu Hà, chị Phạm Thị Thu Hà (Hà Nội) từng bảy lần mang thai tự nhiên nhưng đều sảy thai sớm không rõ nguyên nhân.
"Nhiều khi tôi thấy cuộc đời quá khắc nghiệt, thà đừng mang thai còn hơn có thai rồi lại mất con, không chỉ một lần mà đến bảy lần, nỗi đau cứ chồng chất thành nỗi sợ", chị Thu Hà trải lòng. Khi vừa mới thấy que hai vạch là lại bị ra máu, beta cứ đến khoảng gần 1.000 bắt đầu giảm nhanh và mất con.
Sảy lần đầu, chị nghĩ do chưa có kinh nghiệm giữ thai. Đến lần hai, chị lo lắng nghĩ cơ địa có vấn đề nên chủ động khám. Sau khi thực hiện xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu về ADN, sức khỏe vợ chồng đều bình thường nhưng không tìm được nguyên nhân bảy lần sảy thai sớm.
Mang bệnh án "vô sinh không rõ nguyên nhân", ai bảo thầy hay thuốc tốt, chị đều tìm đến. Chị không nhớ uống bao nhiêu loại thuốc từ tây y, đông y, thuốc bổ... đến phù cả người nhưng vẫn không có kết quả.
"Tôi từng nghĩ đến việc buông tay chồng, bỏ đi thật xa, thậm chí kết thúc sự sống vì quá đau khổ và bế tắc", chị kể.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, ngoài những nhóm nguyên nhân gây vô sinh ở nữ và nam có thể xác định được, có khoảng 10% các trường hợp hai vợ chồng hoàn toàn bình thường nhưng lâm vào cảnh hiếm muộn.
Theo thống kê, có khoảng một phần ba các trường hợp vô sinh hiếm muộn không thể giải thích được nguyên nhân cụ thể. Kết quả kiểm tra hệ thống sinh sản của họ hoàn toàn khỏe mạnh, buồng trứng, vòi trứng, tử cung, tinh dịch đồ cùng nhiều xét nghiệm khác đều trong giới hạn bình thường nhưng vẫn không thể thụ thai tự nhiên hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, vô sinh không rõ nguyên nhân không phải là "vô phương cứu chữa".
Theo lời mách bảo của người thân, bạn bè, chị Hà một lần nữa đi tìm con tại IVF Tâm Anh. Chị cho biết, mọi việc diễn ra thuận lợi và may mắn có thai ngay sau lần chuyển phôi đầu tiên. Ngày thứ 4 sau chuyển phôi, chị bị ra dịch nâu, với diễn biến như những lần trước khiến chị hoảng sợ. Vốn đã tiên lượng nguy cơ có thể xảy ra với bệnh nhân, bác sĩ trung tâm Hỗ trợ sinh sản kết hợp với khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh áp dụng phác đồ dưỡng thai đặc biệt cùng chị Hà vượt qua "nỗi ám ảnh" mất con.
Ngày 14 sau chuyển phôi, cầm xét nghiệm beta trên tay, chị Hà bất ngờ với kết quả trên 3.000. Chị mang song thai ngay lần đầu thụ tinh ống nghiệm sau bảy năm mong chờ.
Phó giáo sư Lê Hoàng nhấn mạnh, có bốn yếu tố quan trọng chi phối tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm (IVF) gồm độ tuổi của người phụ nữ; thời điểm bắt đầu điều trị; phác đồ điều trị toàn diện cho cả nam và nữ; kết hợp với kỹ thuật, trang thiết bị và phòng lab đạt chuẩn.
Khi hai vợ chồng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trên một năm mà chưa có con cần thăm khám ngay để không bỏ lỡ "thời điểm vàng" trong điều trị. Lựa chọn những cơ sở có trang thiết bị hiện đại cùng phác đồ cá thể hóa phù hợp cũng giúp hạn chế đau đớn và tiết kiệm chi phí điều trị.
Phó giáo sư Lê Hoàng cho biết, thống kê trên thế giới, tỷ lệ IVF thành công ở nhóm phụ nữ trên 35 tuổi sẽ giảm. Độ tuổi trung bình đến với IVF Tâm Anh khoảng 38-39 tuổi, có bệnh nhân hơn 50 tuổi, nhưng tỷ lệ IVF thành công trung bình là 63% (năm 2020), hơn 70% ở đối tượng dưới 30 tuổi. Nơi đây trang bị phòng lab đạt chuẩn ISO 5 - đạt độ vô khuẩn cao với hệ thống Clean room kiểm soát không khí riêng biệt, đáp ứng yêu cầu môi trường nuôi cấy, tạo điều kiện tốt nhất cho sự làm tổ và phát triển phôi trong thụ tinh ống nghiệm, giảm thiểu tối đa các yếu tố gây hại cho phôi.
IVFTA áp dụng các công nghệ và kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn mới nhất trong khu vực và thế giới như ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, suy nội mạc, sảy thai nhiều lần liên tiếp; phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ cho phụ nữ có dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, suy buồng trứng sớm, đáp ứng buồng trứng kém, buồng trứng đa nang.
Xét nghiệm ERA đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung; trưởng thành trứng non (IVM); tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); hỗ trợ phôi thoát màng; xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT); trữ lạnh giao tử (tinh trùng, trứng); trữ lạnh mô (mô tinh hoàn, mô buồng trứng)... cùng các phác đồ tiên tiến, các loại thuốc mới... góp phần tăng tỷ lệ IVF thành công, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người mẹ sau này.
Ngọc An (Ảnh: IVFTA)
Nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng mong con được tiếp cận thông tin khoa học, chính thống, gặp gỡ chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, VnExpress phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Tuần tư vấn về vô sinh hiếm muộn "Vô sinh không vô vọng" lần thứ 2, ngày 12/3-18/3. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội và TP HCM:
- Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Tâm Anh Hà Nội
- ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Tâm Anh TP HCM
- Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quán Anh - Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu - Nam học, bệnh viện Tâm Anh Hà Nội
- Tiến sĩ, bác sĩ Từ Thành Trí Dũng - Trưởng khoa Nam học, bệnh viện Tâm Anh TP HCM
- Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Cố vấn chuyên môn Trung tâm Sản Phụ khoa, bệnh viện Tâm Anh TP HCM
- Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện Tâm Anh TP HCM
- Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, bệnh viện Tâm Anh Hà Nội
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hà - Trưởng khoa Xét nghiệm, bệnh viện Tâm Anh Hà Nội
- Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thanh Nga - Giám đốc Trung tâm xét nghiệm, bệnh viện Tâm Anh TP HCM
- Tiến sĩ Thẩm Thị Thu Nga - Trưởng LAB, trung tâm Tế bào gốc, bệnh viện Tâm Anh Hà Nội
- Cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nam học, phụ sản, nhi-sơ sinh, xét nghiệm, tế bào gốc, mô phôi học, lab...
Mở đầu Tuần tư vấn, vào lúc 20h ngày 12/3, chương trình livestream chủ đề "Những đột phá giúp tăng tỷ lệ thành công trong điều trị vô sinh hiếm muộn" được tiếp sóng trực tiếp trên fanpage VnExpress. Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp.