Con đường lây truyền viêm gan B tương tự như virus HIV, tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của HBV cao hơn 50-100 lần so với HIV. HBV dễ dàng lây lan qua ba con đường. Virus này lây qua đường máu bằng nhiều hình thức khác nhau như dùng kim tiêm với người bệnh, nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu chứa virus, sử dụng dụng cụ y tế, dụng cụ xăm hình, xỏ khuyên, làm móng dính máu có chứa virus viêm gan B mà không được khử trùng đúng cách. Dùng chung vật dụng cá nhân có nguy cơ tiếp xúc với máu người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
HBV có thể lây truyền từ mẹ sang con, trẻ tiếp xúc với máu của mẹ hoặc thông qua dịch âm đạo khi trẻ chui qua âm đạo của mẹ lúc sinh. Tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào thời điểm mẹ bầu bị nhiễm bệnh. Cụ thể, nếu người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang con là 1%. Trong 3 tháng giữa thai kỳ tỷ lệ là 10% và trên 60% nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ lây truyền cho trẻ có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh.
HBV có thể lây truyền qua đường tình dục. Virus viêm gan B hiện diện trong tinh dịch và dịch âm đạo của người bệnh. Do đó, người quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ nhiễm bệnh, kể cả khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.
Câu 3: Viêm gan B điều trị bằng thuốc đúng không?