Nước dùng ấm: Nước dùng ấm như nước luộc gà, canh rau củ có tác dụng làm dịu cổ họng, duy trì lượng nước trong cơ thể. Chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây kích ứng amidan bị viêm. Ưu tiên dùng khi ấm để giảm khó chịu và tăng thêm hiệu quả.
Nước dùng ấm: Nước dùng ấm như nước luộc gà, canh rau củ có tác dụng làm dịu cổ họng, duy trì lượng nước trong cơ thể. Chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây kích ứng amidan bị viêm. Ưu tiên dùng khi ấm để giảm khó chịu và tăng thêm hiệu quả.
Mật ong: Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên của mật ong có tác dụng bao phủ cổ họng, làm giảm kích ứng và các triệu chứng đau. Người bị viêm amidan có thể thêm một thìa mật ong nguyên chất vào trà thảo mộc ấm và uống từng ngụm.
Mật ong: Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên của mật ong có tác dụng bao phủ cổ họng, làm giảm kích ứng và các triệu chứng đau. Người bị viêm amidan có thể thêm một thìa mật ong nguyên chất vào trà thảo mộc ấm và uống từng ngụm.
Trà gừng: Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa giúp làm dịu cổ họng và giảm đau. Loại củ này hỗ trợ giảm buồn nôn, tốt cho tiêu hóa. Thêm một vài lát gừng tươi vào nước đun sôi để pha trà rồi lọc uống.
Trà gừng: Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa giúp làm dịu cổ họng và giảm đau. Loại củ này hỗ trợ giảm buồn nôn, tốt cho tiêu hóa. Thêm một vài lát gừng tươi vào nước đun sôi để pha trà rồi lọc uống.
Chuối: Nhờ kết cấu mềm, dễ nuốt, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu nên chuối là món ăn phù hợp khi bị viêm amidan. Chuối chín nguyên quả hoặc xay thành sinh tố, dùng cùng yến mạch là những món ăn bổ dưỡng, ngon miệng.
Chuối: Nhờ kết cấu mềm, dễ nuốt, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu nên chuối là món ăn phù hợp khi bị viêm amidan. Chuối chín nguyên quả hoặc xay thành sinh tố, dùng cùng yến mạch là những món ăn bổ dưỡng, ngon miệng.
Nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm có khả năng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng. Hòa tan một thìa muối vào cốc nước ấm, súc miệng nhiều lần trong ngày.
Nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm có khả năng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng. Hòa tan một thìa muối vào cốc nước ấm, súc miệng nhiều lần trong ngày.
Trà thảo dược: Các loại trà thảo dược như hoa cúc, bạc hà hoặc rễ cam thảo có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giảm đau cổ họng. Pha trà thảo dược, thưởng thức khi còn ấm, nhấm nháp từ từ để thúc đẩy quá trình chữa lành.
Trà thảo dược: Các loại trà thảo dược như hoa cúc, bạc hà hoặc rễ cam thảo có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giảm đau cổ họng. Pha trà thảo dược, thưởng thức khi còn ấm, nhấm nháp từ từ để thúc đẩy quá trình chữa lành.
Bảo Bảo (Theo Times of India)
Ảnh: Bảo Bảo