Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành hai loại: trào ngược dạ dày có tổn thương thực quản và trào ngược dạ dày không có tổn thương thực quản. Tuy vậy, trên 80% người bệnh không có tổn thương điển hình trên nội soi và chỉ khoảng 20% người bệnh có biểu hiện tổn thương tại thực quản. Do đó, nội soi ít có giá trị chẩn đoán xác định bệnh. Ngoài khai thác bệnh sử, đánh giá các triệu chứng khác đi kèm để loại trừ, phân loại bệnh, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi pH và cơn trào ngược trong 24 giờ liên tục bằng máy đo pH và trở kháng thực quản. Trường hợp khó có thể đo liên tục 96 giờ. Đây là phương pháp "tiêu chuẩn vàng" trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Người bệnh sẽ kết nối với cảm biến qua một đầu dò luồn qua mũi vào thực quản. Phương pháp đo này không gây đau, khó chịu, người bệnh vẫn có thể ăn uống, đi lại, nằm ngồi và sinh hoạt như bình thường. Dựa trên số cơn trào ngược axit, tính chất của cơn trào ngược, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác người bệnh có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị thử nghiệm với thuốc nhằm giảm bài tiết axit dịch vị và trung hòa axit thực quản. Nếu triệu chứng ho cải thiện trong thời gian này nghĩa là tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
Câu 4: Ngoài ho mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản còn có thể gây ra các biến chứng gì?
A. Viêm tai mũi họng kéo dài, xơ phổi, mòn răng