Các nốt mẩn đỏ trên da bé biến mất khi dùng thuốc kháng histamin, kháng viêm, sau đó tái phát. Ngày 11/10, BS.CKI Trần Thị Thu Thảo, khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, đánh giá bé có biểu hiện giống với dị ứng da song kèm đại tiện phân lỏng kéo dài, ăn uống khó tiêu nên khả năng nguyên nhân khác. Xét nghiệm máu, phân, dịch đờm... sau đó ghi nhận nhiễm giun sán.
Bé uống thuốc sổ giun theo phác đồ, theo dõi tại nhà và tái khám theo chỉ định. Mẹ của bé cho biết trước đó bé ăn ngon, bú tốt, lên cân đều. Gia đình không nuôi chó mèo, lau nhà thường xuyên, không nghĩ con bị nhiễm giun sán.
Bác sĩ Thảo giải thích trẻ có thể nhiễm giun sán do đồ ăn hoặc qua trung gian. Người thân tiếp xúc với chó mèo và ôm trẻ có khả năng lây bệnh. Trẻ nhỏ chưa đủ tuổi xổ giun định kỳ, bệnh có biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh lý ngoài da thông thường.
Theo bác sĩ Thảo, tình trạng nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở trẻ em, nhất là tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi), tuy nhiên lại dễ bị bỏ qua. Bệnh lý này phổ biến ở quốc gia khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Giun, sán, bọ chét, chí (chấy), ve, rận... thông qua đường tiêu hóa, đất, da, từ động vật xâm nhập và sống ký sinh ở người. Nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương gan, não, phổi, thận, suy dinh dưỡng, thiếu máu... Trẻ có bệnh nền suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Thảo khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện nổi mề đay, ngứa kéo dài không khỏi, đi kèm sốt, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, thiếu máu. Xét nghiệm ký sinh trùng giúp phát hiện chính xác loại ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể trẻ, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Phòng bệnh bằng cách ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay chân, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, cắt móng tay gọn gàng, hạn chế cho trẻ mút tay. Trẻ đủ tuổi nên tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo.
Đình Lâm
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |