Doanh nghiệp tôm Việt Nam cho rằng, mức thuế công bằng nhất đối với họ là 0%. |
Hiện 4 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đang chuẩn bị thêm các thông tin, tư liệu mới cung cấp cho đoàn điều tra nhằm một lần nữa khẳng định Việt Nam không bán phá giá tôm vào Mỹ.
Ông Hoè cho biết thêm, vào thứ 3 vừa qua, 17 doanh nghiệp đã gửi thư yêu cầu DOC xem xét lại phán quyết sơ bộ của mình. Đây là 17 trong số 34 bị đơn tự nguyện trả lời câu hỏi mục A, song không được hưởng thuế suất riêng rẽ. Những doanh nghiệp này bị áp thuế suất chung với mức cao tới 93,13%.
Hiện Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CPB) đang yêu cầu sửa đổi các khoản tiền đặt cọc đối với các nhà nhập khẩu hàng nông nghiệp và thuỷ sản vào Mỹ, nhằm chuẩn bị cho việc thu thuế hồi tố chống bán phá giá tôm. Theo quy định hiện hành, khoản đặt cọc thường xuyên tối thiểu là 10% tiền thuế, phí và lệ phí mà nhà nhập khẩu phải trả của năm trước đó. Nhưng đối với các trường hợp vừa bị áp thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ nộp thuế mới cao hơn không được thể hiện qua tổng số tiền thuế của năm trước. Do vậy khoản tiền đặt cọc thường xuyên trước đó không thể đảm bảo đủ nguồn thu khi một số nhà nhập khẩu không đủ khả năng tài chính thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuế này.
Theo quy định mới sửa đổi, CBP sẽ xác định khoản tiền đặt cọc thường xuyên trong các trường hợp bị kiện chống bán phá giá nông/thủy sản dựa trên mức thuế suất chống bán phá giá mà 1 công ty có khả năng phải chịu và việc sử dụng giá trị nhập khẩu của năm trước đó. Khoản tiền đặt cọc cuối cùng sẽ được đưa ra dựa trên khả năng bị thất thu của ngân sách. Sắp tới, CBP sẽ tiến hành những đánh giá định kỳ để theo dõi xem các khoản đặt cọc có đủ đảm bảo không và CBP có thể sẽ điều chỉnh các mức để tính các khoản tiền đặt cọc khác nhau trong từng hoàn cảnh. |
Song Linh