Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố ông đang xem xét khả năng kiện các ngân hàng đầu tư Mỹ vì tội tạo nên cuộc khủng hoảng nợ tại xứ sở của các vị thần.
Các ngân hàng tại Anh và châu Âu đang đứng trước rủi ro rớt hạng tín nhiệm hàng loạt do hiệu ứng khủng hoảng Hy Lạp.
Đổi lấy sự giúp đỡ của EU và IMF, Chính phủ và người dân Hy Lạp sắp phải chấp nhận hàng loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng trong vòng ít nhất 3 năm tới.
Trước nguy cơ khủng hoảng nợ tại Hy Lạp lan sang các quốc gia làng giềng, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ nước này cần thắt chặt hơn nữa các kế hoạch chi tiêu.
Bầu không khí lo ngại bao trùm khắp châu Âu sau khi Hy Lạp, Bồ Đào Nha đồng loạt tụt hạng tín nhiệm, bởi đây hai nước duy nhất đối mặt với những vấn đề đáng lo ngại về nợ công và tín dụng tại lục địa này.
Hệ thống tài chính yếu kém, đối phó không hiệu quả với khủng hoảng là nguyên nhân chủ yếu khiến S&P hạ bậc tín nhiệm của hai nền kinh tế Nam Âu. Thị trường tài chính thế giới bắt đầu "rung lắc" mạnh sau thông tin này.
Hy Lạp tiếp tục là mối lo khiến euro giảm điểm sáng nay, cùng đà giảm của thị trường chứng khoán châu Á. Thông tin IMF tăng mức dự báo kinh tế thế giới trong năm nay lên 4,2% giúp thị trường bớt u ám.
Cuộc họp then chốt về vấn đề gói cứu trợ trị giá 45 tỷ euro dành cho Hy Lạp đã phải hoãn lại vì khói bụi núi lửa phong tỏa mọi chuyến bay tại châu Âu.
> EU quyết định bơm 30 tỷ euro cho Hy Lạp
Sau 2 tháng im hơi lặng tiếng và hứng chịu phàn nàn của 16 nước trong khu vực đồng tiền chung euro, Liên minh Châu Âu (EU) cuối cùng đã hé lộ chi tiết về kế hoạch cứu trợ tài chính Hy Lạp.
Các bộ trưởng tài chính châu Âu vừa thông qua gói cứu trợ khẩn cấp khổng lồ trị giá lên tới 30 tỷ EUR (tương đương 40,12 tỷ USD) dành cho Hy Lạp. Đây là thông tin đáng chú ý trong bản tin kinh tế tài chính thế giới sáng 12/4.
4 ngân hàng lớn của Hy Lạp gồm National Bank of Greece SA, EFG Eurobank Ergasias, Alpha Bank A.E. và Piraeus Bank SA đều bị Fitch Ratings hạ thấp tín nhiệm xuống mức BBB-.
Lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm lập kỷ lục mới 8% sau khi đã leo lên mức 7,1% vào ngày 6/4, do hàng loạt trái chủ thi nhau bán tháo.
Lần bán trái phiếu này của Hy Lạp không thành công như đợt bán đầu tháng, nhưng cũng giúp euro lấy lại sức mạnh. Cùng lúc đó tại châu Á, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang chịu áp lực từ nhiều phía.
Sau nhiều lần đắn đo "cứu hay không", cuối cùng thì EU cũng gật đầu với Hy Lạp. Tuy nhiên, việc Liên mình châu Âu phải viện cả IMF tham gia cùng khiến thị trường phản ứng không mấy tích cực.
Ngay trước thềm cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao các nước sử dụng đồng euro, hai nền kinh tế hàng đầu khu vực là Đức và Pháp gần như đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề Hy Lạp.
Trong khi nhiều nước châu Âu và cả Chủ tịch EU muốn cứu Hy Lạp thì Đức tiếp tục đơn phương phản đối, khiến thị trường tiền tệ, vàng và dầu lo lắng.
Trong khi Hy Lạp cảnh báo họ có thể cậy nhờ một tổ chức khác ngoài khối là IMF nếu EU không chịu giúp đỡ, EU cũng úp mở về việc sẵn sàng sa thải những thành viên "bướng bỉnh".
Cam kết hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp nhưng chẳng có xu nào được đưa ra trong phiên họp hôm qua của EU, khiến đồng euro tiếp tục chịu áp lực mất giá.
Mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Hy Lạp khiến người dân châu Âu lo lắng, song nó lại mở ra viễn cảnh tươi sáng hơn cho các công ty xuất khẩu.
> Khủng hoảng nợ tại Hy Lạp
25 tỷ euro sẽ là số tiền tối đa mà 16 quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu có thể chi ra để trợ giúp Hy Lạp nếu quốc gia này không đủ khả năng tự vượt qua cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.