Lãnh đạo cuộc đảo chính Niger phản đối các lệnh trừng phạt quốc tế và tuyên bố sẽ không khuất phục trước những mối đe dọa.
Mỹ thông báo rút một phần nhân viên chính phủ khỏi đại sứ quán ở Niger, đồng thời nâng cảnh báo đi lại với nước này lên mức cao nhất.
Xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh hay sắc tộc được coi là những nguyên nhân thúc đẩy cuộc đảo chính quân sự ở Niger.
Các lãnh đạo khối Tây Phi cho biết can thiệp quân sự là "kịch bản cực chẳng đã" để khôi phục chính quyền dân sự bị lật đổ ở Niger.
Ngoại trưởng Italy cảnh báo phương Tây phải tránh bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Niger, vì đó sẽ bị coi là hành động thực dân kiểu mới.
Cơ quan ngoại giao cho biết hơn 30 người Việt sinh sống, làm việc tại Niger vẫn an toàn và ổn định sau khi quân đội nước này đảo chính.
Chính quyền quân sự Niger mở lại biên giới trên bộ và trên không với 5 quốc gia láng giềng, gần một tuần sau khi đóng cửa vì đảo chính.
Pháp và các chính phủ châu Âu bắt đầu sơ tán công dân khỏi Niger khi tình hình ở quốc gia châu Phi căng thẳng hậu đảo chính.
Chính quyền quân sự Niger bắt ít nhất ba bộ trưởng trong chính phủ dân sự sau khi đảo chính, lật đổ Tổng thống Bazoum.
Pháp sắp sơ tán công dân khỏi Niger, do lo ngại bất ổn tại nước này sau cuộc đảo chính quân sự tuần trước.
Mali và Burkina Faso tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger đồng nghĩa tuyên chiến với hai nước này, cảnh báo động thái có thể gây hậu quả thảm khốc.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào các nước châu Phi và cuộc đảo chính của quân đội Niger tuần trước có thể gây ra gián đoạn.
Ngoại trưởng Pháp bác thông tin của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris lên kế hoạch tấn công quốc gia châu Phi.
Chính quyền quân sự Niger nói rằng Pháp định can thiệp quân sự để giải cứu Tổng thống Bazoum sau khi nhận được sự ủng hộ của nhiều quan chức.
Các lãnh đạo Tây Phi tuyên bố cho chính quyền quân sự ở Niger một tuần để trao trả quyền lực, nếu không có thể phải đối mặt biện pháp vũ lực.
Niger cảnh báo nguy cơ bị bên ngoài can thiệp quân sự, trong bối cảnh lãnh đạo các nước Tây Phi họp bàn biện pháp gây áp lực với Niamey.
Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố không công nhận phe đảo chính, đình chỉ hỗ trợ tài chính và hợp tác an ninh với Niger.
Yevgeny Prigozhin ca ngợi cuộc đảo chính quân sự ở Niger và ngỏ ý để các tay súng của mình đến quốc gia Tây Phi "giúp lập lại trật tự".
Ngoại trưởng Mỹ Blinken điện đàm với Tổng thống Niger bị lật đổ Bazoum, cam kết sẽ đảm bảo khôi phục trật tự hiến pháp nước này.
Chỉ huy lực lượng cận vệ tổng thống Niger trở thành lãnh đạo mới của quốc gia Tây Phi, sau khi quân đội nước này đảo chính và bắt cựu tổng thống Bazoum.