Chủ nhật, 22/12/2024
Thứ năm, 18/5/2017, 14:00 (GMT+7)

Bộ đội xuất ngũ gắn bó với cây cà phê Cầu Đất

Từ diện tích ban đầu chỉ vài sào, đến nay, ông Dương Văn Đương đã sở hữu hơn 3ha cà phê cùng một cơ sở chế biến với sản lượng khoảng 100-200 tấn mỗi năm. 

Từng phục vụ quân ngũ tại mặt trận Campuchia, sau khi xuất ngũ về địa phương, ông Dương Văn Đương (sinh năm 1967) làm việc cho một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, do thu nhập từ đồng lương công chức không đủ để đảm bảo cuộc sống, ông đã bỏ việc và lặn lội đi các nơi, trải nghiệm nhiều công việc khác nhau.

Vào Lâm Đồng năm 1990, nhận thấy thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng Cầu Đất phù hợp để cây trồng phát triển, đặc biệt cây cà phê cho quả nhiều, chất lượng cao, đồng đều. Do đó, ông quyết định dừng chân tại vùng đất này và bắt đầu lập nghiệp với cây cà phê.

polyad

Những quả cà phê chín đỏ, thơm ngon vùng Cầu Đất. Ảnh: Bizmedia.

Thời gian đầu, đến vùng đất mới, không có bạn bè, người thân; bản thân lại không có vốn để đầu tư canh tác, sản xuất nên ông Đương gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm gắn bó lâu dài cùng mảnh đất này, ông đã tự mình xoay xở vượt qua những trở ngại ban đầu. Từ tay trắng, ông cũng có được vài sào đất để canh tác cà phê.

Sau một thời gian trồng thử nghiệm và chăm sóc, những sào cà phê đầu tiên bắt đầu cho thu hoạch. Ông "lấy ngắn nuôi dài", đầu tư dần dần mở rộng diện tích vườn trồng, đồng thời, tìm cách vay mượn thêm vốn để mở cơ sở thu mua và sơ chế cà phê. Năm 2000, cơ sở cà phê Hào Nhất do ông làm chủ ra đời. Từ đó, ngoài cà phê tại vườn nhà, ông còn tiến hành thu mua cà phê của bà con trong vùng về sơ chế và nhập bán cho nhà máy.

Để sơ chế cà phê, nhân công tại cơ sở phải thực hiện các công đoạn cầu kỳ. Cụ thể, cà phê trái thu mua cần đảm bảo chín đều, đẹp, màu đỏ tươi; sau đó được cho vào máy chà bỏ vỏ. Hạt nguyên liệu tiếp tục đem ngâm trong nước sạch khoảng 24 giờ đồng hồ rồi vớt ra rửa cho đến khi hết nhớt thì đem phơi khô. Thay vì phơi cà phê trực tiếp dưới nắng như nhiều người vẫn làm, ông Đương đầu tư hệ thống nhà kính, giúp đảm bảo chất lượng hạt.

Quy trình trồng và chế biến cà phê Cầu Đất: 

Bộ đội xuất ngũ gắn bó với cây cà phê Cầu Đất
 
 

Sau khi hạt cà phê khô, người làm cẩn thận nhặt phân loại cà bằng tay. Những hạt hỏng, đen, xấu đều bị loại bỏ, còn lại là các hạt căng, bóng, màu sắc đồng đều. Hạt được chọn sẽ đem nhập cho nhà máy chế biến, rang xay.

Từ diện tích ban đầu chỉ vài sào, đến nay, ông Đương đã sở hữu hơn 3ha cà phê. Hàng năm, cộng cả cà phê thu mua của bà con, cơ sở Hào Nhất của ông Đương sơ chế khoảng 100 - 200 tấn cà phê, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy trong vùng.

Vũ Đậu

Chia sẻ bài viết qua email