Đột quỵ có thể gây ra những thay đổi đáng kể về thị lực. Một người hồi phục sau trận đột quỵ có thể trải qua các thay đổi khác nhau về thị lực, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của đột quỵ.
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, nhiều người phục hồi sau đột quỵ cho biết, họ gặp khó khăn về thị lực bao gồm trí nhớ thị giác kém, giảm khả năng giữ thăng bằng, giảm nhận thức về chiều sâu và các vấn đề liên quan đến nhìn và đọc. Dưới đây là một số vấn đề thị lực thường gặp mà những người phục hồi sau đột quỵ gặp phải.
Mất một phần thị lực
Mất một phần thị lực hay còn gọi là suy giảm trường thị giác gây mất thị lực bên trái hoặc bên phải, trong trường nhìn trên, dưới hoặc kết hợp các khu vực. Khả năng nhìn của con người phụ thuộc vào bộ não, khi đột quỵ gây ra chứng loạn sắc tố đồng âm, cả hai mắt sẽ mất khả năng nhìn đồng bộ với nhau. Vì vậy, suy giảm trường thị giác có thể dẫn đến cả hai mắt không thể nhìn thấy bên trái, bên phải...
Sự đối xứng của mất thị lực xảy ra do đột quỵ thường đi cùng với vị trí chứng liệt nửa người gây ra. Mất thị lực một phần có thể xảy ra khi đột quỵ làm tổn thương một vùng của thùy thái dương, thùy đỉnh hoặc thùy chẩm. Vị trí cụ thể của đột quỵ xác định chính xác vùng thị lực bị ảnh hưởng. Tổn thương phần não phải gây mất thị lực bên trái, trong khi tổn thương phần não trái gây mất thị lực bên phải.
Lơ đễnh thị giác
Chứng lơ đễnh thị giác có phần khác với chứng loạn sắc tố đồng âm. Lơ đễnh thị giác là tình trạng mà những người phục hồi sau đột quỵ bị mất khả năng chú ý và khả năng nhận thức một bên của cơ thể. Lỡ đễnh thị giác thường xảy ra khi đột quỵ ảnh hưởng đến thùy đỉnh bên phải.
Tầm nhìn bị mờ
Đột quỵ làm suy yếu các cơ mắt theo cách khiến mắt này không thể khớp hoàn toàn với mắt kia, dẫn đến khả năng nhìn hai mắt không đồng điệu, khiến tầm nhìn bị mờ. Tầm nhìn bị mờ xuất hiện do đột quỵ của thân não hoặc tiểu não. Đôi khi đột quỵ vỏ và dưới vỏ cũng có thể tạo ra chứng nhìn đôi gây mờ tầm nhìn.
Mất thị lực
Đột quỵ thường gây mất thị lực hoàn toàn nhưng chỉ xảy ra ở một mắt, hiếm khi xảy ra ở cả hai mắt. Mất thị lực hoàn toàn một bên mắt thường xảy ra do sự tắc nghẽn động mạch cung cấp máu đến mắt.
Một số người sống sót sau đột quỵ có thể mất thị lực ở cả hai mắt sau một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến cả hai thùy chẩm. Tình trạng này được gọi là mù vỏ não. Người bị mù vỏ não không thể nhận thức được thông điệp hình ảnh nhưng mắt lại có phản ứng với ánh sáng. Do vậy, những người không chấp nhận được thực tế bị mất thị lực thường cư xử như một người bình thường, họ giao tiếp thông qua các phản ứng với ánh sáng họ đối diện.
Ảo giác thị giác
Ảo giác thị giác có thể xảy ra sau một cơn đột quỵ. Ảo giác là những trải nghiệm hoặc nhận thức về những điều không có thật. Một tình trạng đặc trưng bởi sự xuất hiện của ảo giác thị giác ở những người sống sót sau đột quỵ là hội chứng Charles Bonnet. Hội chứng này gây nên các tình trạng như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, đột quỵ, u não và chấn thương đầu. Những người sống sót sau đột quỵ mắc hội chứng Charles Bonnet thường nhận thức được rằng những vật thể họ nhìn thấy là không có thật.
Đột quỵ ở bất kỳ vùng thị lực nào của não đều có thể gây ra hội chứng Charles Bonnet, nhưng thường gặp nhất là do đột quỵ một hoặc cả hai thùy chẩm.
Mất thị lực màu sắc
Một tình trạng hiếm gặp khác mà người phục hồi sau đột quỵ có thể gặp phải là mất khả năng nhìn màu sắc, có nghĩa là họ chỉ nhìn thấy màu đen, trắng hoặc xám. Tình trạng này do tổn thương một số bộ phận của não hoặc do khiếm khuyết di truyền. Chứng u sắc tố là một trong những ảnh hưởng thị giác hiếm gặp nhất của đột quỵ.
Mù fugax
Mù fugax là một thay đổi thị giác liên quan đến cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Đây là cơn đột quỵ tạm thời có thể hồi phục. Các triệu chứng của mù fugax bao gồm cảm giác bóng tối hoặc màn đen chiếu thẳng xuống tầm nhìn của một mắt. Đôi khi mù fugax được mô tả là mất thị lực đột ngột hoặc mất thị lực một phần. Đặc điểm chính của mù fugax là cải thiện khá nhanh do thiếu máu cục bộ chỉ tạm thời.
Anh Chi
(Theo VeryWellHealth)