Tuy tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ cao hơn nam giới nhưng ai cũng có thể mắc bệnh lý này, thậm chí cả người trẻ tuổi. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
Tuổi cao: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới phát triển khi tĩnh mạch chân bị suy, từ đó mất dần chức năng đưa máu trở về tim, tạo áp lực lên thành tĩnh mạch và gây biến đổi trên bề mặt da. Do quá trình lão hóa, các thành và van tĩnh mạch dần trở nên suy yếu, không thể hoạt động tốt như trước đây. Tĩnh mạch mất tính đàn hồi và xơ cứng lại, tạo điều kiện cho bệnh suy tĩnh mạch hình thành.
Giới tính: So với nam giới, nữ giới có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ estrogen làm cho các thành tĩnh mạch mỏng hơn và dễ suy yếu.
Cân nặng: Thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên các mạch máu ở chân, khiến tĩnh mạch dễ giãn ra khó phục hồi.
Thai kỳ: Thai phát triển to sẽ chèn ép những tĩnh mạch ở vùng bụng chậu, cản trở sự lưu thông của mạch máu, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch thai kỳ.
Lối sống: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới là đứng, ngồi nhiều làm giảm tuần hoàn máu. Người làm nghề giáo viên, cảnh sát giao thông, tiếp viên hàng không, nhân viên bán hàng, thu ngân, bảo vệ... có nguy cơ cao mắc bệnh này. Ngoài ra, thói quen đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát, ít vận động... cũng có thể làm ứ trệ máu tĩnh mạch, tăng nguy cơ phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch.
Một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như táo bón nặng, khối u chèn ép mạch máu... sẽ làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch, khiến người bệnh dễ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Câu 3. Suy giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm?