Xơ vữa động mạch xảy ra khi các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám (được hình thành từ các chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác) tích tụ trong thành động mạch.
Triệu chứng
Các triệu chứng trong quá trình xơ vữa động mạch từ trung bình đến nặng tùy thuộc vào động mạch nào bị ảnh hưởng.
- Xơ vữa động mạch vành (đến tim): Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, dẫn tới suy tim nếu không được điều trị.
- Xơ vữa động mạch cảnh (đến não): Triệu chứng cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) có thể tiến triển thành đột quỵ nếu không được điều trị - đột ngột yếu hoặc tê ở tay hoặc chân, nói lắp hoặc nói khó, mất thị lực tạm thời ở mắt hoặc sụp mí cơ bắp.
- Động mạch ngoại vi (đến cánh tay và chân): Giảm huyết áp ở chi bị ảnh hưởng hoặc tê và đau ở các chi. PAD làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim, có thể xảy ra hoại tử, phải cắt cụt chi.
- Động mạch thận (đến thận): Tăng huyết áp, bệnh thận mạn với các triệu chứng như chán ăn, phù tay chân, tiểu ít...
Chẩn đoán
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám, hỏi tiền sử bệnh. Một số kiểm tra cận lâm sàng, bao gồm:
- Chụp mạch vành.
- Siêu âm Doppler.
- Đo vận tốc sóng mạch:.
- Ghi hình tưới máu cơ tim.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT).
Điều trị
Bác sĩ Bình cho biết, phương pháp điều trị xơ vữa động mạch có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc và phẫu thuật.
1. Thay đổi lối sống
- Chọn thực phẩm tốt cho tim mạch.
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc.
- Ngủ đủ giấc.
2. Dùng thuốc
Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị chứng xơ vữa động mạch, bao gồm: Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol, thuốc hạ huyết áp.
3. Nong mạch vành
4. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Các bài viết của VnExpress có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.