Dấu hiệu
Lo lắng nhiều hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi.
Cảm thấy không khỏe mạnh như đau bụng, đau cơ, đau đầu.
Khó ngủ, hay thức giấc vì ác mộng hoặc không thể ngủ một mình.
Khó có thể thư giãn hoặc ngồi yên, bồn chồn.
Khó tập trung.
Không chịu đi học.
Nguyên nhân
Rối loạn lo âu có thể xuất phát bởi các yếu tố:
Di truyền
Yếu tố cá nhân: tính cách, khả năng thích nghi kém.
Yếu tố ngoại cảnh:
- Cái chết của người thân thiết.
- Chuyển đến ngôi nhà hoặc trường học mới.
- Khó khăn trong học tập.
- Cha mẹ đánh nhau, cãi vã, ly thân, ly hôn.
- Run tay, chân.
Biến chứng
Chứng rối loạn lo âu ở trẻ kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời thì sức khỏe, tinh thần và quá trình phát triển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé tự ti, cô đơn, ngại giao tiếp và không muốn tham gia các hoạt động xã hội.
Trẻ dễ bị trầm cảm.
Chẩn đoán
Trẻ được khám sức khỏe, thực hiện trắc nghiệm tâm lý. Qua đó, bác sĩ chẩn đoán hoặc phân biệt nguyên nhân gây ra một số triệu chứng giống lo âu như bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, dùng chất kích thích...
Điều trị
Có hai cách chính để điều trị chứng lo âu ở trẻ em gồm liệu pháp tâm lý trị liệu và dùng thuốc. Cả hai phương pháp điều trị này đều có tác dụng riêng, nhưng chúng có thể hiệu quả hơn khi kết hợp với nhau.
Tâm lý trị liệu: Qua những cuộc trò chuyện, chuyên gia tâm lý giúp trẻ hiểu thêm về tình trạng của mình, khám phá thế mạnh của bản thân, qua đó tìm hướng giải quyết phù hợp.
Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ.
Một số hoạt động điều chỉnh lối sống cũng có tác dụng cải thiện lo âu như tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày, ăn uống đúng giờ, cân bằng dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
Lê Nguyễn (Theo Cleveland Clinic)